Xe đạp điện có bao nhiêu loại, làm sao biết xe đạp điện nào bền, giá phổ biến của xe đạp điện là bao nhiêu tiền.Nếu mua chọn loại nào?

cokhinao`
cokhinao`
Trả lời 15 năm trước
Xe đạp điện đang được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Nhưng trên thị trường, hiện mới có xe Trung Quốc và xe trong nước tự sản xuất được bày bán phổ biến. Giữa hai loại xe, khi lựa chọn, người mua nên chú ý những đặc điểm gì? [b]Xe Việt Nam giá rẻ nhưng...[/b] Mặc dù các loại xe của Việt Nam và Trung Quốc về cấu tạo đều như nhau, cùng có trọng lượng khoảng 37-38 kg/chiếc. Xe Việt Nam được thiết kế với hai giảm xóc trước, ắc quy đặt dọc theo khung xe. Loại này tháo ra được nhưng lại chỉ gá bằng hai cá nhựa, nếu tháo ra lắp vào nhiều rất dễ gẫy. Toàn bộ càng sau vẫn giữ nguyên thiết kế của các loại xe truyền thống, không có giảm xóc sau. Khi đi xe vào những đường xấu sẽ rất đau lưng. Hệ thống điện không có đèn xinhanh, không có đèn phanh, đèn pha được thiết kế rất nhỏ, không đảm bảo độ sáng. Chỗ để chân rất hẹp và cao, khi ngồi xe rất mỏi. Bánh xe hơi nhỏ, vành nan hoa cỡ 600 (loại to) nên xấu. Hệ thống phanh của xe vẫn theo kiểu má phanh cao su (cho phanh trước) và phanh bát (cho phanh sau). Như vậy nếu đi xe ở tốc độ 25 km/giờ, khi phanh độ an toàn không cao. Hơn nữa phần xích của xe được thiết kế theo kiểu xích trần, không phù hợp với thời tiết, đường sá Việt Nam. [b]Xe Trung Quốc ăn khách vì hình thức?[/b] Xe Trung Quốc khá bắt mắt do được thiết kế theo cấu trúc của những xe địa hình, tạo một dáng xe khoẻ và chắc chắn, phảng phất dáng dấp của chiếc xe máy. Xe có hai giảm xóc trước và sau. Riêng giảm xóc sau được thiết kế bằng một giảm xóc cối ở giữa rất khỏe hoặc bằng hai phuộc nhún hai bên, khi vận chuyển xe đầm hơn, giảm được độ xóc khi đi vào đường xấu, phù hợp với địa hình đường Việt Nam. Bánh xe được thiết kế theo kiểu bánh mập (của xe địa hình), vành bằng gang đúc cỡ 480 (loại nhỏ). Loại vành nhỏ này sẽ thuận tiện hơn cho phụ nữ và người già khi sử dụng. Bình ắc quy được thiết kế ở bên trong, không lộ ra ngoài hoặc được lắp ngay dưới yên, rất thuận tiện khi xạc điện hay tháo ra, lắp vào. Toàn bộ hệ thống đèn được thiết kế rất hiện đại với cụm đèn pha và đèn xi-nhan thiết kế liền. Công tắc đèn pha, đèn xinhan... được bố trí ở hai bên tay lái rất thuận tiện khi điều khiển. Mặt trên là công tơ mét có đèn báo điện của bình ắc quy, báo tốc độ khi xe đang chạy. Phía sau xe là cụm đèn hậu, đèn báo phanh, đèn xi-nhan được bố trí rất gọn và hợp lý. Yên xe được thiết kế như các loại yên xe máy, có thể chở thêm người. Hệ thống phanh được thiết kế theo kiểu phanh đĩa kết hợp với phanh bát, khi xe chạy ở tốc độ cao sử dụng phanh sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, xe Trung Quốc cũng thiết kế xích trần, không có hộp xích. Một điểm nữa là xe Trung Quốc lại được kết cấu rất kín nước. Do vậy khi đi trời mưa hoặc bị ngập, nước vào trong động cơ dễ làm hỏng xe. Bộ điều tốc để thấp dưới gầm xe khi ngập nước dễ bị hỏng. [b]Lưu ý khi lựa chọn[/b] Hiện nay, có loại xe đạp điện động cơ được gắn ở bánh xe, nhưng có loại lại đặt ở dưới yên xe. Nếu động cơ đặt ở bánh xe thì có lợi hơn về lực nhưng khi va chạm (bị cong vành) có thể sẽ ảnh hưởng đến động cơ. Còn những xe động cơ đặt trong hộp giảm tốc (phía dưới yên xe) được bảo vệ, khó vỡ. Hiện tại, xe đạp điện chia làm hai loại động cơ chính: Loại có cổ góp và loại không có cổ góp. Loại có cổ góp hiện đại hơn, mới hơn nhưng hay bị hỏng hơn. Có thể phân biệt bằng cách: Từ động cơ ra có hai dây là loại có cổ góp, còn từ động cơ ra có khoảng 7 dây là loại không có cổ góp. Khả năng thay thế của loại không có cổ góp là rất khó, vì các linh kiện loại này dễ hỏng hơn do chủ yếu là loại linh kiện điện tử. Loại có cổ góp: Thích hợp với xe chạy tốc độ cao, đồng bộ hơn. Loại không có cổ góp: Có hiệu suất cao, không phụ thuộc vào độ ẩm, 2-3 năm mới phải thay chổi than một lần (giá chổi than khoảng 10.000). Bộ điều khiển này có thể làm được, loại này phù hợp với xe chạy tốc độ chậm. [b]Cách chăm sóc, bảo dưỡng[/b] Trong xe đạp điện, bộ phận hay hỏng nhất là ắc quy, nếu dòng phóng ra của ắc quy luôn giữ ở mức bằng 1/10 dung lượng đã nạp thì ắc quy sẽ có độ bền cao. Do vậy, trong quá trình sử dụng không nên đi hết ắc quy, không nên để ắc quy cạn kiệt mới nạp ắc quy. Không nên đi xe khi ắc quy thấp hơn giới hạn cho phép. Nạp điện hàng ngày, kể cả không chạy cũng phải nạp điện, nếu để lâu không nạp điện dễ hỏng ắc quy. Nếu ắc quy đã sử dụng không để quá 3 tháng, ắc quy chưa sử dụng không để quá 6 tháng. Nếu hỏng một ắc quy bên trong sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hai ắc quy còn lại, lúc đó có thể sẽ phải thay cả ba ắc quy (giá thay ắc quy khoảng 700.000-800.000 đồng/bình). Nên ngắt dòng điện khi lên quá cao, trong trường hợp phải tải nhiều như lên dốc phải ngắt dòng điện bằng cách đạp. Những loại xe được thiết kế bộ điều tốc ở dưới gầm xe rất dễ bị ẩm nước dẫn đến hỏng, do vậy khi mua về nên tháo ra và sau đó nhỏ nến vào tất cả giắc cắm và đầu ra, vào của nguồn điện. Hiện trên thị trường có 3 loại xe đạp điện: loại xe nhiều người quan tâm nhất của Trung Quốc giá khoảng 4 - 5 triệu đồng/chiếc. Loại xe thứ hai là xe second-hand của Nhật nhưng còn khoảng 80%, giá khoảng 5 - 6 triệu đồng/chiếc. Loại xe thứ ba là xe mới, được sản xuất trong nước giá bán 3,5 - 4 triệu đồng/chiếc.
