Mình nên ăn uống thế nào để không bị bệnh gan nhiễm mỡ?

Mình nên ăn uống thế nào để không bị bệnh gan nhiễm mỡ?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
Bất kỳ ai có lối sống thiếu vận động, ăn uống bất hợp lý và thừa thãi năng lượng, lượng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan đều có thể bị nhiễm mỡ trong gan. Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hoá mỡ gan. Tình trạng thâm nhiễm gan lan toả bởi các chất mỡ, đặc biệt là bởi Triglycerid Ăn uống kết hợp vận động Chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất trong việc phòng ngừa gan nhiễm mỡ. Mỗi ngày ăn đa dạng từ 20 – 30 loại thực phẩm. Ăn uống có chừng mực, không ăn quá nhiều cùng một loại thực phẩm. Tăng cường ăn nhiều cá và các loại thực phẩm gần với thiên nhiên: thực phẩm khô, ít chế biến, còn tươi. Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá béo và bổ như bơ, lòng đỏ trứng, gan và óc... và các thứ cay, nóng: gừng, tiêu, ớt, rượu, cà phê và trà đặc. Những loại thức ăn có tác dụng giảm mỡ tốt như dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua, rau ngót, cần tây, diếp cá. Ngoài ra mỗi người cần tăng cường lượng rau và trái cây (tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi/ngày). Rượu, thuốc lá gây độc cho gan nên ngưng lại để gan hoạt động hiệu quả hơn. Vận động, tập thể dục thường xuyên. Một tuần tập năm ngày, mỗi ngày trên 30 phút sẽ giúp tiêu hao năng lượng dư thừa. Gan có chức năng dự trữ đường, sắt và các chất khoáng, tạo yếu tố đông máu, sản xuất mật cần cho tiêu hoá. Gan còn chuyển biến và thoái biến rượu, thuốc. Ngoài ra còn tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá. Vì vậy, nên chọn các loại thực phẩm mang lại hiệu quả bổ trợ cho gan. Nhộng tằm làm giảm cholesterol, cải thiện chức năng gan thường dành để chế biến các món ăn hoặc tán thành bột để uống. Lá trà dùng để giải trừ các chất béo, tăng tính đàn hồi thành mạch, phòng chống tích tụ mỡ gan. Nấm hương cùng với bắp trái, rau cần sẽ cải thiện chức năng tế bào gan. Một số loại rau: cải xanh, cải cúc, rau muống, dưa gang, dưa chuột, măng, bí đao, mướp, cà rốt tốt cho những người thừa cân. Các loại dầu và thức ăn chế biến từ đậu nành, đậu mè, đậu phộng có tác dụng làm mát gan và bổ sung các chất bão hoà mỡ Đối tượng dễ bị gan nhiễm mỡ Thừa cân béo phì; tiểu đường loại 2; nghiện rượu; suy dinh dưỡng, thiếu protein, giảm cân quá nhanh; biến chứng của giai đoạn mang thai; sử dụng hoá chất và thuốc độc cho gan.
thu
thu
Trả lời 10 năm trước

Gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ trong gan trên 5% trọng lượng của gan và trong tế bào gan có chứa các không bào mỡ. Theo đánh giá từ các chuyên gia dinh dưỡng thì rau cần, nấm hương, cháo lá sen …. là những món tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

  • Ngô: Đây là thứ ngũ cốc đặc biệt thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ. Theo kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, ngô chứa nhiều các acid béo không no có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Theo quan niệm của dinh dưỡng học cổ truyền, ngô vị ngọt tính bình, có công dụng điều trung kiện vị, lợi niệu, thường được dùng cho những trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, thủy thấp đình trệ, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành. Thường dùng dưới dạng bánh hoặc cháo bột ngô.
  • Nhộng: Vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng ích tỳ bổ hư, trừ phiền giải khát. Theo dược lý học hiện đại, nhộng có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán bột uống.
  • Kỷ tử: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, kỷ tử có tác dụng ức chế quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo.
  • Nấm hương: Là thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Trong nấm hương có chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.
  • Lá trà: Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá trà có tác dụng giải trừ các chất bổ béo. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.
  • Lá sen: Cũng có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.
  • Rau cần: Chứa nhiều vitamin, có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Thường dùng làm rau ăn.

Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên trọng dụng các loại rau và hoa quả tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan; cà chua, cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột… có công dụng thanh nhiệt, thông phủ, hành khí, lợi niệu; các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; các loại thịt cá ít mỡ và các thức ăn chế từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen…