Ý nghĩa tên gọi Đà Lạt

[b]Người dân cư ngụ tại địa phương lâu đời nhất, mà người xưa gọi là bản thổ, dân thổ cư, là người Lạch, nay ta gọi là Lạt. Người Lạch có ảnh hưởng khá lớn tới Đà Lạt. Đây là một trong ba chi phái hiện diện tại vùng Đà Lạt. Hai chi phái kia là Chil và Benưr (Do tên núi Bnưr (đọc là Bờ nưa) B có âm Bờ cũng như Bù, Buôn là làng, nưr là côn trùng nhũi trong đất về sau được viết theo tiếng Pháp la Benưr hay Bonheur nghĩa là hạnh phúc). Cả ba chi phái nầy thuộc hệ Kơ hô (cũng viết là Kho), cùng chia nhau sinh sống tại các vùng phía bắc tỉnh Lâm Đồng, riêng người Lạch sống từ chân núi Lang Biang tới thành phố Đà Lạt, chiếm cứ quanh Hồ Xuân Hương. Người Lạch gọi hồ này là hồ nước của người Lạch - Đạ Lạch (tiếng người dân tộc: Đạ cũng như Đak (người Ê Đê, Mnông, Gia Rai ở phía Tây Trường Sơn như Buôn Ma Thuột, Pleiku, Kontum có nghĩa là nước hồ). Vào thời Hán ngữ còn thịnh, những người theo văn hóa Hán Nôm đã nói Đa Lạc (có nghĩa là “nhiều vui thú”). Y tưởng này trùng hợp (cũng có thể là do ảnh hưởng) với quan điểm của những người Pháp vào đầu thế kỉ XX khi thực hiện dự án xây dựng trung tâm nghỉ dưỡng miền cao này. Trong số người Pháp ấy có người giỏi tiếng La-tinh, có lẽ là giáo sĩ Thiên Chúa giáo. Khi nghe những người lạch gọi Đạ Lạch, những người Pháp ấy nghĩ tới cách chọn cho trung tâm một cái tên có âm thanh tương đồng và có ý nghĩa phù hợp với chức năng trung tâm nghỉ dưỡng bằng cách ghép những chữ cái đầu của một câu châm ngôn gốc La-tinh, để cho tên trung tâm này gần gũi với các tên thành phố Châu Âu. Câu châm ngôn La-tinh ấy là: Dat Alliis Laetitum Alliis Temperriem. Câu này có nghĩa là “cho người này niềm vui, cho người kia mát lành”. Ghép năm chữ đầu của năm từ: D, A, L, A, T, thành DALAT (đối chiếu với chữ Đa lạc theo Hán văn thì trùng âm, tùng ý là những niềm vui thú). Hai cách diễn giải kể sau không được chấp nhận của những nhà nghiên cứu văn hóa và dân tộc học, vì đó là cách nhằm thi vị hóa mục tiêu khai sinh một trung tâm nghỉ dưỡng dành riêng cho giới quan chức Pháp trong mùa hè, không xác đáng với ý nghĩa trong thực tế. Theo bài báo “Sự khai sinh của Dalat” (Naissance de Dalat) của tác giả Baudrit, đăng trong tạp chí Đông Dương (Revue Indochine) số 180 vào tháng 2 năm 1944 thì Baudrit đã phỏng vấn viên công sứ đầu tiên của thành phố là Cunhac về khái niệm Da Lat thì Cunhac đã trả lời: À la place du lac coulait le petit ruisseau de la tri bu des Lat et quon appelait “DaLat” (Da ou Dak: eau en moi). Có nghĩa là: Nơi hồ nước có dòng suối nhỏ của bộ tộc Lat chảy qua, người ta gọi là “Đạ Lạt”. Theo tiếng người Thượng, Đạ hay Đak nghĩa là nước. Sự trả lời này có tính khẳng định vào thời kì cách đây hơn 60 năm.[/b]
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
Đà Lạt: Đà, theo tiếng ngữ hệ Nam Á nghĩa là nước, là sông nước, còn có nghĩa là vùng miền (land). Nếu đứng trên đỉnh núi thiêng Liang Biang ta sẽ nhìn thấy ngọn nguồn của Đa Nhim, Đà Rằng, Đạ Đờng... Lạt, tên tộc người là L'ach (nghĩa là thưa, rừng thưa). Như thế, Đà Lạt nghĩa là vùng sông nước có nhiều rừng cây thưa, ấy vậy cho nên có những rừng thông 2 lá, 3 lá, đâu rậm rì như vùng rừng nhiệt đới.