Xin hỏi kinh nghiệm chụp ảnh sinh nhật cho trẻ nhỏ?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước
[b]Ảnh chụp sinh nhật bé thường gặp nhiều khó khăn do người chụp thường băn khoăn trước vô số màu sắc, khuôn mặt cũng như sự lộn xộn của chuyển động.[/b] Bạn luôn muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp vào bữa tiệc mừng sinh nhật của bé, tuy nhiên, thường gặp nhiều khó khăn do hạn chế về mặt kỹ thuật cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm chụp cho trẻ nhỏ. Bạn sẽ phải băn khoăn trước vô số màu sắc, khuôn mặt cũng như sự lộn xộn của các chuyển động. Điều kiện thiếu sáng và thời gian cho mỗi bức hình rất ngắn cũng đem lại khá nhiều phiền toái. Một số gợi ý sau của trang [i]Digital Photography School[/i] sẽ giúp bạn có được những tấm hình lưu niệm ưng ý cho bé. [b] 1. Cử người chụp ảnh trong suốt buổi tiệc[/b] [gallery]/3/ziu1267547448.jpg[/gallery] Những bức ảnh đẹp luôn xuất phát từ góc nhìn của người cầm máy. Không có gì tệ hơn khi bữa tiệc sắp bắt đầu và bạn phát hiện ra chiếc máy ảnh của gia đình vẫn chưa được giao cho ai. Bạn thì quá bận bịu để có thể vừa phục vụ lũ trẻ, vừa vui chơi và chụp ảnh cho chúng. Đa số người đến dự sẽ sẵn lòng giúp với ý nghĩ hết sức đơn giản, chỉ việc đưa máy về chế độ "tự động" và giơ lên chụp khi cần thiết. Thông thường, trong những trường hợp như vậy, bạn sẽ nhận được những bức ảnh rất tệ với bố cục lộn xộn và nhiều vùng thiếu hoặc thừa sáng quá mức, đôi khi còn bị nhòe hoặc lóa. Nên giao máy cho một người nhiệt tình và đảm bảo rằng người đó sẽ không quá mải mê vui chơi cùng trẻ mà quên mất nhiệm vụ quan trọng. Nếu người đó có hiểu biết về nhiếp ảnh thì càng tốt. Phụ nữ thường là những người phù hợp nhất vì họ dễ dàng tiếp cận trẻ để chụp mà không làm chúng mất tự nhiên. Để đảm bảo ưng ý, bạn cũng nên trực tiếp cầm máy ảnh trong một số thời điểm quan trọng như lúc trẻ thổi nến, lúc trẻ cắt bánh hay bóc quà... [b]2. Học theo cách nhìn của trẻ[/b] [gallery]/3/xpl1267547449.jpg[/gallery] Học theo cách nhìn của trẻ để có được bức ảnh tự nhiên nhất. Nếu bạn là người cầm máy, hãy cố gắng học theo cách nhìn của trẻ. Trước hết, ngồi xuống thấp với chúng và chụp hất ngang từ hông hoặc ngực trở lên. Sẽ là sai lầm lớn khi bạn cứ đứng từ trên cao và chĩa xuống đám trẻ dưới chân mà chụp. Những bức ảnh thu được sẽ thiếu một phần quan trọng nhất, đó là khuôn mặt - nơi biểu lộ cảm xúc quan trọng nhất. Ngoài ra, khi ngồi xuống thấp, việc bố cục theo kiểu chụp chân dung sẽ đơn giản hơn rất nhiều. [b]3. Thay đổi góc nhìn của ảnh[/b] [gallery]/3/bni1267547449.jpg[/gallery] Thay đổi góc nhìn giúp ảnh đỡ nhàm chán. Đôi khi, việc thay đổi góc nhìn sẽ khiến những bức ảnh trở nên rất đặc biệt và sinh động. Chẳng hạn, bạn có thể đứng từ một nơi rất cao, như ban công tầng hai hay đơn giản là trên một chiếc ghế nhựa để chụp toàn cảnh của buổi sinh nhật. Hay có thể cúi xuống rất thấp và giảm tiêu