Thuyết minh về Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi hay Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

co the lam bai Binh Ngo Dai Cao cua Nguyen Trai hay Phu SOng Bach Dang cua Truong Han Sieu
doducngoc
doducngoc
Trả lời 15 năm trước
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, người ở làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây. Là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại tướng công Trần Nguyên Đán. Đỗ Thái học sinh năm 1400. Năm 1407 giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha bị giặc bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi bị giặc giam lỏng tại thành Đông Quang. - Nguyễn Trãi biệt Đông Quan, trốn vào Lam Sơn dâng "Bình Ngô sách" lên Lê Lợi, trở thành vị quân sư "viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời". - Năm 1428, ông thay lời Lê Lợi thảo "Bình Ngô Đại Cáo" sau đó được cử làm Chánh chủ khảo khoa thi tiến sĩ đầu tiên của triều Lê và viết chiếu cầu hiền. Chẳng bao lâu sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép, gièm pha. Nguyễn Trãi xin về Côn Sơn. Năm 1440, ông lại được vua vời ra giúp nước. - Năm 1442 xẩy ra vụ án Lệ Chi Viên, ông bị kết án "tru di tam tộc". Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông và truy tặng ông tước Tán trù bá. Nguyễn Trãi là người anh hùng thủa "Bình Ngô", văn võ toàn tài. Năm 1407, giặc Minh xâm lăng nước ta. Năm 1417, tại núi rừng Lam Sơn, Thanh Hoá, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa xưng là Bình Định Vương. Trải qua mười năm kháng chiến vô cùng gian lao và anh dũng, nhân dân ta quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Mùa xuân năm 1428 thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo "Bình Ngô Đại cáo". Nó là một luận văn chính trị, quân sự, đồng thời là áng "thiên cổ hùng văn". "Bình Ngô đại cáo" khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt căm thù lên án tội ác ghê tởm của quân "cuồng Minh", ca ngợi những chiến công oanh liệt thuở "Bình Ngô", tuyên bố đất nươc Đại Việt bước vào kỷ nguyên mới độc lập, thái bình bền vững muôn thuở. Kể những thời đại nước Việt Nam mất quyền tự chủ và chịu ách thống trị của ngoại bang, thì những năm thuộc nhà Minh (1414-1427), tuy chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng lại là những năm mà dân chúng đã phải chịu đựng nhiều lầm than khổ nhục. Năm bính tuất (1406) Minh Thành-Tổ, mượn cớ giúp vua nhà Trần dẹp sự tiếm nghịch của Hồ Qúi-Ly, sai Thành quốc-công là Chu Năng làm đại tướng, cùng với hai phó tướng là Tân thành-hầu Trương Phụ và Tây bình-hầu Mộc Thạnh tuyển binh làm hai đạo sang đánh An-Nam. Khi tả quân từ Quảng Tây đến Long Châu thì đại tướng Chu Năng qua đời và Trương Phụ lên làm thống lĩnh, tiến quân đánh lấy cửa Ba Lụy, tức là Nam quan bây giờ, rồi tiến sang phía tây bắc, về mé sông Cầu. Từ Vân Nam, Mộc Thạnh chuyển quân theo đường Mông Tự sang đánh lấy cửa Phủ Lĩnh thuộc tỉnh Tuyên-Quang rồi tiến về phía Sông Thao để hội ở Bạch Hạc với đạo quân của Trương Phụ. Phó tướng Mộc Thạnh là người nhiều mưu lược, nhưng lại dè dặt trong việc dụng binh. Trong khi ấy thì Trương Phụ là người tham bạo, đi đến đâu là tàn sát, thây người xếp thành núi, người chết rồi còn nấu thịt để lấy dầu. Mặt khác quân xâm lăng nhà Minh còn chiêu dụ người bản xứ ra làm tay sai, nhận những chức quan nhỏ để cùng chúng vơ vét bạc vàng, bắt đàn bà con gái để đưa về Tầu. Người dân, tuy oán hận Hồ Qúi-Ly, nhưng cũng còn luyến tiếc nhà Trần, và cảm thấy nỗi nhục vong quốc nên vẫn còn có nhiều nơi nổi lên phù trợ hậu duệ vua Trần để chống quân xâm lăng. Trương Phụ và Mộc Thạnh phải hai lần kéo quân sang nước ta, quân Minh hung hãn đánh dẹp từ địa đầu quan ải cho đến tận đất Hoá châu. Tháng chín năm qúi tỵ (1413), Trương Phụ dẫn quân vào Thuận Hoá, phá được tàn quân nhà Hậu Trần, vị vua cuối cùng là Trần Qúi Khoách, cùng với những bô tướng trung kiên như Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy phải chạy vào ẩn núp trong rừng núi nhưng sau đó đều bị bắt, và trên đường bị giải về Yên Kinh vua tôi đều tuẫn tiết, mang cái chết báo đền cho non sông. Sau khi chiếm trọn được lãnh thổ, bình định được hai châu Thuận Hóa và Tân Bình ở cực nam đất nước, giáp với Chiêm Thành, Trương Phụ làm sổ kiểm tra dân đinh, đặt quan cai trị, coi giang sơn gấm vóc của nước ta như vẫn còn là Giao châu đời nhà Đường khi xưa. Tháng tám năm giáp ngọ (1414) Trương Phụ và Mộc Thạnh về Tàu đem theo tiền bạc vơ vét được và một số đông phụ nữ bị ép buộc phải đi theo. Trong thời gian lệ thuôïc nhà Minh tiếp theo đó (1414-1427), dưới sự cai trị thật dã man và tàn nhẫn của bọn tham quan Lý Bân và Mã Kỳ được cử sang thay cho Trương Phụ, dân ta bị sách nhiễu trăm đường khổ sở. Những chổ có mỏ vàng, mỏ bạc thì dân bị đốc thúc đi khai mỏ, thật là cực nhọc. Miền rừng núi thì người sơn cước bị lùa vào rừng, tìm ngà voi, sừng tê giác, săn bắn, đặt bẫy để bắt những loài chim qúy, những thú vật hiếm hoi để đưa về Tầu, dễ gây ra diệt chủng cho nhiều loài muông thú. Trong khi ấy thì lại có những người bản xứ, tuy cũng đã theo đòi nghiên bút, biết đôi chữ nghĩa, nhưng vì tham danh lợi, không cần liêm sỉ, ra làm quan với nhà Minh, ỷ thế vào giặc để tham nhũng bóc lột dân lành. Vào thời đại dân tình cực khổ, lòng người sầu oán, sĩ phu càng thấy tâm hồn ưu uất khi đọc lại mấy câu thơ cuối trong bài Thuật Hoài của liệt sĩ Đặng Dung "Quốc thù vị phục, đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền, đái nguyệt ma" tạm dịch là "Thù nước chưa đền, đầu sớm bạc, Dưới trăng mài kiếm, đã bao phen." Nhưng đất nước ta, qua cơn bĩ cực lại tới tuần thái lai. Nhờ vận nước trở lại hanh thông, vị anh hùng áo vải ở Lam Sơn là Lê Lợi, vào mùa xuân năm mậu tuất (1418) đã dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch khắp nơi kể tội nhà Minh và kêu gọi người dân đồng lòng hiệp sức đuổi quân xâm lăng tàn bạo ra khỏi bờ cõi của non sông. Sau mười năm gian lao vất vả, Bình Định Vương nhờ được chính nghĩa, dùng sức yếu mà thắng được thế giặc mạnh, phá tan quân địch ở Tây Kinh, rồi kéo quân về uy hiếp Đông Đô, làm khiếp vía Chinh Di tướng quân là Vương Thông do Minh Đế cử sang cứu viện. Trong trận đánh cuối cùng, quân Minh lại tăng viện theo hai ngả, dùng Chinh Lỗ phó tướng quân Liễu Thăng theo đường Quảng Tây và