Nêu cảm nhận về bức tranh phố huyện trong tác phẩm "hai đứa trẻ"của Thạch Lam.?

thuy linh
thuy linh
Trả lời 14 năm trước
Bạn tham khảo nhé: - Truyện ngắn Hai đứa trẻ gần như không có cốt truyện. Sự độc đáo của tác phẩm ở diễn biến tâm hồn của con người nơi phố huyện nghwò,mà các nhân vật trung tâm là hai chị em Liên.Nhà văn làm tất cả để nêu bật trạng thái tâm hồn của hai đứa trẻ ấy.Vì thế ,sự miêu tả,nhiều chỗ rất chi tiết về cảnh vật ,thời gian ,không gian nơi phố huyện nghèo không nhằm mục đích cho người đọc biết về hiện trạng ,dù rất đau lòng,như trong tác phẩm của các nhà văn hiện thực cùng thời .Bởi vậy,có thể nói ,bức tranh đời sống ở đây như một thủ pháp nhgệ thuật của tác giả. Qua bức tranh ấy,nhà văn gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp về bức tranh khác,bức tranh nhân thế.Người viết cần hiểu rõ điều đó mới có thể phân tích và phát hiện được những cái hay ở bức tranh đời sống dường như rất tẻ nhạt ,buồn chán mà Thạch Lam đã tạo ra. - Trên cơ sở đó,phát hiện biểu cảm nhận của người viết cũng theo hướng như vậy . Đó là cảm nhận riêng về một bức tranh đời sống đang bám chặt đến những kiếp người bé mọn, đáng thương .Tài nghệ và tám lòng của nhà văn thể hiện ở chỗ bức tranh ấy khiến người ta cũng cảm thấy ngột ngạt ,buồn nản . - Khi phân tích ,nên chia tách thành những khía cạnh nhỏ của bức tranh đời sống nơi phố huyện:về thiên nhiên lthời gian; âm thanh;dinh hoạt của con người...Tất cả những khía cạnh ấy đều góp phần tạo nên bức tranh đời sống như một thực thể sống. Dàn ý chi tiết: 1.1. Thời gian: - Thời gian nơi phố huyện nghwò trong truyện ngắn Hai đứa trẻ dương như ngưng đọng ,vì sự trôi đi hết sức chậm cạhp:Tiếng trống thu không gọi buổi chiều về.Buổi chiều như còn mải mê ở tận đâu. Đến tiếng trống thu không cũng chẫm rãi ,gọi nhưng chưa phải là thúc giục. - Thời gian ấy là một sinh thể già cỗi, đánh giấu sự tàn lụi,già nua.Khi mặt trời sắp tắt , đó là cái giờ khắc của ngày tàn .Khi chợ vãn ,tức là lúc sự hoạt động của con người đã hết ,cũng là khi đêm đã khuya. Thời gian ở phố huyện vì thế giới chung quanh con người .Còn chính trong thế giới của con người , âm thanh đó cũng ít ỏi chẳng kém gì.Khi chợ vãn thì những tiếng ồn ào cũng mất theo bước chân của con người. Lúc trời nhá nhem tối ,cái chợ “tự khát” mọc lên.Người ta trao đổi với nhau ,nhưng có lời ma không có tiếng.Có chăng là tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi ,một bà già hơi điên, Đó là thứ tiếng duy nhất phát ra, nhưng người ta không thấy người vì không dám nhìn ,hoặc không cần ngoảnh lại cũng biết là ai. 1.2. Không gian - Không gian nơi phố huyện vào buổi chiều tối là không gian mà bốn tối chiếm dần,chiếm đầy. Đến đôi mắt của con người (Liên) ,bóng tối cũng ngập đầy dần.Thứ bóng tối ấy trong truyện , được nhà văn miêu tả như một nhân vật .Nó chẫm rãi bước tới nhưng không ai cưỡng lại được. Ban đầu,người ta biết nó đến khi tiếng trống thu không vang lên ,lớn dần, nhiều hơn khi trời nhá nhem ,rồi chứa đầy các đường phố và các con ngõ con.Chưa đủ,cả con đường thăm thẳm ra sông ,con đường qua chợ về nhà,các ngõ vào làng nơi đâu cũng tối hết cả .Tới khi bóng tối