cokhinao`
cokhinao`
Trả lời 15 năm trước
[b]Xe đạp điện cho teen[/b] Thị trường hiện có hơn 14 loại xe đạp điện với gần 60 mẫu mã khác nhau, từ xe có gắn môtơ kéo đơn giản với bình điện cho đến những loại được thiết kế tinh gọn như bình điện gắn trong thân xe, môtơ gắn dưới gầm xe cho đến loại hình dáng sang trọng nhái xe tay ga. Trong đó, xe Trung Quốc chiếm khoảng 10% thị trường, còn lại là sự cạnh tranh giữa các hãng sản xuất nội địa như Asama, Songtian, Delta, Five Stars, Yamaha, Miyata... Bên cạnh đó, cũng có xe tân trang (xe xuất xứ từ Nhật) được thay bình ắc quy và bán với giá trên dưới 4 triệu đồng mỗi xe. [b]Khi mua xe đạp điện, chi tiết quan trọng cần chú ý nhất là bình ắc quy. Theo các thợ chuyên về xe đạp điện ở đường Võ Thị Sáu, xe sản xuất tại Trung Quốc, Đài Loan có thời gian sạc bình khoảng 5 giờ, chạy được 30-40km, nhưng về sau thì thời gian sử dụng giảm dần. Trong khi các loại xe nội địa có thời gian sạc bình điện từ 4-8 giờ, chạy được 40-50km. Bệnh thường gặp ở xe đạp điện là bình ắc quy yếu điện, bộ sạc không nạp và tay ga bị kẹt hay lỏng chấu… và cả những trường hợp bình điện không sạc được. [/b] Theo đánh giá của thợ chuyên môn, xe Trung Quốc dù nhiều mẫu mã bắt mắt, giá rẻ hơn cả xe nội địa nhưng chất lượng bình đa số không tốt. Có người thích kiểu dáng xe đạp điện Trung Quốc nên mua về rồi phải thay bình xịn vào mất khoảng 800.000 đồng, tính ra chi phí cũng tương đương với các loại xe nội địa. Ngoài ra, xe Trung Quốc lại rất kén linh kiện thay thế. Về bình điện của xe đạp, anh Thanh, chủ một cửa hàng bình ắc quy ở chợ Tân Thành cho biết: "Bình ắc quy Trung Quốc, với giá chỉ bằng 2/3, không thể so sánh với các bình đạt chuẩn trong nước". Nguyên nhân giá rẻ là bình Trung Quốc giảm lượng chì, kích thước lắc điện. Bình xuất xưởng sẽ có cường độ không như ghi trên nhãn hiệu nên khi dùng cho xe đạp điện sẽ mau yếu. Bình ắc quy Trung Quốc rất dễ bị rã chì và đóng cặn chì dưới đáy bình. Hiện tượng này sẽ làm giảm thời gian sử dụng của bình sau khi sạc. Bình điện sử dụng trên xe đạp điện thường là loại bình khô với nhãn hiệu như Đồng Nai, Toshiba, Panasonic, LG. Công suất cũng được chia nhiều loại từ 12 5A - 12 14A, giá bình quân từ 200.000 - 800.000 đồng mỗi bình. Trong đó, loại bình Panasonic, LG là thông dụng và ít hỏng hóc nhất. Loại bình khô không gây tình trạng gỉ sét, bám muối các thiết bị xung quanh bình và cũng không cần phải châm nước định kỳ. Nếu bạn mua nhầm loại bình tốt nhưng thời gian xuất xưởng trên hai năm thì có thể xảy ra tình trạng chảy nước axít, lỏng cọc điện. Bình điện bị sạc quá đầy, quá lâu thì sẽ dẫn tới hiện tượng bình bị phù, chết lắc điện. Nên đem tới nơi chuyên sửa chữa hoặc các điểm bảo hành, bởi cấu trúc của bình trong xe đạp điện được thiết kế cố định vào một hộp nhựa cứng, tránh mưa gió đảm bảo độ an toàn của bình điện trong lúc vận hành. [b]Một số xe đạp điện có đèn báo mức độ sạc điện của bình. Khi thấy đèn