CÁC ANH CHỊ OI GIÚP EM LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN VỀ THUYẾT MINH 1 DANH LAM THẮNG CẢNH

cô cho bài tập về nhà nói hôm sau phải nộp mà em chẳng biết làm gì cã . xin các anh chị giúp em cái. Đề: Thuyết minh 1 danh lam thắng cảnh mà em yêu thich ở VIỆT NAM Thank you [:x]
Gia dụng
Gia dụng
Trả lời 16 năm trước
Tham khảo thêm tại đây! [blue]www.vatgia.com/hoidap/4386/14259/giup-minh-bai-van-thuyet-minh-ve-danh-lam-mot-thang-canh-que-huong.html [/blue] Tôi xin giới thiệu về 1 danh lam thắng cảnh ở Hà Tây: Lung linh núi Tản - Ba Vì Trong những năm gần đây nhiều khách du lịch sau khi đến Ba Vì trở về không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của một vùng núi Tản. Những cái tên Ao Vua, Đầm Long, Khoang Xanh - Suối Tiên, Thác Đa, Hồ Tiên Sa, suối khoáng Tản Đà chứa đựng biết bao sự tích huyền thoại. Mỗi một khu du lịch có một vẻ đẹp khác nhau, nhưng những người chủ tạo dựng nên những kỳ tích này đều chung một ý tưởng là tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc và tạo nên vẻ đẹp lung linh của vùng núi Tản. Chính vì vậy mà lượng khách đến với Ba Vì ngày một đông, tốc độ du khách tăng bình quân 15%/năm. Tổng doanh thu du lịch năm 2005 ước đạt 24 tỷ đồng, đưa tổng doanh thu nhóm ngành Thương mại, Dịch vụ, Du lịch năm 2005 lên 235 tỷ đồng. Trước kia khi chưa có các khu du lịch, vùng núi Ba Vì được nhiều người biết đến bởi các di tích có giá trị lịch sử văn hóa như Đền Trung, Đền Thượng thờ Đức thánh Tản Viên, Khu di tích K9 là nơi Bác Hồ đã từng ở và làm việc thời kỳ kháng chiến. Từ tiềm năng được thiên nhiên ban tặng với nguồn tài nguyên to lớn về rừng nguyên sinh có nhiều loài động, thực vật quý cùng ao, hồ, suối, thác đã tạo cho Ba Vì phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch tâm linh hướng về cội nguồn... Khu Du lịch Ao Vua là đơn vị khởi điểm và đi đầu khai thác tiềm năng này. Với ý tưởng tạo dựng một không gian văn hóa Việt Nam, đồng chí Nguyễn Mạnh Thản, Giám đốc Công ty cổ phần du lịch Ao Vua đã làm sống dậy trong lòng du khách những nét đẹp đặc trưng về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, kể cả chiến thắng thiên tai để bảo vệ dựng xây quê hương đất nước trong sự gắn kết với tình yêu thủy chung đôi lứa. Ngoài leo núi, vượt thác, du khách còn được vui đùa với những chú khỉ, chú chim, bầy hươu, nai... Đặc biệt, khu du lịch xây dựng thêm bể bơi rộng 300m² có cầu trượt, có bậc thang để du khách có điều kiện thả mình trong dòng nước mát lạnh của thiên nhiên. Xung quanh hồ nước Yên Hồng rộng gần 1.000m², có nhà nổi để du khách ngồi thư giãn câu cá và thưởng thức ẩm thực ngay tại đây. Đi dạo trong khu du lịch, thấp thoáng quanh những chiếc nhà sàn là những bức tượng mang sắc phục của 54 dân tộc anh em. Trong khu vui chơi có chợ để du khách có thể mua những món quà lưu niệm, những đặc sản quê như: Ngô nương, măng đắng, măng ngọt, những trái sim, chè xanh sạch... cho người thân và bạn bè sau những chuyến đi chơi xa. Khu du lịch sinh thái Đầm Long tuy mới ra đời được hơn 2 năm nhưng nhiều du khách đã đánh giá nơi đây như một huyền thoại, một nàng thiên nga hiền dịu nhưng kiêu sa giữa một vùng núi non mênh mông, một nàng công chúa ngủ trong rừng nay mới được đánh thức. Với 150ha rừng nguyên sinh, khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên