Làm sao để phát hiện thịt lợn nhiễm khuẩn liên cầu?

Tình hình là em đọc báo thấy có trường hợp tử vong vì mổ thịt lợn nhiễm khuẩn liên cầu. Em sợ quá các mẹ ạ, chẳng may ăn phải thì không biết thế nào.

Các mẹ có biết cách nhận biết thịt lợn nhiễm khuẩn liên cầu lợn không ạ? Chỉ giúp em với. Em cảm ơn.

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 7 năm trước

Nhiễm khuẩn liên cầu lợn là nỗi lo của người tiêu dùng mỗi khi mua thịt ngoài chợ. Những lời khuyên sau đây từ các chuyên gia có thể giúp bạn phòng tránh!

- Nên mua thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm dịch;

- Nấu kỹ thực phẩm chế biến từ lợn;

- Không để vết thương hở hoặc có các vùng da bị tổn thương với thịt lợn tươi sống, dùng chất khử trùng sau khi làm việc;

- Vệ sinh dụng cụ tiếp xúc thịt lợn ngay sau khi sử dụng;

- Thực hiện tốt vệ sinh thú y, không mua bán, vận chuyển lợn nhiễm bệnh từ các khu vực có lưu hành bệnh tới khu vực khác;

- Người khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột thì cần phải đi khám ngay;

- Báo cho cơ quan thú y ngay khi phát hiện tình trạng lợn ốm, chết, lợn sảy thai bất thường.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 7 năm trước

Biểu hiện khi mắc liên cầu lợn


Khi mắc bệnh do liên cầu lợn, người bệnh thường có sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa. Trong bệnh liên cầu lợn hay gặp là nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn liên cầu lợn vào máu, nhân lên nhanh chóng và đồng thời tiết ra nhiều độc tố).

Khi nhiễm khuẩn huyết, ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng, biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp và có thể tử vong nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Một số trường hợp xuất hiện nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa (đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu).


Người bệnh cũng có thể bị viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng... Nếu phát hiện sớm có thể cứu chữa được, nếu không thì có thể gây phù não, hôn mê và tử vong. Được biết, trong số 16 bệnh nhân mắc liên cầu lợn nằm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong mấy tháng vừa qua thì có 4 bệnh nhân thuộc thể nhiễm khuẩn huyết và 14 bệnh nhân viêm màng não do liên cầu lợn.

Bệnh diễn biến rất nhanh, từ khi phơi nhiễm đến khi có triệu chứng đầu tiên khoảng 3 ngày và từ khi bệnh khởi phát đến lúc toàn phát, nặng khoảng 1 ngày. Việc chẩn đoán bệnh liên cầu lợn ngoài các biểu hiện lâm sàng, dịch tễ học (địa phương đang có dịch lợn tai xanh) thì cận lâm sàng đóng góp một cách đáng kể như nhuộm gram từ nước não tủy, nuôi cấy tìm vi khuẩn liên cầu lợn trong máu hoặc trong nước não tủy.


Ngoài ra, nếu có điều kiện người ta có thể chẩn đoán xác định vi khuẩn liên cầu lợn bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR) hoặc phản ứng ELISA. Vì vậy, hiện tại việc chẩn đoán bệnh liên cầu lợn ở tuyến cơ sở còn gặp khó khăn do các cơ sở xét nghiệm vi sinh còn hạn chế, trong khi đó thì triệu chứng lâm sàng tương đối giống với một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Cách lây truyền

Vi khuẩn cư trú ở amidal và mũi lợn khoẻ có thể tới 1 năm. Trong một đàn lợn lây truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con có thể lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, tiêu hoá, máu.

Bệnh lây từ lợn sang lợn, nhưng cũng có thể lây sang các gia súc khác như bò, dê, mèo, chó, hươu,…

Người bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, ăn thịt lợn bị bệnh, ăn tiết canh, cũng có thể bị lây qua các vết sước.

Vi khuẩn có thể tìm thấy trong máu, dịch não tuỷ của người bệnh.


Phòng bệnh liên cầu lợn thế nào?

Bệnh liên cầu lợn diễn biến phức tạp, nặng, nhanh, nên cần phải có các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Do đó, việc phát hiện lợn bị bệnh tai xanh và đề phòng lây sang người là những việc làm hết sức cần thiết.


Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi bằng các loại hoá chất như Phenol, Iốt, hypochlorid, axit phenic 3-5%, formol 5%.

Không mua bán lợn bệnh, người tiêu dùng nếu thấy thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết, phù nề thì không nên ăn vì chắc chắn đó là lợn bị bệnh. Đặc biệt phải ăn thịt đã nấu chín, không ăn thịt tái hoặc sống. Tuyệt đối không nên ăn thịt lợn ốm, đặc biệt là tiết canh.

Không ăn thịt lợn không rõ nguồn gốc. Người giết mổ, tiêu huỷ lợn phải có biện pháp đề phòng để không lây sang người.