vàng, đỏ sáng lên là biết hết điện cần phải sạc ngay cho tới khi đèn xanh bật sáng. Nhằm giúp cho người sử dụng đơn giản hoá việc sạc bình, nhà sản xuất đã thiết kế bộ phận sạc bình tự động. Khi bình gần hết điện thì mạch sạc sẽ mở dòng điện sạc tối đa để nạp điện. Khi bình đã đầy điện thì mạch sạc tự động ngắt điện để kéo dài tuổi thọ bình điện. Thời gian sạc trung bình được chỉ định là từ 4-5 tiếng. [/b] (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
cokhinao`
cokhinao`
Trả lời 15 năm trước
[b]Nỗi khổ xe đạp điện[/b] Tiết kiệm nhiên liệu trong thời buổi giá xăng dầu tăng cao, dễ sử dụng, không yêu cầu kèm mũ bảo hiểm - đó là 3 trong nhiều lý do khiến xe đạp điện đang dần trở thành sự lựa chọn tối ưu của nhiều người dân TP Huế. Thi nhau sắm xe đạp điện Chú Bình làm ở Bưu điện thành phố Huế mấy ngày gần đây tất bật ngược xuôi tìm mua cho mình một chiếc xe đạp điện ưng ý. Nhà đã có 3 chiếc xe máy nhưng cô con gái mới học cấp 2, chưa thể đi; đi xe đạp thì trường hơi xa, khá vất vả; chú Bình cho rằng xe đạp điện là tiện lợi nhất. Chỉ với 4 triệu đồng là đã có thể sở hữu một chiếc xe đạp điện đẹp, tiện lợi. Lúc cần, xe đạp điện có thể “phóng” tới 40 km/h, khi thong dong lại có thể đạp thường để… luyện sức. Hiện nay, nhiều nữ công chức, nhân viên công sở ở TP Huế cũng đang quyết định chuyển sang dùng xe đạp điện. Chị Hương, một cán bộ hành chính, cho hay: “Ở công ty chị, xe đạp điện đã trở thành phương tiện thay thế cho xe máy. Lương lậu chẳng được là bao, đi làm bằng xe máy ít nhất một tháng cũng mất gần 300 ngàn đồng. Đi xe đạp điện vừa an toàn lại vừa tiết kiệm”. Chị khoe nhà chị hiện đã có tới 2 chiếc xe đạp điện. Nhỏ gọn, dễ dàng đi trong các con hẻm, ngõ ngách, xe đạp điện đang thực sự phát huy được ưu thế của mình. Xe đạp điện hiện cũng có khá nhiều mẫu mã phong phú cho khách hàng lựa chọn. Chủ một cửa hàng bán xe đạp điện trên đường Trần Hưng Đạo cho biết: “Xe đạp điện trên thị trường hiện chủ yếu của Việt Nam và Trung Quốc, mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng, tùy vào sự lựa chọn khách hàng. Mỗi ngày cửa hàng chúng tôi bán được vài ba chiếc”. Khổ vì xe đạp điện [b] Có một điểm chung dễ nhận thấy ở các loại xe đạp điện hiện nay là thời gian sử dụng của ắc quy bị hạn chế, cứ được một vài ngày lại phải sạc, thời gian sạc lại rất lâu. Xe đạp điện lại đòi hỏi phải nạp điện hằng ngày kể cả lúc không chạy để đảm bảo duy trì tuổi thọ của ắc quy. Hình: Một cửa hàng chuyên bán xe đạp điện Một điểm hạn chế nữa là những chiếc xe đạp điện rất dễ hỏng nếu ở trong môi trường ẩm nước. Nhiều người đi xe đạp điện đã không ít lần phàn nàn, điêu đứng vì con xế của mình chết đứng giữa đường mà không biết sửa ở đâu, bởi nó không phải xe máy, cũng chẳng phải xe đạp.