Chinh Nam đại tướng quân Mộc Thạnh theo đường Vân Nam, những tưởng phen này lại phá thành dẹp lũy, đem bản đồ đất Giao châu về Minh triều dâng hiến. Nào ngờ quân của Bình Định Vương, đao mài lưỡi cho sắc, mũi thương nung cho nhọn, quân sĩ hăng say quyết lòng tử chiến với địch, ở trận Chi Lăng Liễu Thăng bị đại bại, để rồi tử vong tại Mã Yên Sơn, tướng nhà Minh thì Lương Minh tử trâïn, Lý Khánh đâm cổ tự vẫn. Đám tàn quân do đô đốc Thôi Tụ và thượng thư Hoàng Phúc thu thập, kéo nhau chạy về Lạng Giang cũng bị những hổ tướng của Bình Định Vương là Lê Khôi và Nguyễn Xí đem quân thiết kỵ đuổi theo truy kích và vây bắt để rồi kẻ dập đầu tạ lỗi, người qùy gối đầøu hàng. Bình Định Vương, lấy nhân nghĩa để thu phục lòng người nên mở đường cho Vương Thông dâng biểu về vua Tuyên Tông nhà Minh để xin cầu hoà. Đến tháng chạp năm Đinh Mùi (1427), Vương y lời hội ước, tha chết cho quân Minh, cấp cho thủy quân 500 chiếc thuyền và giao cho bọn Phương Chính và Mã Kỳ quản lĩnh để dương buồm ngược về Bắc phương, và cùng một lúc thả 2 vạn quân sĩ đã ra hàng cho Tham tướng nhà Minh là Mã Anh chấp lãnh, rồi đưa qua sông Nhị Hà để lục tục kéo về Tầu cùng với chủ tướng Vương Thông đi đoạn hậu. Đuổi được quân thù ra ngoài bờ cõi, toàn dân Việt đã hoan ca mở một kỷ nguyên mới, tự chủ cho giang sơn. Bình Ngô Đại Cáo Sau khi đã dẹp xong nạn xâm lăng, đánh đuổi quân Minh trở về phương bắc, Vương ra lệnh cho công thần Nguyễn Trãi viết bản "Bình Ngô Đại Cáo" tại bờ sông Hồng, trong tư dinh Bồ Đề để tuyên cáo với quốc dân rằng can qua nay đã hết, quốc gia bắt đầu một thời đại bình trị. Bản văn viết từ năm 1427, cho tới nay đã trải qua gần 6 thế kỷ mà vẫn lưu truyền lại như là một áng văn chương tuyệt tác, nói lên tinh thần bất khuất của người dân Việt ------------------------------------- Bài Bạch đằng giang phú thì tham khảo ở link này bạn nhé! [blue] http://www.vatgia.com/hoidap/4029/15788/huong-dan-em-thuyet-minh-bai-bach-dang-giang-phu-cua-truong-han-sieu-voi-a-t_t.html[/blue]
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
Bạch Đằng Giang phú là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Về mặt nghệ thuật, đây là tác phẩm thể hiện đỉnh cao của tài hoa viết phú. Về nội dung tư tưởng, Bạch Đằng Giang phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng chí chất ngất, cùng tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. - Hiện nay chưa biết bài phú viết vào năm nào trong cuộc đời tác giả, chỉ biết chắc là sau trận chiến thắng quân giặc ở phương Bắc lần thứ ba. - Bài phú chia làm 3 phần : 1- Phần 1 : " Khách có kẻ ... vẫn còn tha thiết" Thú du ngoạn của tác giả. 2- Phần 2 : " Bên giữa dòng ... lệ chan" Cảnh sông Bạch Đằng và tình cảm của tác giả. 3- Phần 3 : " Phần còn lại" Ca ngợi cảnh hùng vĩ của sông Bạch Đằng. Với một tình cảm tha thiết, chân thành với một tấm lòng nồng nàn yêu nước, tác giả đã bộc lộ một niềm cảm xúc mãnh liệt, thể hiện lòng tự hào về sông Bạch Đằng lịch sử, về chiến công vang dội của đất nước trên dòng sông này, ca ngợi các bậc anh hùng, hào kiệt đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, đem lại thái bình muôn thuở cho dân tộc