Hoàn cảnh và chủ trương của Đảng trong các cao trào 1930-1931 va 1936-1939

Yuri_Prime
Yuri_Prime
Trả lời 15 năm trước
Cao trào 1930-1931 Hoàn cảnh: -Do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho nền kinh tế Việt nam đình đốn. -Pháp tăng cường đàn áp vơ vét bóc lột,khiến nhân dân ta khổ cực về vật chất và căng thẳng về tinh thần -mâu thuẫn xã hội gay gắt -->phong trào đấu tranh phát triển mạnh -Đảng cộng sản đông dương ra đời kịp thời lãnh đạo đấu tranh. Chủ chương: ko được được ghi Cao trào 1936-1939 Hoàn cảnh: -Nguy cơ phát xít và nguy cơ chiến tranh lan tràn. -7/1935 đại hội VII của quốc tế cộng sản để ra hai chủ chương thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh. -Tại pháp,mặt trận nhân dân thu đc thắng lợi trong tổng tuyển cử thành lập chính phủ --> thi hành nhiều chính sách tiến bộ kể cả với các nước tđ. +Trong nước: -Phân hóa thành hai bộ phận: +Pháp tiến bộ:thi hành các chính sách của mặt trận nhân dân,thả tù chính trị,nới rộng quyền tự do dân chủ. +Pháp phản động:ko chịu thi hành các chính sách tiến bộ. Chủ chương: -kẻ thù : Pháp phản động -nghiệm vụ : Tập trung vào nghiệm vụ dân sinh -Khẩu hiệu : Tạm gác"Đánh đuổi thực dân pháp làm cho đông dương hoàn toàn giải phóng" "Tịch thu ruộng đất của địa chủ việt nam chia cho dân cày" thay bằng "tự do dân chủ cơm áo hòa bình" -Lưc lượng: Tập trung tất cả lực lượng yêu nước vào mặt trận nhân dân phản đế đông dương sau đổi thành mặt trận dân chủ đông dương. -Phương pháp đấu tranh : nửa công khai nửa hợp pháp và công khai hợp pháp. Bài này học lâu rồi ko biết còn xài dc ko nữa...........
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
Cao trào 1930-1931 : - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933) từ các nước tư bản lan nhanh sang thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Thực dân Pháp thực hiện nhiều thủ đoạn nhằm trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở chính quốc lên vai nhân dân thuộc địa, trong đó có Việt Nam. - Nền kinh tế Việt Nam trên các mặt công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, tài chánh ... đều bị sa sút. Đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng khó khăn. - Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại, thực dân Pháp ra sức đẩy mạnh khủng bố trắng càng làm cho dân thêm căm thù và quyết tâm đấu tranh giành quyền sống. - Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930, với Cương lĩnh đúng đắn đã biến sự căm thù của quần chúng thành hành động cách mạng, Đảng đã kịp thời nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công - nông. Cao trào 1936-1939 : a- Hoàn cảnh : - Trên thế giới, chủ nghĩa phát xít xuất hiện, ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới mới. Chúng liên kết với nhau thành “ trục Béclin - Rôma - Tôkiô”, ra sức chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh để thống trị thế giới. - Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội lần thứ VII ( 7-1935 ), xác định kẻ thù chính trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới lúc này là chủ nghĩa phát xít - bộ phận phản động nhất, hiếu chiến nhất sô vanh nhất của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, phải tập trung mũi nhọn đấu tranh chống phát xít gây chiến. Đại hội chủ trương tập hợp mọi lực lượng yêu nước và dân chủ trên thế giới, thành lập ở mỗi nước một Mặt trận nhân dân, nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới. - Ở Pháp, đầu năm 1939 và thành lập Chính phủ Mặt trận nhân dân. Chính phủ này thực hiện một số chính sách tiến bộ trong việc nới rộng quyền tự do dân chủ ở các thuộc địa, như cho nhân dân các thuộc địa hưởng một số quyền tự do dân chủ tối thiểu, thả nhiều chính trị phạm, thành lập Uỷ ban điều tra tình hình thuộc địa ... Những việc làm đó có lợi cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta. - Trong nước, sau khi phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh bị đàn áp, phong trào cách mạng và tổ chức Đảng dần được phục hồi. Tháng 3-1935, Đảng tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất tại Ma Cao ( Trung Quốc ) đã phân tích tình hình và đề ra chủ trương chỉ đạo chiến lược mới. b- Chủ trương : - Căn cứ vào tình hình trên, tại Hội nghị Trung ương Đảng 7-1936 Đảng ta xác định kẻ thù chính, trước mắt cách mạng Đông Dương lúc này chưa phải là thực dân Pháp nói chung mà là bọn phản động thuộc địa Pháp không chịu thi hành những chính sách tiến bộ của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp. - Tạm gác hai khẩu hiệu ; Độc lập dân tộc” và “ Người cày có ruộng”, chỉ đề ra chủ trương đòi tự do, dân sinh, dân chủ. - Tập hợp mọi lực lượng yêu nước và dân chủ ở Đông Dương, kể cả những người Pháp dân chủ ở Đông Dương, để thành lập một mặt trận chung lấy tên là “ Mặt trận dân chủ thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương”, nhằm đấu tranh chống phát xít và chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa Pháp, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình. - Phát động quần chúng đấu tranh dưới nhiều hình thức như : đấu tranh chính trị, hoà bình, công khai, hợp pháp để khi cần thì rút vào bí mật bảo toàn lực lượng của ta.
Nguyen Terry
Nguyen Terry
Trả lời 6 năm trước

sgfrwwghro