[/b] Anh Phúc, một người sử dụng xe đạp điện lâu năm, cho hay: Xe mà chết máy thì chỉ có cách… dắt hoặc ngồi đạp thường vì không biết sửa ở đâu. Bản thân anh cũng đã không ít lần phải đẩy xe bộ về nhà. Chị Hương cũng đã từng khóc dở mếu dở vì xe chết máy ngay giữa ngã tư, trên đường đi làm, phải đẩy mãi mới có quán nhận sửa chữa hộ nhưng chỉ được một hôm là lại “dở chứng”; đưa đến quán bảo hành nhưng cũng phải mất 5-7 ngày mới được nhận xe về. [b]Các linh kiện của xe khó kiếm nên giá khá cao, chỉ tính riêng thay ắc quy cũng đã mất từ 700-800 ngàn đồng.[/b] Trong thời điểm giá xăng dầu tăng cao, môi trường ô nhiễm vì khói thải xe máy, ô tô, xe đạp điện trở thành một sự thay thế đáng mừng trong nhân dân. Tuy nhiên, nếu không sớm có sự cải thiện những khó khăn trên, sớm hay muộn, người yêu xe đạp điện đến mấy cũng đành phải trở lại với phương tiện quen thuộc là xe máy. Anh X.V ở huyện Gia Lâm (Hà Nội) vừa mua được chiếc xe đạp điện. Những ngày đầu đưa về thấy tiện dụng, anh đi khoe khắp hàng xóm láng giềng: nào là giá rẻ, lại chẳng phải phiền phức đăng ký giấy tờ, bằng lái, mà khi cần, tốc độ cũng 35 km/h chứ có kém gì mấy anh xe máy tàng tàng đâu. Nếu chẳng may hết ắc quy giữa đường thì đạp chân như xe đạp, vẫn khỏe re. Nhưng một buổi anh X.V phóng chiếc xe đạp điện sang cơ quan làm việc. Đến khi vừa lên khỏi chân cầu Chương Dương - Bắc sông Hồng thì chết máy do trục trặc ắc quy. Vừa lúc anh chuyển sang dùng chân đạp thì viên Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ yêu cầu dừng xe, bắt quay lại đi sang cầu Long Biên- cầu dành riêng cho người đi bộ và các phương tiện thủ công, trong đó có xe đạp. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như không có chuyện hài xảy ra tiếp theo. Số là khi anh X.V đang chạy trên cầu Long Biên thì chiếc ắc quy điện khởi động trở lại. Mừng hú, anh liền chuyển sang tay ga, vừa đi vừa ngắm sông Hồng đỏ cuộn. Chết nỗi đang lúc cao hứng, một viên Cảnh sát làm nhiệm vụ hướng dẫn giao thông "túm" được "xe có động cơ" chạy "lậu" trên cầu, buộc anh phải quay trở lại cầu Chương Dương- dành cho xe cơ giới... Từ câu chuyện hài kể trên, người ta liên tưởng đến sự bất cập trong công tác quản lý phương tiện tham gia giao thông, khi mà thành phố Hà Nội quyết định tạm dừng đăng ký xe máy ở 4 quận nội thành cũ và tiến tới mở rộng ra các quận khác. Vậy là không có xe máy, thì... lại có ngay xe đạp điện thay. Nghe đâu mỗi tháng những cơ sở sản xuất loại phương tiện này cho ra đời 1.000 chiếc. Đó là chưa kể đã xuất hiện loại xe có kích cỡ như xe máy, nhưng chạy bằng động cơ điện (được gọi là xe máy điện) từ Trung Quốc đưa về Hà Nội cũng không phải ít. Loại xe này có tốc độ tối đa 60 km/h... Tuy chưa nhiều, nhưng với sự xuất hiện của các loại xe đạp điện và xe máy điện ở Hà Nội đang báo hiệu một sự phát triển khó lường của loại phương tiện này, sẽ lại góp phần gây ra cảnh ùn tắc, tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô. Thiết nghĩ, chính quyền thành phố Hà Nội cần sớm đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp nhằm tránh tình trạng "tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa".