cự ống kính để thu được những khuôn mặt trẻ xung quanh bàn tiệc. Bạn cũng có thể đứng từ xa lấy ngang toàn bộ bữa tiệc và căn nhà nhỏ của mình và zoom lại gần để lấy một số khuôn mặt hay các vật dụng có trong bữa tiệc. Việc phối hợp các góc nhìn khác nhau sẽ khiến cho những bức ảnh sau này đỡ nhàm chán và không bị trùng lặp. 4. Thiết lập lại cân bằng trắng Phần lớn những bữa tiệc sinh nhật của trẻ diễn ra trong nhà hoặc ngoài hiên. Thời điểm tổ chức cũng hay vào tầm chiều hoặc tối. Do vậy, điều kiện ánh sáng khá phức tạp và thường không đủ cho những thước chụp nhanh. Đôi khi tính năng tự động cân bằng trắng trên các máy du lịch hoạt động kém chính xác. Ánh sáng đèn dây tóc hoặc đèn natri công suất mạnh thường có xu hướng làm màu trên ảnh bị ngả vàng ấm. Bạn nên học cách thiết lập cân bằng trắng bằng tay khi phát hiện ra sự sai lệch này quá lớn. Tốt nhất, hãy thử một vài kiểu ảnh và cài đặt các thông số chuẩn trước khi bữa tiệc diễn ra. [b]5. Chú ý đến những chi tiết nhỏ[/b] [gallery]/3/ptn1267547450.jpg[/gallery] Những chi tiết nhỏ làm cho bộ ảnh thêm sinh động. Một cách để làm cho album ảnh lưu niệm của bé thêm sinh động, đó là chụp những chi tiết nhỏ của bữa tiệc. Thay vì cứ chăm chú ghi lại hết những khuôn mặt, bạn có thể chụp một góc chiếc bánh sinh nhật ngon lành, những quả bóng bay sặc sỡ hay những món quà được bọc tỉ mỉ... Đối với những bức hình tĩnh vật kiểu này, bạn nên tiến lại gần và cố gắng đưa hết đối tượng vào khung hình. Không nên cho hậu cảnh thừa vào ảnh. [b]6. Phả nhẹ đèn flash hoặc sử dụng tản sáng[/b] [gallery]/3/fnq1267547576.jpg[/gallery] Tản sáng (Bounce Diffuser). Ánh sáng tự nhiên luôn đem lại những bức ảnh có màu sắc trung thực và độ nét tốt. Tuy nhiên, đối với những bữa tiệc tổ chức trong nhà, điều này thường khó được đáp ứng. Bạn có thể nâng ISO lên một chút hoặc sử dụng những ống kính mở lớn để khắc phục. Nếu tình hình vẫn không khả quan hơn, bạn buộc phải sử dụng đèn flash. Một đặc điểm dễ nhận thấy nhất là không gian cho bữa tiệc thường khá rộng với nhiều đối tượng cần ghi lại, trong khi khả năng phủ sáng của đèn flash thường có hạn. Mặc khác, sử dụng flash với công suất phát mạnh nhất sẽ làm cho những vật ở gần thường có xu hướng bị thừa sáng hoặc nhợt màu do máy không thể cân bằng trắng chuẩn cho toàn cảnh. Với một số model du lịch có cơ chế điều khiển nguồn flash, bạn nên phả nhẹ sáng vào mặt đối tượng và thu hẹp độ sâu trường ảnh để tránh ghi lại những mảng tối phía sau. Với đèn flash rời, điều này rất dễ thực hiện. Bạn có thể phả mạnh flash vào tường hoặc sử dụng miếng tản sáng gắn lên đèn để ánh sáng hắt vào đối tượng đều hơn. Nói chung, nên hạn chế việc đánh đèn với công suất mạnh trực tiếp vào đối tượng cần chụp. [b]7. Tìm hiểu trước diễn biến buổi tiệc[/b] [gallery]/3/usf1267547549.jpg[/gallery] Vị trí thích hợp luôn là ở gần đám trẻ. Tìm hiểu trước diễn biến buổi tiệc để sẵn sàng tay máy cho những