bao bọc chung quanh thì phố huyện trở thành thế giới của bóng tối. - Trong cái không gian chứa đầy bóng tối ấy,sự hiện diện của ánh sáng càng làm bóng tối sẫm đen hơn . Ánh sáng mặt trời đỏ rực như lửa của hòn than sắp tàn.Chống lại bóng tối ,con người thắp đèn lên.Nhưng những ánh đèn leo lét khiến chi họ thêm lẻ loi, đơn chiếc trong một thế giới mà bóng tối đang lần lượt :Những nguồn sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng,một bên tối. Ánh đèn nơi gánh phở của bác Siêu chỉ là chiếu sáng nhỏ một vùng đất cát với trong cửa hàng . Ánh sáng ngọn đèn của Liên ,ngọn đèn vặn nhỏ thưa thớt từng hạt sáng lọt qua phến nứa.Về phía huyện ,chỉ thấy một chấm lửa nhỏ và lơ lửng đi trong đêm tối. 2. Bức tranh đời sống con người : 2.1 Sự nghèo khổ: - Trẻ con nhà nghèo lom khom trên mặt đất đẻ nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre ,hay bất cứ thư gì có thể dùng được của những người bán hàng để lại. - Phố đêm nhưng chỉ cái hàng nước của chị Tý ;gánh phở của bác Siêu; vợ chồng bác Xẩm. - Chị em Liên :Cả nhà bỏ Hà Nội về quê , vì thầy Liên mất việc .Một gian nhà bé thuê lại của bà lão móm,ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình ;bố mẹ Liên làm hàng xáo.Liên trông thấy trẻ em nghèo động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng nó. 2.2 Sự đơn điệu: - Công việc lặp lại ,tẻ nhạt ,có phần máy móc :Chị Tý hàng ngày đi mò cua bắt tép ,tối đến mới dọn cái gánh hàng nước dưới gốc cây bàng,chả kiếm được bao nhiêu.Bác Siêu lặng lẽ gánh phở ra phố rồi lầm lũi gánh về .Khi đoàn tầu đi qua ,hoạt động của một ngày chấm dứt ,cả phố rơi vào bóng đêm . - Sự đơn điệu ,tẻ nhạt hiện lên cả trên nét mặt ,cử chỉ ,lời nói của từng con người .Trong truyện ,thỉnh thoảng có những mẩu đối thoại ,nhưng lời đó là những lời chiếu lệ,bởi có lẽ ngày nào người ta cũng hỏi và trả lời những câu đấy.Thành ra ,khi Liên hỏi Tý vì sao dọn hàng muộn thì chị Tý để chõng xuốn đất ,bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời trả lời.Sau khi kê xong chõng , ghế , dịch ngọn đèn Hoa Kì lại ngồi têm trầu trong lúc thằng con loay hoay nhóm lửa nấu nồi nước chè ,bấy giờ chị Tý mới ngẩng đầu lên nói với Liên câu thứ hai trong buổi tối .Mà đó là một trong ba câu nói của chị Tý trong buổi tối rất dài từ lúc mặt trời chưa tắt đến giữa khuya! Sự đơn điệu không riêng gì ở Tý .Một buổi chiều tối bác Siêu chỉ nói có hai câu.Câu trước là lời đáp vẩn vơ :Hôm nay là lúc bác nghển cổ nhìn ra phía ga lên tiếng: Đèn ghi đã ra kia rồi .Ngay cả chị em Liên ,những người trẻ nhất ở phố huyện ,sự đơn điệu còn hiện ra ở cách tính toán hàng bán cuối ngày ,trong dánh đi ,dáng ngồi. Sự vô vọng: - Cuộc sống ngưng đọng ,con người sống tẻ nhạt .Người ta buồn không rõ nguyên do gì cụ thể ,nhưng bàng bạc ,man mác hết cõi lòng. Người cảm nhận sâu sắc nhất nỗi buồn ấy chính là Liên .Cứ n\mỗi chiều,khi đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần thì cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị.Liên không hiểu sao ,nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. - Con người không có gì để chờ đợi ,mơ ước ngoài việc hằng đêm trông thấy chuyến tàu đi qua .Nhưng đoàn tầu ấy đến rồi đi thoáng chốc để lại phố huyện tịch mịch và đầy bóng tối. 3. Cảm nhận về bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo: 3. 