hao
hao
Trả lời 11 năm trước

Mình thì đi xe yamaha 3 năm nay rồi mà ko phải thay bình hay gì hết. Mỗi ngày mình chạy từ trường Nguyễn Thượng Hiền trên Tân Bình xuống quận 1 đi vòng vòng thì khoảng 2 ngày sạc 1 lần. Mấy bạn nói xe điện hay hư bình là ko phải trừ khi các bạn ko biết sử dụng thôi. Vd như mấy bạn đợi cạn hết cả bình mới xạc hay chở quá nặng thì mau hư bình thôi. Còn bạn sử dụng đúng hướng dẫn sử dụng thì mình thấy xài cả 3 năm nay rồi chưa hư. Còn về tốc độ của xe đạp điện thì trên thực tế là 40km/h(theo gps định vị) còn so với đồng hồ xe máy khoảng 45km/h. Thực ra thì tốc độ trên có thể tăng bằng cách thay thế ic công suất nhưng bộ sườn mà nhà sản xuất thực tế chỉ chịu đc lực vằn khi xe chạy ở 40km/h thôi. Mà mình khuyên bạn nên mua xe yamaha ấy vì mình thấy em mình chạy asama ko bền bằng vì chạy 2 năm đã phải thay 1 bình rồi.
Trần Vũ Kiều Oanh
Trần Vũ Kiều Oanh
Trả lời 11 năm trước

Trích dẫn:
Từ bài viết của haohao22

Mình thì đi xe yamaha 3 năm nay rồi mà ko phải thay bình hay gì hết. Mỗi ngày mình chạy từ trường Nguyễn Thượng Hiền trên Tân Bình xuống quận 1 đi vòng vòng thì khoảng 2 ngày sạc 1 lần. Mấy bạn nói xe điện hay hư bình là ko phải trừ khi các bạn ko biết sử dụng thôi. Vd như mấy bạn đợi cạn hết cả bình mới xạc hay chở quá nặng thì mau hư bình thôi. Còn bạn sử dụng đúng hướng dẫn sử dụng thì mình thấy xài cả 3 năm nay rồi chưa hư. Còn về tốc độ của xe đạp điện thì trên thực tế là 40km/h(theo gps định vị) còn so với đồng hồ xe máy khoảng 45km/h. Thực ra thì tốc độ trên có thể tăng bằng cách thay thế ic công suất nhưng bộ sườn mà nhà sản xuất thực tế chỉ chịu đc lực vằn khi xe chạy ở 40km/h thôi. Mà mình khuyên bạn nên mua xe yamaha ấy vì mình thấy em mình chạy asama ko bền bằng vì chạy 2 năm đã phải thay 1 bình rồi.
Bạn ơi làm ơn cho mình hỏi bạn mua xe đạp điện Yamaha loại nào vậy? (Ví dụ: H3,N2,.v..v..) Bạn mua với giá bao nhiêu thế? Tại vì mình định mua một con Yamaha H3 ở cửa hàng Nghĩa Hải tại TPHCM, mà giá tiền cửa hàng bán ra là 11 triệu rưỡi, liệu đó có phải là cái giá tiền quá cao không? Vì mình không rành về xe đạp điện cho lắm nên hơi lo ngại về việc bị nói thách, bỏ tiền nhiều quá mình cũng đứt ruột lắm. Mong bạn hãy tư vấn cho mình một ít về kinh nghiệm bạn đã có khi mua xe đạp điện, dù một ít thôi cũng được không sao cả ^^ Mình cảm ơn bạn trước nhé!
Nguyễn Duy
Nguyễn Duy
Trả lời 7 năm trước

dạo này nghe HK Bike nhiều bạn thử tham khảo thử