Lạm phát là gì? nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.biện pháp ổn định tiền tệ kiềm chế lạm phát.liên hệ với tình hình lạm phát ở việt nam hiện nay

Cà Phê Sữa Chua
Cà Phê Sữa Chua
Trả lời 14 năm trước
Trong kinh tế học, thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó. Như vậy tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của một loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi. Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng hàng hoá ít hơn so với năm trước. Có nhiều dạng lạm phát khác nhau, như lạm phát một con số (single-digit inflation), lạm phát hai con số (double-digit inflation), lạm phát phi mã (galloping inflation), siêu lạm phát (hyper inflation)... Một ví dụ điển hình của siêu lạm phát là vào năm 1913, tức là ngay trước khi chiến tranh thế giới nổ ra, một USD có giá trị tương đương với 4 mark Đức, nhưng chỉ 10 năm sau, một USD đổi được tới 4 tỉ mark. Vào thời đó, báo chí đã đăng tải những tranh ảnh biếm họa về vấn đề này: người ta vẽ cảnh một người đẩy một xe tiền đến chợ chỉ để mua một chai sữa, hay một bức tranh khác cho thấy ngày đó đồng mark Đức được dùng làm giấy dán tường hoặc dùng như một loại nhiên liệu. Lạm phát được tính như thế nào? Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Các giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả để đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Tuy nhiên, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là CPI - Chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index) đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế..., được mua bởi "người tiêu dùng thông thường". Nguyên nhân lạm phát Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính. Cân đối thu chi là điều không thể tránh khỏi khi xảy ra lạm phát - Lạm phát do cầu kéo Nhiều người có trong tay một khoản tiền lớn và họ sẵn sàng chi trả cho một hàng hoá hay dịch vụ với mức giá cao hơn bình thường. Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hoá trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là “lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về một hàng hoá hay dịch vụ ngày càng kéo giá cả của hàng hoá hay dịch vụ đó lên mức cao hơn. Các nhà khoa học mô tả tình trạng lạm phát này là”quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hoá”. - Lạm phát do chi phí đẩy Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế... Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng. - Lạm phát do cơ cấu Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh từ đó. - Lạm phát do cầu thay đổi Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát. - Lạm phát do xuất khẩu Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. - Lạm phát do nhập khẩu Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. Khi lạm phát xảy ra, giá trị của đồng tiền sụt giảm - Lạm phát tiền tệ Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát. Ai là nạn nhân của lạm phát? Khi lạm phát xảy ra thì hầu hết mọi thành phần của nền kinh tế đều trở thành nạn nhân của lạm phát, bởi nhìn một cách tổng thể thì mỗi người đều là người tiêu dùng. Tuy nhiên, 3 thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất là: - Người về hưu: Lương hưu là một trong những “hàng hoá” ổn định nhất về giá cả, thường chỉ được điều chỉnh tăng lên đôi chút sau khi giá cả hàng hoá đã tăng lên gấp nhiều lần. - Những người gửi tiền tiết kiệm: Hẳn nhiên sự mất giá của đồng tiền khiến cho những người tích trữ tiền mặt nói chung và những người gửi tiền tiết kiệm đánh mất của cải nhanh nhất. - Những người cho vay nợ: Khoản nợ trước đây có thể mua được một món hàng nhất định thì nay chỉ có thể mua được những món hàng có giá trị thấp hơn. Vậy ai là người được hưởng lợi? Có lẽ khi đồng tiền mất giá dần thì người sung sướng nhất chính là những con nợ vì nay khoản nợ họ phải trả có vẻ nhẹ gánh hơn. - Những người thuộc diện nghèo trong xã hội (thu nhập dưới 1USD/ngày): đây là những người chịu hậu quả nặng nề nhất của lạm phát khi số tiền ít ỏi của họ giờ đây không đủ cho 1 bữa ăn gia đình. Tuy nhiên lạm phát ở mức độ vừa phải cũng có cái lợi, đó là nó góp phần phân phối lại thu nhập trong xã hội, giữa những người thừa tiền và những người có hàng hoá cần thanh lý. Sau khi lạm phát kết thúc thì tiền sẽ phân phối đều hơn, ít trường hợp người này wá nhiều tiền còn người kia wá nhiều hàng nhưng lại thiếu vốn. Chú ý: Có người học xong ĐH mà còn chưa biết cơ chế của lạm phát đấy nhé! Thật đáng báo động!