khoảnh khắc đẹp. Sẽ rất đáng tiếc nếu như trong lúc trẻ sắp thổi nến mà bạn vẫn đang loay hoay với các thông số phơi sáng, nhạy sáng, độ mở... Cũng nên tìm trước cho mình vị trí phù hợp để bắt kịp những diễn biến bất ngờ có thể xảy ra. Vị trí này thường là khoảng giữa căn phòng, khu vực gần đám trẻ. [b]8. Tâm lý thoải mái[/b] Tạo cho mình tâm lý thoải mái khi chụp và không nên coi việc này như là một nhiệm vụ nặng nề. Việc bố cục ảnh trong bữa tiệc rất khó bởi hạn chế về không gian cũng như có nhiều đối tượng và chuyển động cần ghi lại. Do vậy, nếu những bức hình chưa thật sự ưng ý, bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy cố gắng chụp nhiều và thay đổi góc nhìn liên tục. Ngoài ra, cũng nên gần gũi, hòa đồng với trẻ để ghi được những khoảnh khắc tự nhiên và sinh động nhất. [b] 9. Lên kế hoạch[/b] [gallery]/3/cdx1267547550.jpg[/gallery] Bạn sẽ dễ dàng "bắt" được những khoảnh khắc bất ngờ nếu có dự tính trước. Dành thời gian suy nghĩ về những kiểu ảnh bắt buộc phải có trong bữa tiệc, chẳng hạn ảnh chân dung trẻ bên cạnh bố mẹ hay bạn bè. Nên tham khảo ý kiến mọi người về kiểu ảnh và tư thế họ muốn. Ngoài ra, có thể lên kế hoạch nhằm chụp một số đồ vật của bữa tiệc như những ngọn nến, bánh sinh nhật, chùm bóng bay hay "bắt đứng" những khoảnh khắc ngộ nghĩnh của trẻ khi chơi đùa... [b]10. Chụp ở chế độ liên tiếp [/b] Nên đặt máy thường trực ở chế độ chụp liên tiếp (Continuous Mode hoặc Burst Mode) để thu được những khoảnh khắc thú vị hiếm gặp. Ngoài ra, việc chụp nhiều ảnh trong một thời gian ngắn sẽ giúp bạn dễ dàng lựa ra tấm tốt nhất để in ấn sau này. [b] 11. Một số chú ý khác[/b] [gallery]/3/vyb1267547548.jpg[/gallery] Đưa cả người lớn và trẻ em vào trong khung hình. Dành một vài kiểu ảnh để mô tả lại công việc chuẩn bị trước bữa tiệc và dọn dẹp khi tiệc tan. Trong khi chụp, bạn cũng có thể đưa cả người lớn và trẻ em vào bố cục khung hình. Ngoài ra, nên bắt chuyện với đám trẻ và phụ huynh của chúng ngay từ đầu. Hãy phân bố đều các kiểu ảnh để không làm mất lòng một vài người sau này. Không nên chỉ chăm chú tập trung vào đối tượng chính của buổi tiệc và những người thân thiết của bạn. [b][right] (Theo sohoa.net)[/right][/b]
Trịnh Tuấn Ngọc
Trịnh Tuấn Ngọc
Trả lời 14 năm trước
Máy ảnh giúp chúng ta ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất để lưu làm kỷ niệm. Tuy nhiên, lỗi trong khi chụp ảnh là điều khiến tấm ảnh trở nên “xấu tệ”. Sau đây là cách khắc phục 5 lỗi phổ biến nhất trong khi làm “phó nháy”. 