có công viên nước rộng hơn 10ha, với đủ các hình thức vui chơi giải trí như: Cầu trượt nước, bể tắm thiếu nhi, động Thủy Tiên lung linh ngũ sắc... Hồ tạo sóng nhân tạo rộng 3.500m² với nguồn nước được lấy từ các thác núi, trong xanh không sử dụng hóa chất, tạo cho du khách có cảm giác như đang ở bãi biển. Để khai thác hết tiềm năng của khu du lịch, trong những năm qua Công ty đã đầu tư gần 30 tỷ đồng để cải tạo nâng cấp, xây dựng tàu vượt thác, thung lũng khủng long. Mở rộng khu vui chơi giải trí, xây dựng hình tượng thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc lấy kinh, mở rộng khu nhà nghỉ với 106 phòng... Đặc biệt, nơi đây còn có đội văn nghệ gồm có 20 thành viên có thể biểu diễn các điệu múa hát của bà con các dân tộc và giao lưu cùng du khách. Đối với hệ thống khu vui chơi của khu du lịch Thác Đa, có đường đi lên các thác Dốc Mông, khuôn viên Tình Yêu, Thác Mây... lên Tây Trúc rồi đến cây đa nghìn tuổi. Tại khu du lịch này, du khách không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên vốn có của rừng nguyên sinh thuộc vùng núi Tản, với rừng cây lâu niên quý hiếm, cùng vườn trúc tự nhiên rộng gần 1ha có gần 20 loại chim bên cạnh hệ thống các sân chơi thể thao được bố trí hài hòa nằm xen với các đồi sim, đồi xanh, đồi phượng, đồi mai... để có thể thư giãn sau những hiệp đấu căng thẳng. Khi khách tới là các cô gái, chàng trai mang sắc phục dân tộc thể hiện các điệu nhạc, điệu múa xòe, nhảy sạp, điệu hát gọi bạn... hết sức đặc thù của dân tộc mình. Khác với các khu du lịch trên, khu du lịch Hồ Tiên Sa với kiểu kiến trúc cổ Trung Quốc, nằm xen kẽ hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng càng tạo thêm cho vùng núi Tản một vẻ đẹp kiêu sa, hiền dịu. Các công trình nơi đây đều mang nét đẹp tinh tế nhưng lại hết sức hài hòa và gần gũi với thiên nhiên và con người. Với tổng diện tích 150ha, trong đó có 100ha là rừng nguyên sinh, còn lại 50ha là mặt nước hồ và các công trình dịch vụ nhà nghỉ vui chơi giải trí khác. Trong vùng rừng núi bạt ngàn cây xanh của khu du lịch này đã xuất hiện những mảng mầu được phối hết sức hợp lý và hài hòa. Những mái ngói mầu vàng tươi, mầu xanh cẩm thạch, mầu đỏ sậm với những đầu đao cong vút giống như những bức tranh thủy mạc làm say đắm lòng người. Khu du lịch suối khoáng Tản Đà mới đi vào hoạt động được nửa năm nằm trong không gian của khu du lịch sinh thái đã góp phần làm đa dạng hóa mô hình du lịch của Ba Vì. Là một mô hình thu nhỏ của cộng đồng người Việt, mang dáng dấp một xóm nhà cổ với 4 cụm nhà được đặt tên khác nhau trong cộng đồng làng quê Việt Nam. Mỗi một ngôi nhà được trang trí nội thất đồng bộ, trong đó thể hiện được nét văn hóa của từng đẳng cấp. Một ngôi nhà 3 gian, 2 chái hai bên đều được trang bị đầy đủ tiện nghi sinh hoạt khép kín. Đặc biệt, khu du lịch này có dịch vụ tắm nước khoáng và ngâm khoáng bùn với hương liệu, dược liệu phục vụ du khách cả 4 mùa trong năm. Với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trên con đường đổi mới, CNH, HĐH nông thôn, một vóc dáng lung linh của vùng núi Tản được hình thành nhờ vẻ đẹp riêng vốn có của mỗi khu du lịch. Chủ trương đúng kết hợp cùng với sự năng động, sáng tạo và quyết tâm cao của người dân, trong tương lai không xa vùng núi Tản của Ba Vì sẽ là hòn ngọc tỏa sáng của các tỉnh phía Bắc..
vu minh duc
vu minh duc
Trả lời 15 năm trước
Di tích tháp Poklongarai là quần thể tháp Chàm được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, nằm trên đồi Trầu, (Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận). Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chăm. Quần thể này gồm ba tháp: Tháp chính (nơi vua ở, cao 20,50 m, dài 13,80 m, rộng 10,71 m - đây là tháp để thờ phượng và hành lễ trong năm); Tháp lửa (bếp lửa của vua, cao 9,13 m, dài 8,18 m, rộng 5 m) và Tháp cổng (nơi vua tiếp khách, cao 5,65 m, dài 5,10 m, rộng 4,85 m) được xây dựng để thờ vua Poklongarai (poklongarai là tên gọi của dân tộc Chăm đối với Vua SINHAVARMAN III (tên hiệu tiếng Phạn) trị vì, từ 1152 đến 1205 - vị vua có công lớn trong việc xây dựng hệ thống dẫn thủy ở địa phương. Theo truyền thuyết của dân tộc Chăm, có một cặp vợ chồng nông dân nhìn thấy một đứa trẻ sơ sinh nằm trên bọt nước, trôi từ thượng nguồn dòng sông Dinh (chảy qua địa phận huyện Ninh Sơn và qua thị xã Phan Rang - Tháp Chàm đổ ra bể). Tiếng khóc của đứa trẻ đã làm động lòng cặp vợ chồng làm rẫy gần đấy và họ đã đem bé về nuôi. Họ đâu biết, đứa trẻ này được bề trên phái xuống để thử lòng dạ người trần. Trời làm cho đứa bé bị ghẻ lở đầy người, mà các thầy thuốc giỏi trong vùng đều không thể chữa khỏi, cốt ý để xem cặp vợ chồng này đối xử như thế nào với đứa bé. Sau đó, trời cho Rồng vàng xuống trần, liếm hết những vết ghẻ lở trên người của cậu bé đang chăn trâu rồi nằm nghỉ trưa ở ngoài đồng. Cậu bé sau đó trở nên khôi ngô tuấn tú khác thường... Sau khi vị vua trị vì mất, nghe lời của một vị chiêm tinh, cậu bé (sau này đã trưởng thành) được phong làm vua, lấy tên hiệu là Poklongarai... Huyền thoại dân tộc Chăm ở Ninh Thuận còn gắn liền với sự nghiệp xây dựng tháp và giữ đất của vua Poklongarai khi người Tàu đến chiếm đất của người Chăm. Theo truyền thuyết, vua Tàu và vua Chăm đưa ra một cuộc thi xây tháp, bên nào xây xong tháp trước trong thời gian đã quy định thì bên ấy được ở lại giữ đất, ngược lại bên nào xây chậm hơn thì phải rút quân đi. Vua Tàu đốc thúc quân lính đào đất nung gạch, xây tháp suốt bốn tháng trời mà tháp vẫn chưa xong. Trong khi đó vua Poklongarai thì ung dung thong thả. Vào đêm cuối cùng của thời giao hẹn, Poklongarai mới cho quân dựng lên một khung tháp với chất liệu gỗ và trét phên tre lên rồi phủ thêm vải đỏ bên ngoài. Đến sáng ngày hôm sau quân Tàu từ xa đã trông thấy tháp của vua Chăm trụ sừng sững trên đồi mà không hiểu vua Chăm đã có phép lạ gì mà xây tháp nhanh như thế. Không biết mình đã bị lọt bẫy vì cái kế: "Xây tháp giả bằng gỗ" của Poklongarai. Cuối cùng, vua Tàu đành phải chấp nhận rút quân đi khỏi đất của người Chăm như đã giao kết. Di tích tháp Poklongarai gắn liền với tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Chăm ở địa phương. Hằng năm, nhân dân Chăm đều tổ chức các ngày lễ hội ngay tại tháp để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua Poklongarai. Mỗi năm, đồng bào Chăm có bốn lễ hội đặc biệt với những nghi thức riêng, bao gồm: Lễ Đầu năm (vào tháng giêng theo lịch Chăm) là lễ mở cửa tháp để bắt đầu một năm mới với những thành quả mới của dân tộc mình; Lễ cầu mưa (vào tháng 4 theo lịch Chăm) là lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Lễ hội Katê (tổ chức vào tháng 7 theo lịch Chăm), đây cũng được xem là lễ Tết lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm. Trong lễ hội Katê, tất cả những người Chăm hiện đang sinh sống ở nhiều miền quê khác nhau đều hội tụ đông đủ về đây để gửi gắm những tâm sự thiêng liêng của mình và của gia đình đối với tổ tiên. Trong suốt 3 ngày diễn ra lễ hội, du khách đến tham quan còn được thưởng thức điệu múa quạt, vũ điệu siva thướt tha dịu dàng của các cô gái Chăm cùng với nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo khác. Cuối cùng là Lễ Chabun (tổ chức vào tháng 9 theo lịch Chăm) đây là ngày lễ cha, theo tín ngưỡng của đồng bào Chăm. Nếu có dịp ghé thăm khu di tích Tháp Poklongarai, du khách sẽ được thưởng thức những đường nét ngoạn mục với lối kiến trúc hình vòm, hình chóp nhọn, phù điêu trang trí mượn của nền văn hóa Chămpa cổ và văn hóa dân tộc Việt, được thưởng thức cái nắng và gió hơi "ngang tàng" nhưng rất đặc biệt của xứ sở Ninh Thuận này
Trả lời 15 năm trước
Vịnh Hạ Long Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di sản Thiên nhiên, thứ mục tiêu chí số: 1, 3. [:)] Nằm ở phía Đông Bắc Tổ quốc, hàng nghìn đảo nhấp nhô giữa biển nước mênh mông, Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.[:-P] Với diện tích 1553km2; 1969 hòn đảo chạy dài theo bờ biển Quảng Ninh,Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều giá trị ngoại hạng, quốc tế, mang tính toàn cầu trơng đó nổi bật là hai giá trị cảnh quan, địa chất địa mạo đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (UNESCO) hai lần tôn vinh là Di sản thiên nhiên thế giới (Lần 1 vào năm 1994, Lần 2 vào năm 2000). Khu vực Di sản được UNESCO công nhận là nơi tập trung nhiều đảo đá, hang động, bãi tắm với diện tích 434km2 gồm 775 hòn đảo, trong đó 441 hòn có tên. Không còn nghi ngờ gì nữa, Vịnh Hạ Long thực sự là một kỳ quan thế giới, đúng như sự suy tôn trong cuốn sách ''Những kỳ quan thế giới” (Le merveiller du Mon de) của Nhà xuất bản Hacheưe năm 1950. [):D(][):D(][):D(] (thật vĩ đại) Như một kho báu khổng lồ, vĩ đại, Vịnh Hạ Long còn mang nhiều giá trị khác: Đa dạng sinh học, lịch sử - văn hoa, khảo cổ, kinh tế..: Vịnh Hạ Long từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: Hải dương học, Dân tộc học, Sinh vật học...Danh thắng Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều bí ẩn trong lòng, mà khi du khách đến Vịnh Hạ Long còn chưa khỏi sửng sốt trước cảnh đẹp ở đây thì đã bị những bí ẩn chưa có lời giải đáp đó lôi cuốn bởi sự hấp dẫn, bất ngờ. Vịnh Hạ Long là một tạo hình kỳ lạ của tạo hoá, một sự kết hợp giữa điêu khắc và hội hợp, là sự hài hoà, uyển chuyển giữa bố cục và màu sắc, giữa hình khối và không gian...được biểu hiện bởi hàng ngàn đảo trên mặt biển xanh màu ngọc bích, lung linh. Vừa hoành tráng, khỏe mạnh, vừa duyên dáng, thơ mộng. Những khối đá nằm rải rác như một công viên nơi biển cả. Những hình thù khác nhau như có bàn tay sắp đặt ''cố tình'' của tạo hóa khơi gợi trí tưởng tượng vô hạn của con người. Hòn Đỉnh Hương làm người ta lên tưởng đến những chiến binh dũng cảm của dân tộc ngày nào thắp nén hương mà thề nguyện giết giặc cứu nước trước giờ xung trận, Hòn Gà chọi lại có một chiều sâu triết học. Cả một tư tưởng Phương Đông thâm thuý, cổ kính, cả một học thuyết Âm dương ngũ hành từ bao đời chỉ cần nhìn vào đó thôi con người không cần lời đàm luận nào nữa. Và cả những hòn trông giống như chiếc ngai vàng của một triều đại vàng son đã qua đi, có những hòn hao hao như dáng lưng gù của Bà mẹ Việt Nam. ''Một thế giới đưa con người trở về với miền thời gian thần thẳm của quá khứ, một thế giới nâng cao dáng vóc tâm hồn cơn người lên với những miền không gian khôn cùng''. Cái đẹp vĩnh cửu, vĩ đại của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: Đá, Nước,Bầu trời. Đây là một ''đặc ân'' của thiên nhiên dành cho Hạ Long mà chưa có nước nào trên thế giới có được. Những đảo đá nằm trên biển giống như những người lính gác trên mặt Vịnh, lại giống như đàn Thiên nga đang bơi lượn trên biển. Ai đó coi Vịnh Hạ Long như một ''hòn non bộ'' của Thượng đế. Cảnh đẹp Vịnh Hạ Long không chỉ phô bày ở núi, biển, trời mà những hòn đảo đá cũng chứa đựng trong lòng tác phẩm điêu khắc tinh xảo độc đáo. Đó là hệ thống hang động đa dạng, phong phú: Động Thiên Cung chau chuốt, lộng lẫy, hang Sửng Sốt hoành tráng, khoẻ khoắn, tựa như ''nhà hát lớn''; hang Đầu Gỗ được mệnh danh là 'động của các kỳ quan'' Hệ thống đảo đá, hang động đưa con người tìm được niềm vui, chia sẻ được nỗi buồn, hướng tới tương lai. Giá trị có ý nghĩa nhân văn là sự xuất hiện của con người. Con người cùng hòa nhập vào thiên nhiên. Cùng với thiên nhiên, cơn người sáng tạo ra văn hoá của mình. Những hiện vật tìm thấy trong những di chỉ khảo cổ đã nói cho các nhà khoa học rằng: Quảng Ninh nói chung, khu vực Vịnh Hạ Long nói riêng là một trong những cái nôi của người Việt cổ, Ba nền văn hoá nổi tiếng kế tiếp nhau đã được phát hiện ở khu vực này là: Văn hóa Soi Nhụ, Văn hoá Cái Bèo và Hạ Long. Nền Văn hoá Hạ Long kế tiếp nền Văn hoá Hòa Bình- Bắc Sơn và có giá trị đặc biệt trong nền văn minh Việt cổ. Các nhà khảo cổ học đã xác định được nền Văn hoá Soi Nhụ cách ngày nay 25000 năm đến 7000 năm. Các di chỉ của nền văn hoá này nằm ngay trong khu Di sản thế giới Vịnh Hạ Long. Nền văn hoá Cái Bèo cách ngày nay từ 7000 đến 5000 năm, là gạch nối giữa Văn hoá Soi Nhụ và Văn hoá Hạ Long. ''Việc xác định được nền văn hoá Soi Nhụ (có tuổi tương đương với nền văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn nổi tiếng thế giới) có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước hết, nó đã đẩy được quá khứ lịch sử văn hoá của khu vực ít nhất lên tới 25.000 năm cách ngày nay. Nó đã cung cấp cho các nền Văn hóa Cái Bèo và Hạ Long ở các giai đoạn sau có một nguồn gốc chắc chắn. Nếu trước đây người ta chỉ biết tới cuộc cách mạng nông nghiệp thời đá mới Việt Nam và Đông Nam á sau Văn hóa Hoà Bình và Văn hóa Bắc Sơn thì ngày nay với việc phát hiện Văn hóa Soi Nhụ người ta còn biết thêm cuộc cách mạng khai thác biển trong các Văn hóa Cái Bèo và Hạ Long sau Văn hóa Sợi Nhụ. Nhưng điều có ý nghĩa nhất là nó giúp lý giải về một truyền thống văn hoá định hướng biển từ rất sớm và liên tục cho đến tận bây giờ trên vùng đất Hạ Long. Tổ tiên người Việt không chỉ biết đến kinh tế nông nghiệp mà còn biết đến kinh tế biển nữa'' Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nơi chứng kiến bước chân của Hai Bà Trưng truy đuổi tàn quân Tô Định qua vùng biển Vịnh Hạ Long năm 40 sau công nguyên. Từ năm1149 vua Lý Anh Tông thành lập thương cảng Vân Đồn, trải qua những sự thăng trầm và những biến cố của lịch sử từ Lý, Trần, Lê... thương cảng này trở thành trung tâm buôn bán, giao lưu văn hoá sầm uất giữa nước ta và các nước trong khu vực. Vịnh Hạ Long ghi dấu 3 trận đại thắng oanh liệt của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán năm 938, Lê Hoàn thắng Tống năm 981, Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên Mông năm 1288. Và lịch sử cũng không quên ghi dấu những chiến thắng vang dội của quân và dân ta qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ bảo vệ vững chắc biển trời Đông bắc góp phần bảo vệ độc lập cho Tổ quốc. Nét độc đáo và hấp dẫn của Hạ Long là sự xuất hiện của các cư dân làng chài trên Vịnh. Họ chính là hồi quang, là hậu duệ có tính kế thừa của một nền văn hoá đã xa xưa: Nền Văn hóa Hạ Long. Biển chi phối toàn bộ cuộc sống cư dân này. Hiện nay có 4 làng chài: Cửa Vạn, Ba Hang, Vông Viếng, Cặp La nằm rải rác trên Vịnh Hạ Long.Với khoảng 300 hộ, 3000 nhân khẩu. Những cư dân làng chài này có một truyền thống văn hóa độc đáo, đặc sắc: hò, vè, hát giao duyên, hát chèo đường mang đậm yếu tố văn hóa Biển, là ''đặc sản'' văn hoá của vùng Hạ Long. Nếu giá trị cảnh quan tự nhiên tuyệt vời đã tôn vinh khu Di sản phản ánh hình thể và màu sắc của viên ngọc quý thì giá trị địa chất được xem là cấu trúc và chất liệu tạo nên viên ngọc ấy. Lịch sử địa chất lâu dài của Vịnh Hạ Long được biết ít nhất trên 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau, với nhiều lần tạo sơn- biển thoái, sụt chìm - biển tiến. Khu vực Vịnh Hạ Long đã từng là biển sâu vào các kỳ Odovic - Silua, là biển nông vào các kỷ Cacbon - pecmi , biển ven bờ vào cuối kỷ Plaogen - đầu Neogen và trải qua một số lần biển lấn trong kỷ Nhân sinh.Vịnh Hạ Long ngày nay mới được hình thành trong 7 - 8 nghìn năm qua. Nhưng để có Vịnh đã phải có một biển cổ tích tụ tầng đá vôi dày trên nghìn mét, trong khoảng 340 - 240 triệu năm trước, một thời kỳ xâm thực Karst kéo dài trên 20 triệu năm. Vịnh Hạ Long còn là mẫu hình tuyệt vời để Karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Vịnh có quá trình tiến hóa Karst trải qua hàng triệu năm, nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi rất dày, khí hậu nóng ẩm, và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Với sự bóc mòn của nước mưa và sự xâm thực của nước biển khi lên, xuống, đã tạo ra những tháp, những thung lũng, hồ Karst phong phú nhất thế giới và một hệ thống hang động điển hình gồm 3 dạng: phát triển theo cấu trúc thẳng đứng, là các hang cổ nhất, cao nhất; phát triển có cấu trúc ngang, có độ cao trung bình, tuổi chủ yếu vào cuối Pleistocenle. Các hang động do nước cắt xẻ, bào khoét hình thành chủ yếu trong giai đoạn Honocence với những giá trị cao về hang động học, địa chất học, hải dương học... Môi trường địa chất còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác của Vịnh Hạ Long như đa dạng sinh học, văn hóa, khảo cổ, lịch sử. Đa dạng sinh học là một ưu thế, một đặc điểm hấp dẫn của Vịnh Hạ Long. Đây là nơi bảo tồn các loài động thực vật vô cùng phong phú, đặc biệt nhiều loài quý hiếm.Vịnh Hạ Long tập trung nhiều hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng. Theo thống kê, san hô ở đây có 163 loài, thuộc 44 chi và 12 họ. Thực vật ngập mặn gồm 36 loài, thuộc 24 họ, động vật đáy gồm 81 loài, chim có 37 loài, có gần 1000 loài cá với 730 loài đã được đặt tên. Người ta đã ví Vịnh Hạ Long như một ''vườn bách thú'', một ''thảo cầm viên'' đầy quyến rũ. . Là một khu Di sản thiên nhiên thế giới, đồng thời là khu bảo vệ quốc gia có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng, bên cạnh những giá trị to lớn trên, Vịnh Hạ Long còn là vùng biển đảo chứa đựng tiềm năng to lớn về giao thông cảng biển, du lịch, đánh bắt, nuôi trồng hải sản. Vì vậy Vịnh Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung đã, đang và sẽ trở thành một trọng điểm du lịch, một khu vực phát triển nhanh chóng, sôi động về kinh tế, xã hội. Nhận rõ tính chất nhiệm vụ, yêu cầu của việc bảo tồn, phát huy những giá trị Di sản này rất quan trọng, nhạy cảm, ngày 09-12-1994, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quyết định thành lập Ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Đây là cơ quan chuyên môn, trực thuộc UBND Tỉnh, có trách nhiệm bảo tồn, phát huy những giá trị Vịnh Hạ Long, trọng tâm là khu Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Về chuyên môn, BQL Vịnh Hạ Long chịu sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long sau 8 năm thành lập, xây dựng, phát triển, với quan điểm “vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long” đã từng bước khẳng định vai trò của mình đối với việc quản lý khi Di sản, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long song song với việc bảo tồn Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long, Thuyền buồm nhỏ - Alain FONTENAS Với những biện pháp hoạt động quản lý khu Di sản thế giới đang dược tiến hành đồng thời với việc triển khai thực hiện một số dự án tu bổ tôn tạo hang động, thắng cảnh trên Vịnh, hiện nay Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã góp phần tích cực giải quyết mâu thuẫn giữa vấn đề bảo tồn Di sản với khai thác những tiềm năng lợi thế to lớn của Vịnh Hạ Long. Mới đây, Dự án Bảo tàng sinh thái Vịnh Hạ Long đã được Chính phủ phê duyệt, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long trong thời gian tới sẽ phối hợp xây dựng một “Bảo tàng sống” quy mô đầu tiên ở Việt Nam. Bằng sự cố gắng nỗ lực của mình, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đang cùng với các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các tổ chức trong nước và quốc tế nghiên cứu, đề xuất ý kiến để chuẩn bị lập hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Vịnh Hạ Long có đầy đủ tiêu chuẩn (ii) tiêu chí lựa chọn Di sản thiên nhiên thế giới và theo tiêu chuẩn (v) tiêu chí lựa chọn Di sản văn hóa thế giới với giá trị da dạng sinh học và văn hoá - lịch sử, khảo cổ. Giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đã vượt ra khởi phạm vi đất nước, các vấn đề quản lý, bảo tồn, phát huy Di sản đã vượt ra khỏi phạm vi một tỉnh, vì vậy, con người Hạ Long nói riêng, con người Việt Nam nói chung có trách nhiệm rất cao cả, nặng nề. “Cùng với các Di sản thế giới khác trong cả nước như Di sản quần thể kiến trúc Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Di sản thế giới Vịnh Hạ Long chắc chắn mãi mãi là nơi lưu giữ và phát huy, khai thác những giá trị to lớn và vô giá về khoa học cùng những điều kỳ thú thiên nhiên cho đất nước và nhân loại”[;)][;)][;)][;)][;)][;)][;)]
cowby
cowby
Trả lời 14 năm trước
Nam Cát Tiên là tên gọi một vùng đất nằm gọn trong đoạn uốn khúc của sông Ðồng Nai, toạ lạc ngay trên ranh giới của cả 3 tỉnh Ðồng Nai, Bình Phước và Lâm Ðồng. Còn khu rừng cấm Nam Cát Tiên là phần chót và cao nhất của huyện Tân Phú (Ðồng Nai) có diện tích 36.000 ha, đại diện cho cả hệ thực vật và động vật Nam Bộ. Khu rừng có cảnh thiên nhiên đa dạng: vừa có đồi, vừa có bãi ven sông, vừa có các trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng chảy dốc. Vào mùa mưa các dòng suối hiền lành trở thành các dòng thác, nước đổ trắng xoá trên các triền đá lớn. Nhiều đoạn thác quanh co, lượn khúc tạo ra những bãi cát vàng rộng như các bãi tắm tự nhiên. Tục truyền, nơi đây có nàng tiên thường xuống hạ giới để vui đùa và tận hưởng dòng nước trong mát, nên được gọi là "Nam Cát Tiên". Giữa dòng sông rộng lớn nổi lên các hòn đảo chạy dài theo con nước. Trên đảo, cây cổ thụ mọc xen với đám cỏ rộng có thể làm nơi cắm trại, đốt lửa đêm lý tưởng. Dọc ven sông, theo lộ chính về phía tay trái là toàn bộ các kiểu rừng già, hỗn giao của các loại cây gỗ quý: gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai, gụ... Bên phải của con đường rừng là thác trời, một ghềnh thác kỳ thú nhất của Nam Cát Tiên. Tiếp tục băng rừng, qua các thung lũng sâu sẽ đến Bàu Sấu, nơi chứa nước rộng nhất, nằm ở khu trung tâm của rừng cấm Nam Cát Tiên. Lòng bàu chứa nhiều loại cá, đặc biệt có cả cá sấu nước ngọt. Ven bàu là nơi tập hợp của nhiều đàn chim lớn như công, trĩ, gà lôi, sến, giang, mòng két, le le, cù đen... Nam Cát Tiên không những có cảnh quan ngoạn mục, lại nằm trong khu vực chuyển tiếp của khí hậu miền núi và đồng bằng nên Nam Cát Tiên có một dạng khí hậu độc đáo. Cùng với địa hình có sông suối bao bọc làm cho khu rừng già vừa được giữ nguyên vẹn, vừa trở thành nơi qui tụ hầu hết các kiểu rừng đồng bằng Nam Bộ. Ðây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp. Rừng có nhiều cây cổ thụ như bằng lăng, gỗ đỏ; hơn 600 loài thực vật, hơn 100 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, hơn 60 loài hoa phong lan... Về động vật có 240 loài chim, có những loài chim quý hiếm như trĩ lông đỏ, cò quắm xanh, tê giác một sừng, voi... Các nhà khảo cổ học mới phát hiện một đền thờ vật linh thuộc nền văn hoá Phù Nam trên đỉnh ngọn đồi A1 (xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, Lâm Ðồng) tại khu vực đầu nguồn sông Ðồng Nai. Ðó là khu đền thờ được xây bằng gạch thô, bệ, khung diềm cửa, cột trụ bằng đá xanh granit chạm trổ hoa văn, các Linga bằng vàng hoặc bằng vàng bịt bạc, một Linga - Yoni cao 2,1m, đường kính 0,7 m bằng đá xanh mài bóng, lớn nhất Ðông Nam á cùng hơn một trăm miếng vàng có khắc hoạ hình ảnh sinh hoạt thời đó: các vũ nữ, chiến binh, voi, bò, hoa sen... Ðây là công trình khảo cổ có giá trị văn hoá, lịch sử và tín ngưỡng lớn để có thể xác định được sự tồn tại, nguồn gốc của một vương quốc đã bị lãng quên hơn 1.300 năm. Rừng Nam Cát Tiên cách Tp. Hồ Chí Minh 160 km sẽ là một tuyến điểm du lịch sinh thái và văn hoá hấp dẫn của vùng miền Ðông Nam Bộ
zerobi
zerobi
Trả lời 14 năm trước
ban oi ! ban co chac la minh se ghi vao dau tat ca nhung hang chu dai wa chung kia khong.Neu la minh chac chiu thua luon minh cho ban cai dan bai cu the. gon ne mo bai: gioi thieu danh lam thang canh (ho Guom, den Ngoc Son, dong Phong Nha...).Neu dac diem chung than bai; neu vi tri cua danh lam thang canh neu ls hinh thanh, xuat xu ten goi danh lam thang canh(cac than thoai truyen thuyet gan lien voi noi do...) ke ra cac cong trinh kien truc, canh quan, cac phan cua danh lam thang canh mieu ta danh lam thang canh (tu ngoai vao trong ,tu xa den gan, tu cu the den chi tiet..., kem theo binh luan) neu dac diem noi bat gay chu y va thu hut cuoi cung neu vai tro to lon cua danh lam thang canh trong doi song (du lich , nghi ngoi, tim hieu ve khoa hoc...) ket bai: khang dinh ve dep va tac dung tich cuc(loi danh gia nhan xet noi do) phan con lai la phu thuoc vao tai viet van cua ban , chuc may man[:D] ( neu bai nay dang tre thi ban co the ap dung cho thi pipi)