Nguyen Cuong
Nguyen Cuong
Trả lời 14 năm trước
Sữa chua trả lời tốt đấy :| but rất giống vs giáo trình ktvm của ktqd> mình đag học nên biết mà :D nghi lắm !!!
Phố mùa đông
Phố mùa đông
Trả lời 14 năm trước
[b]Có thể trả lời ngay vì nước ta bị ảnh hưởng nặng của trường phái "lạm phát giá cả" nên đã công bố một chỉ số giá đồng nhất tăng giá với lạm phát (9,5% năm 2004). Các nước cùng hoàn cảnh bị cúm gia cầm như ta, lại tiêu thụ xăng nhiều hơn, như Trung Quốc chiếm 7,2% mức tiêu thụ xăng của thế giới nhưng chỉ số giá cả cũng chỉ có 4%, Thái Lan chỉcó 2,5%. Ngay chỉ số giá do IMF ước tính cho VN năm 2005, cũng chỉ là 3%... chứ không phải là 6,5% như dự kiến.[/b] Vì sao lạm phát cao? Từ năm 1992 ảnh hưởng xấu của trường phái "lạm phát giá cả" đã được cảnh báo trên một số phương tiện thông tin đại chúng. Cho nên để VN ta không còn bị lạm phát cao hơn các nước, cần phân tích những sai lầm của trường phái "lạm phát giá cả" để không còn tình trạng phối hợp không đồng bộ: Ngân hàng nhà nước theo trường phái lạm phát tiền tệ nói lạm phát cơ bản chỉ có 5%, còn Bộ Tài chính lại cứ theo trường phái "lạm phát giá cả" trích ngân sách 10.000 tỷ năm 2004 và dự kiến 17.000 tỷ cho năm 2005hi vọng giữ được giá dầu tăng lên từ thị trường thế giới. Thực ra Bộ Tài chính cũng chả có lỗi gì vì khi học đại học, cuốn sách kinh tế học của Samuelson đã được dùng phổ biến trong giảng dạy. Thực tế giá dầu vẫn tăng từ 50 USD/thùng năm lên 70 USD như hiện nay chứng tỏ giữ đứng giá dầu chỉ là ảo tưởng vì như thế là không chấp nhận mặt bằng giá mới do cơn sốc giá dầu lửa tạo ra. Giá dầu tăng là do cung nhỏ hơn cầu về dầu lửa. Bỏ hàng núi tiền của ngân sách để trợ giá như vậy chả khác gì bất chấp quy luật thị trường; cũng như không chấp nhận thiên nhiên chỉ ban tặng cho trái đất những mỏ dầu có hạn và đang bị khai thác cạn kiệt dần. [b]Vì thế các sai lầm của trường phái "lạm phát giá cả" như sau:[/b] Nhầm lẫn cuộc khủng hoảng nguyên nhiên liệu truyền thống với lạm phát, gọi là lạm phát chi phí đẩy. Samuelson đã nhầm lẫn hai cơn sốc dầu lửa này với lạm phát và gọi đó là lạm phát chi phí đẩy với định nghĩa: "Lạm phát xảy ra do chi phí tăng lên trong những giai đoạn thất nghiệp cao và mức huy động nguồn lực yếu ớt được gọi là lạm phát chi phí đẩy” Nếu nguyên nhân của lạm phát tiền tệ là do cung tiền tệ lớn hơn nhu cầulưu thông hàng hoá và dịch vụ thì nguyên nhân của lạm phát chi phí đẩy là do chi phí tăng lên. Tất nhiên phương thuốc đặc trị cho loại "lạm phát chi phí đẩy" phải là hạ chi phí. Samuelson đã không tìm giải pháp hạ chi phí và không viết một dòng nào để chứng minh là thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất tới 20% có thể hạ chi phí thay cho DN. Bên cạnh đó, nhầm lẫn giá cả tăng là hậu quả của lạm phát thành nguyên nhân gây lạm phát dẫn tới sai lầm cho rằng có cả lạm phát vàng. Với quan niệm cứ giá cả chung tăng lên là lạm phát như vậy chả khác gì đảo lộn luật nhân quả. Ngoài