1. Bố cục ảnh lộn xộn Đôi khi ống kính “trệch hướng” khỏi điểm nhấn của khung cảnh sẽ khiến cho tấm ảnh trở nên “vô duyên”. Sau đây là mẹo nhỏ giúp bạn biết cách xây dựng bố cục cho bức ảnh. Cách 1: Nguyên tắc 1/3 Đây là nguyên tắc của những nhiếp ảnh gia gạo cuội truyền lại. Bạn nên tuẩn thủ nguyên tắc 1/3 để cho ra những sản phẩm đẹp nhất có thể. Hãy tượng tượng 3 đường thẳng dọc và ngang màn hình cắt nhau, tạo ra 9 khung hình. Lúc này, điểm nhấn của bức ảnh sẽ là điểm giao nhau giữa hai đường thẳng. Nên nhớ không để điểm nhấn của ảnh nằm giữa tấm ảnh. Cách 2: Chụp nhiều ảnh với các góc độ và khoảng cách khác nhau Hãy chụp thật nhiều ảnh tại các góc độ và khoảng cách khác nhau để có nhiều lựa chọn ảnh đẹp hơn. Đồng thời, bạn cũng nên chụp thử ảnh theo chiều ngang, dọc của camerra - biết đâu chỉ một sự thay đổi nhỏ trong khung hình lại cho những kết quả thú vị. Cách 3: Tránh để hình nền Bạn nên tìm cách loại bỏ khung cảnh nền gây nhiễu tấm ảnh bằng cách tiến sát gần đối tượng cần chụp. Hoặc, có thể sử dụng chế độ chụp ảnh Portrait có sẵn trong máy ảnh. Chế độ này sẽ tập trung thu hình của đối tượng và khung cảnh sẽ bị làm mờ. Và, một cách khác nữa là bạn cũng có thể chỉnh tay khẩu độ của máy xuống mức thấp, ví dụ như f2.8 để làm mờ hình nền. 2. Ánh sáng yếu Chụp ảnh là ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ nhất và ảnh chụp sẽ được hài lòng nếu như ánh sáng chiều lòng “tay máy”. Không phải lúc nào, ảnh sáng cũng đủ sáng để chúng ta dễ dàng chộp lại những thời khắc đẹp nhất. Sau đây là những mẹo hay giúp bạn chụp ảnh đẹp ở trong nhà và ngoài trời. Cách 1: Ánh sáng quá chói hoặc quá tối Máy ảnh số thường bị nhiễu với những điều kiện ánh sáng không cân bằng, ví dụ như quá sáng hoặc quá tối. Thế nên, ảnh chụp cũng dễ bị thiếu sáng hoặc quá sáng ngoài mong đợi. Trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn nên chụp ảnh ở chế độ ban đêm, hoặc chỉnh ISO xuống mức thấp 50 hoặc 100 để lấy ảnh chi tiết hơn trong điều kiện thiếu sáng. Sử dụng tripod hoặc giữ vững tay chụp để tránh rung tay làm mờ ảnh. Trong ánh sáng quá chói, bạn nên chụp ở chế độ Beach hoặc Sunshine, hoặc bạn nên chỉnh tay để chụp ảnh với tốc độ trễ cửa trập nhanh để kiểm soát ánh sáng. Cách 2: Chụp ảnh trong nhà Nếu chụp ảnh trong nhà, bạn nên tránh dùng đèn flash chiếu sáng mà nên tận dụng ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt: kéo rèm che, mở cửa hoặc bật đèn neon trong nhà để tăng ánh sáng cho khung cảnh. Đèn flash làm cho màu sắc không được thật, làm bóng hình, đặc biệt gây hiệu ứng xấu khi chụp chân dung (portrait). Bạn không nên chụp ảnh ngược sáng: đối tượng chụp đứng trước ánh sáng, để cho ảnh không bị nhòe hình. Cách 3: Chụp ảnh ngoài trời Cố gắng chọn hướng chụp sao cho ánh sáng mặt trời chiều từ phía sau người bạn. Góc chụp này sẽ cho ảnh đẹp nhất, đối tượng chụp sáng hơn. Chụp ảnh lúc bình minh hoặc hoàng hôn cho ảnh rất ấn tượng, còn chụp ảnh vào buổi trưa thì chất lượng ảnh không được tốt, ánh mặt trời làm cho ảnh bị lóa. Các tay máy cũng nên tận dụng những ngày nhiều mây để chụp ảnh. Kết quả sẽ rất bất ngờ đấy! 3. Hiện tượng mắt đỏ Hiện tượng mắt đỏ làm hỏng cả một tấm ảnh. Hiện tượng này xảy ra do võng mạc của đối tượng chụp phản chiếu lại ánh sáng của đèn flash. Để khắc phục hiện tượng này, bạn có thể có nhiều cách để tránh cho ánh