1. Đó là bức tranh chân thật và đầy xúc động về số đông những con người bình thường trong xã hội cũ,trước năm 1945 .Họ không chỉ nghèo khó về vật chất mà còn thiếu thốn cả niềm vui tinh thần. 3. 2. Phản ánh chân thực bức tranh đời sống ấy,Thạch Lam đã âm thầm bày tỏ tiếng nói đầy thương đối với những kiếp người nhỏ bé mcơ cực ,sống quẩn quanh ,bế tắc không hạnh phúc ,không tương lai ,những con người bị chôn vùi trong những kiếp sống vô danh,vô nghĩa ở xã hội cũ. Đây cũng chính là nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam khi ông tỏ ra hết sức nhạy cảm với những thân phận bé nhỏ ,những kiếp sống tù mù ,dờ dật trong bóng tối. Bài làm: Nếu như các nhà văn thuộc Tự Lực Văn Đoàn miêu tả cuộc sống với tất cả những gì đẹp nhất ,tronh sáng nhất thì Thạch Lam lại tìm cho mình một lối đi riêng.Dưới con mắt của ông , đời không chỉ có tình yêu mãnh liệt đến quên cả trời đất ,quên cả mọi người mà còn có cả những nỗi đau .Ngòi bút Thạch Lam hoà cùng cuộc sống ,lách vào sâu những ngõ ngách tâm hồn con người để từ đó chắt lọc ra cả một bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo (Hai đứa trẻ) mà ở đó bóng tối đè nặng lên cuộc sống cùng cực ,lẩn quẩn của con người. Bức tranh đời sống phố huyện bắt đầu với cảnh nhá nhem tối và kết thúc với cảnh chờ tầu của chị em Liên và mọi người.Toàn bộ bức tranh là bóng tối ,bóng tối lan toả ,bao trùm lên cảnh vật ,tạo nên bầu không khí nặng nề ,u uất.Dường như cuộc sống ở đây chỉ có một mầu đen xám xịt .Bóng tối ở rặng tre ,bóng tối ở góc quán ,bóngtối ở ánh sáng lập loè của đom đóm. Tất cả ,tất cả đều chìm vào bóng tối .Cuộc sống con người nơi phố huyện vốn đã không sung túc gì lại bị màn đêm bao trùm , đè nặng lại càng trở nên côi cút ,lẻ loi đến tội nghiệp . Đâu đó vài đứa trẻ nhặt nhạnh nơi góc chợ hoang vắng vào lúc nửa đêm .Chị em Liên quanh quẩn cùng quán hàng xén vốn đã vắng khách .Hàng phở của bác Siêu lặng lẽ lăn bánh ...Những hình ảnh lẻ loi , đơn chiếc ấy cùng vài ánh sáng nhỏ nhoi không đủ để xua tan bóng tối dày đặc ,lan toả đang dần đẻ lên cuộc sống của họ -những con người mà số lượng có thể đếm được trên đầu ngón tay “mấy chú” , “mấy người” .Bóng tối cùng người bạn đồng hành của mình là sự im lặng đã thống trị trên cõi người .Thời gian bỗng chốc trở nên im lặng , uất ức đén kỳ lạ. Không gian bị thu hẹp còn vài mảnh đời nho nhỏ .Không khí nặng nề như dồn nén bao nhiêu uất nghẹn của kiếp người .Bửctanh ấy gợi lên bao nỗi xót xa. Nhưng Thạch Lam -người nghệ sĩ của tâm hồn ấy ,không dừng lại ở khắc hoạ bóng tối.Bóng tối đã đáng sợ nhưng cuộc sống quẩn quanh ở góc phố còn đáng sợ hơn .Họ ở đây chỉ toàn những người nghèo . Đó là gia đình chị em Liên ở do túng quẫn mà phải về phố huyện. Đó là bà cụ Thi hơi điên;là gia đình bác Xẩm ;là gánh hàng chị Tý ;là quán phở của bác Siêu... Những mảnh đời nghèo khó nơi phố huyện tụ họp lại không đủ để làm nên cuộc sống ồn ào.Cả một sự tẻ nhạt đén kinh khủng hiện ra .Chỉ qua một chi tiết nhơ:Chị em Liên không ngoái lại cũng