ra, Samuelson còn lẫn lộn kinh tế với tiền tệ trong định nghĩa về lạm phát cầu kéo. Theo định nghĩa: "Lạm phát cầu kéo diễn ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn tiềm năng sản xuất của một nước, kéo giá tăng lên để làm cân bằng tổng cung và tổng cầu" , phản ánh quan hệ kinh tế tổng cầu lớn hơn tổng cung. Samuelson đã nhầm lẫn tổng cầu lớn hơn tổng cung, hiện tượng kinh tế, với cung tiền tệ lớn hơn cầu tiền tệ, là hiện tượng tiền tệ. Vì gọi đó là "lạm phát" nên Samuelson yên chí là dùng các công cụ của chính sách tiền tệ sẽ hóa giải được mất cân đối tổng cung nhỏ hơn tổng cầu. Thấy rõ nguyên nhân thực của lạm phát cao (9,5%) của VN, việc tìm ra phương thuốc ngăn chặn nó đã xuất hiện: đó là cần sửa ngay cách tính chỉ số giá cả bằng cách lọai trừ giá dầu và giá nông sản nhạy cảm với thiên tai ra khỏi chỉ số giá cả. Nếu VN sửa ngay từ cách tính chỉ số giá như các nước này thì chỉ số giá cả năm 2004 đã chỉ còn 5% như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phát biểu. Đặc biệt, sẽ không một cửa hàng đầu cơ nào dám nâng giá tới 10% như năm 2004 và mức lạm phát của ta sẽ không cao hẳn lên so với các nước này. Rất mong những nhà kinh tế và quản lý kinh tế vĩ mô đã từng mê tín Samuelson, viết bài tranh luận, bênh vực thử Samuelson xem có bào chữa được cho những sai lầm nêu trên.
Ngọc Tân
Ngọc Tân
Trả lời 14 năm trước
Nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát chủ yếu do Chính phủ đã in tiền ra chi tiêu để bù đắp vào phần thiếu hụt của Ngân sách, và/hoặc do Chính phủ in tiền cho các tổ chức kinh tế khác vay để đầu tư sản xuất, xây dựng cơ bản,… nhưng Chính phủ không có được vật đối chứng để đảm bảo giá trị giá trị đồng tiền. Xã hội bán hàng hóa cho Chính phủ và thu được tiền nhưng xã hội lại không có hàng hóa khác để mua, do Chính phủ không có được vật đối chứng tương ứng để đảm bảo giá trị những đồng tiền đó, vì vậy đã tạo áp lực gây ra sự mất cân đối Tiền- Hàng trong nền kinh tế, gây ra lạm phát. Cho đến nay, lạm phát vẫn là vấn đề kinh tế vĩ mô hàng đầu của Việt Nam, lạm phát vẫn là vấn đề lớn mà thế giới này vẫn chưa giải quyết được. Nếu bác có quan tâm về lạm phát và giữ lấy giá trị đồng Việt Nam, bác có thể tham khảo thêm tai địa chỉ: http://nguyencaodung.wordpress.com/2010/02/04/ch%C6%B0%C6%A1ng-1-nguyen-nhan-gay-ra-l%E1%BA%A1m-phat/ một giải pháp mới cho vấn đề lạm phát. một giải pháp hay và giải quyết triệt để bài toán lạm phát.
saigonchieuthu7
saigonchieuthu7
Trả lời 13 năm trước

Như anh bạn trả lời câu hỏi trên hoàn toàn chính xác rồi ,em củng xin bổ sung thêm chút ít,là lạm phát mà mình vẩn giử tiền trong nhà ko làm kinh doanh gì thì rất nguy hiểm dể mất giá như chơi,nên có lời khuyên chung là ta phải vàng gửi ngân hàng thì chắc chắn hơn,yên tâm hơn,dù lải suất vàng ko có là bao nhiêu,

nguyễn minh
nguyễn minh
Trả lời 12 năm trước

vậy bh làm gì khi có tiền đây, ????? lạm phát tăng, tiền mất giá, gứi ngân hàng ko đc bn, vàng xuống,