sáng của đèn chiếu thẳng vào mắt đối tượng chụp. Sau đây là những cách giúp bạn tránh xảy ra hiện tượng mắt đỏ. Cách 1: Không dùng đèn flash Cố gắng không dùng đến đèn flash nếu có thể - nó là nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng mắt đỏ. Tốt nhất, bạn nên bật đèn trong nhà hoặc kéo rèm che cửa sổ để tăng ánh sáng cho căn phòng. Cách 2: Không nhìn vào ánh sáng Bạn nên yêu cầu đối tượng chụp nhìn vào camera nhưng không nhìn trực tiếp vào ống kính. Cách 3: Sử dụng cài đặt chống mắt đỏ Bạn nên tận dụng chức năng loại bỏ hiện tượng mắt đỏ có trong máy ảnh. Nhiều máy ảnh và máy in ảnh hiện nay cho phép người dùng loại bỏ mắt đỏ trước khi chụp và in ảnh. 4. Ảnh bị mờ Ảnh mờ đôi khi lại là dụng ý nghệ thuật của các phó nháy nhưng nếu mờ quá mức thì đối tượng chụp trở nên “vô hồn”. Sau đây là những cách giúp tăng độ sáng rõ cho bức hình. Cách 1: Giảm tốc độ cửa trập khoảng thời gian giữa thời điểm nhấn nút chụp và thời điểm diễn ra hành động chụp thật sự của máy ảnh được gọi là cửa trập. Chính khoảng thời gian này quá lâu thì ảnh chụp của bạn dễ bị mờ. Nếu bạn phải đợi khoảng gần một giây hoặc lâu hơn để tấm ảnh được chụp thì chắc chắn sẽ bỏ lỡ rất nhiều khoảnh khắc đẹp. Vì thế, bạn nên bấm nút chụp nửa chừng để chờ đến khoảnh khắc đẹp nhất rồi bấm tiếp để chụp ảnh. Cách này sẽ cực kỳ có hiệu quả nếu bạn chụp ảnh nhiều người, đặc biệt là có trẻ nhỏ. Cách 2: Tránh để rung tay chụp ảnh Chỉ cần chuyển động thật nhẹ cũng khiến cho tấm ảnh của bạn bị mờ. Bạn nên sử dụng chân đế tripod hoặc dựa người vào một điểm tựa vững chắc để giữ máy ảnh chắc chắn. Một số máy ảnh có chức năng ổn định hình ảnh - giúp chụp ảnh chuyển động rõ nét. Cách 3: Sử dụng chế độ “Action” Sử dụng chế độ chụp “Action” để chụp ảnh thể thao hoặc những đối tượng chụp đang chuyển động. Máy ảnh sẽ tự động tối ưu tốc độ cửa trập để lưu lại hình ảnh đẹp. Hoặc bạn có thể chỉnh bằng tay để tăng tốc độ cửa trập. 5. Ảnh in kém chất lượng Nếu bạn muốn in ảnh bằng máy in ảnh kỹ thuật số thì cần phải lưu ý đến độ phân giải. Độ phân giải được tính năng megapixel và bạn nên ước lượng tỷ lệ giữa độ phân giải với kích thước ảnh cần in để cho chất lượng ảnh tốt hơn. Cách 1: Sử dụng độ phân giải cao Bạn nên phóng to hay thu nhỏ ảnh trước khi in. Tốt nhất là chụp ảnh ở độ phân giải lớn nhất có thể được. Tuy nhiên, lưu ý, ảnh có độ phân giải lớn chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ. Cách 2: Cắt ảnh ở độ phân giải thấp để gửi email Nếu bạn định gửi ảnh qua e-mail hoặc in ảnh cỡ nhỏ, như 4x6, hay 5x7 thì nên chỉnh ảnh nhỏ chỉ còn 4-5MP. Cách 3: Nhiều máy ảnh hiện nay cho chúng ta tự chọn độ phân giải vì thế bạn có thể tự lựa chọn trước khi bấm máy. Để in ảnh cỡ lớn thì đặt độ phân giải cao còn nếu muốn in ảnh nhỏ hoặc gửi e-mail thì chọn độ phân giải thấp. Theo [url=http://www.tin247.com/%E2%80%9Choa_giai%E2%80%9D_5_loi_thuong_gap_khi_chup_anh-4-28030.html]nguồn[/url]