biết tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi ,nhìn đốm sáng xanh lúc ẩn lúc hiện đằng xa cũng biết là gánh phở của bác Siêu .Dường như bao năm ,bao tháng rồi họ chỉ một công việc lặp đi lặp lại đó.Một công việc nhàm chán ,tẻ nhạt như chính cuộc đời họ.Nhưng sự việc ấy làm cho cuộc sống của họ thêm tù túng ,ngột ngạt ,không có lối thoát ,không biết đi đâu . Đối với họ,tương lai dường như không có mà chỉ có thực tại u buồn,quẫn bách .Trước mắt họ ,tương lai đã khép kín cánh cửa. Họ không hy vọng điều gì ,không ngóng đợi ai .Hiện tại chỉ là những nghèo khó,cơ cực ,tù túng cùng những công việc nhàm chán .Bức tranh ấy xoay lên nỗi đau trong tâm hồn độc giả ,bật lên thành những tiếng kêu uất ức mà không có lời giải đáp. Tất cả những hành động ,sự việc và cuộc đời con người ở phố huyện nghèo đều lặp lại và nhàm chán.Duy chỉ có con tàu tuy vẫn lặp lại nhưng không nhàm chán .Con tàu là hiện thân của ước vọng ,của tương lai đối với mọi người .Ho tìm kiếm với con tàu ,chờ đợi nó không phải chỉ để buôn bán mà còn đón chờ một cái gì lạ lẫm đối với cuộc sống chung quanh vốn đã đơn điệu .Con tàu đó với tiếng máy gầm phá tan bầu không khí vốn u uất lặng nề, với ánh sáng chói lọi ,rực rrỡ xé toang màn đêm bao phủ rồi lại rơi vào tối tăm như cũ .Với chị em Liên ,con tàu còn là hiện thân của quá khứ huy hoàng với cuộc sống sung túc ở Hà Nội ,là chút gì mới mẻ ở hiện tại và cả niềm mơ ước ở tương lai.Hình ảnh con tàu vụt qua đã làm giảm bớt sự bế tắc tù túng của cuộc sống để lại ước mơ - một ước mơ hết sức tội nghiwpj cho mõi con người ... Nếu như nhà văn thuộc Tự Lực Văn Đoàn đã xa rời thực tại ,thi vị hoá cuộc sống thì Thạch Lam lại gắn chặt với ngòi bút với đời sống ,dù ông là thành viên củ cốt của văn đàn ấy.Nếu đồng nghiệp của ông ca ngợi tình yêu khi say đắm ,khi đâu đớn ,lúc xô bờ (Hồn bướm mơ tiên, trăng sáng ,tình tuyệt vọng...)thì Thạch Lam lại đến với tình người. Văn chương Thạch Lam lay động đến cõi sâu thẳm của tâm hồn con người và thức tỉnh họ bằng những nỗi đau.Với phong cách vừa lãng mạn ,vừa hiện thực ,ngòi bút Thạch Lam thực sự xuất xắc khi viết về cuộc sống con người nghèo khổ ,cùng nỗi đau âm thầm ,nhẹ nhàng nhưng khi sắp sách lại ta không sao quên được. Không phải là những nụ cười đến thắt ruột ,cười ra nước mắt của Nguyễn Công Hoan ,không phải là cái xót xa đến tận xương tuỷ như Nam Cao nhưng những trang văn nhẹ nhàng ,tinh tế và sâu lắng của Thạch Lam đã lột tả hết cuộc sống phố huyện và cũng là cuộc sống của xã hội Việt Nam tù túng ,ngột ngạt đương thời , đem đến cho người đọc những tình cảm thương xót đầy tính nhân bản. Dù chưa mạnh mẽ và nhất quán ở hành động như một số nhà văn giàu tính cách mạng ,nhưng với quan niệm nghệ thuật sâu sắc và đúng đắn :Văn chương không phải là một cách để thoát ly hay lãng quên ,mà trái lại ,văn chương “phải thực sự là thứ vũ khí thanh cao và đắc lực”,là tiếng kêu thương thoát ra từ những kiếp lầm than ,khổ cực ,Thạch Lam đã khác xa với những nhà văn lãng mạn cùng thời và bức phù điêu quý giá ấy của ông nơi Hai đứa trẻ sẽ còn mãi xúc động đối với người đọc. Sưu tầm!
Hoàng Bảo Châu
Hoàng Bảo Châu
Trả lời 4 năm trước

em tham khảo nhé

Tác giả Thạch Lam là một thành viên của nhóm “Tự lực văn đoàn”, tuy nhiên ông lại mang một phong cách sáng tác riêng biệt, không thể lẫn lộn với bất cứ nhà văn nào. Lời văn của ông nhẹ nhàng mà sâu sắc, man mác và dìu dặt. Truyện “Hai đứa trẻ” là tiêu biểu cho những câu chuyện không có cốt truyện, mọi thứ được viết bằng chất liệu nhẹ mà sâu lắng. Truyện ngắn đã vẽ lên bức tranh khung cảnh phố huyện nghèo với những mảnh đời tăm tối, lầm lũi trong xã hội.

Sự nhẹ nhàng trong câu chuyện đã làm nên nét độc đáo trong văn của Thạch Lam, ông luôn khiến cho người đọc nhân ra sự tinh tế trong tâm hồn và trong những câu văn. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của hai chị em Liên và An tại phố huyện nghèo với những công việc nhàn nhạt lặp đi lặp lại hàng ngày. Qua cuộc sống của hai chị em cũng như một số nhân vật khác, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc về hoàn cảnh, cuộc sống và những khó khăn mà họ đã trải qua. Khung cảnh phố huyện nghèo hiện lên ở những câu văn đầu tiên “Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa đê gọi buổi chiều…”.

Một buổi chiều tàn, cả cảnh vật và con người đang đắm chìm vào cái buồn man mác của nắng chiều. Khác với những cảnh chiều tàn quen thuộc trong văn học, không có hình ảnh cánh chim bay về tổ hay sự sum vầy đoàn viên, nhưng cảnh chiều vẫn nhuốm thẫm màu buồn. Đó là một phố huyện nghèo nàn, khung cảnh buổi chiều tà trên chợ tàn đã thể hiện rõ điều đó: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn với cát bụi quen thuộc quá khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Chỉ bằng vài câu văn, toàn bộ khung cảnh của một khu phố nghèo lúc ngày tàn đã hiện lên trước mắt người đọc với sự héo úa, tiêu điều, hiu quạnh và ô nhiễm.

Tác giả vẽ nên khung cảnh ấy làm cho người đọc liên tưởng tới chính hiện thực xã hội bấy giờ của miền Bắc nước ta, mọi thứ từ cảnh vật dến con người dường như đều không còn sự sống, chông chênh và mờ nhạt, hằn rõ sự nghèo đói. Khu phố huyện nghèo ấy là một không gian vắng lặng và đìu hiu, bóng tối bom trùm khắp các con ngõ, khắp cảnh vật và cả con người. Bóng tối xuất phát từ nhiều thứ, từ đám mây sắp tàn, rặng tre đen kịt, tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve trong góc nhà,…Bóng tối thật đáng sợ, nó len lỏi và bao trùm lên mọi thứ, cũng giống như số phận và cuộc đời tăm tối của những người dân nơi đây.

Trong cái u ám ấy xuất hiện bóng dáng những đứa trẻ “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất lại tìm tòi…nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được. Liên động lòng nhưng chính chị cũng không có tiền cho chúng”. Bức tranh ấy thật ẩm đạm, éo le và vô cùng chân thực, sự xuất hiện của những con người nghèo khổ đã làm nhân đôi thêm vẻ nghèo và cái khốn khó của mảnh đất nơi đây. Trong phố huyện ấy có nhiều số phận khác nhau, mỗi người được miêu tả với gương mặt và cuộc sống riêng.

Chị Tí mò cua bắt tép cả ngày tối đến vẫn cố mở hàng nước dù “chẳng kiếm được bao nhiêu”, bác phở Siêu cả buổi chẳng bán được đồng nào, hay chính hai chị em Liên đang bán hàng giúp mẹ trong gian hàng nhỏ thuê lại của người khác. Tất cả họ đều đang chung số phận nghèo đói, họ lẳng lặng, cần cù và lặng nhìn theo cái đói nhưng không làm gì được. Kiếp người khổ cực ấy còn được thể hiện rõ hơn ở bà cụ Thi điên, uống rượu say rồi cười khanh khách, lảo đảo đi, khiến người đọc thấm thía và xót xa những kiếp người sống trong uất ức, bức ép, sống dật dờ. Tất cả họ đều mong ngóng và chờ đợi một cái gì đó tươi sáng hơn, mong một chuyến tàu từ Hà Nội về sẽ mang theo sự huyên náo, ồn ào và tấp nập hơn nữa. Chuyến tàu có lẽ chính là ánh sáng của niềm tin, là khát vọng được vươn ra ánh sáng và cuộc đời tốt đẹp hơn của những con người tại nơi phố huyện nghèo này.

“Hai đứa trẻ” tuy không phải truyện lên án sâu sắc tới những vấn đề trong xã hội, nhưng chính sự nhẹ nhàng, không gân guốc ấy lại khiến cho người đọc thấy ám ảnh về những mảnh đời và mảnh đất sống trong nghèo nàn, khổ cực, lầm than trong những năm đất nước ta còn chìm trong bom đạn.