Tranh đá quý được làm bằng chất liệu gì?

Em sắp mua một bức tranh bằng đá quý, em không biết chất liệu để làm một bức tranh đá trên thị trường hiện nay có phải là đá quý thật không?

tun oi
tun oi
Trả lời 13 năm trước

Tranh ghép đá quý (sau đây gọi là tranh đá quý) ra đời từ thập niên 90 nhưng mãi đến bây giờ người Bình Dương mới thấy sự xuất hiện của chúng.

Có thể nói tranh đá quý đang đi những bước thận trọng đầu tiên để thâm nhập thị trường tranh Bình Dương. Tuy sinh sau đẻ muộn so với những dòng tranh nghệ thuật khác như tranh bướm, tranh ghép gỗ, tranh cát… nhưng tranh đá quý hứa hẹn sẽ “làm mưa gió” ở một thị trường có nền kinh tế phát triển.

Tại hội nghị APEC 14 tổ chức tại Hà Nội năm vừa qua, Việt Nam đã gửi đến các nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị 2 món quà rất đặc biệt, đó là gốm sứ Minh Long I và tranh đá quý của đất Hà thành. Thông tin trên tuy ngắn gọn nhưng cũng khá đủ để người chơi tranh hiểu được giá trị của những bức tranh được vẽ nên rất tài tình bằng các loại đá quý khác nhau. So với những dòng tranh khác thì tranh đá quý có những ưu điểm như dùng các loại đá quý hiếm từ tự nhiên nên màu sắc không phai theo thời gian. Cũng vì sử dụng đá từ tự nhiên không nhuộm màu nên màu sắc tranh rất trung thực, thậm chí khá độc đáo là ở chỗ độ óng ánh, rực rỡcủa đá giúp cho màu của bức tranh thêm sống động, mang đậm hơi thở của thiên nhiên. Theo nhận xét của các chủ cửa hàng bán tranh thì tranh đá quý được xem là “hàng độc” của Việt Nam về lĩnh vực tranh nghệ thuật.

Theo lời của chủ tiệm tranh đá quý Ruby Queen, một tiệm tranh đá quý duy nhất ở Bình Dương thời điểm này cho biết “Tranh đá quý có xuất xứ từ Yên Bái, sau đó đến các tỉnh, thành như Nghệ An, Đà Nẵng, Hà Nội… bởi vì đá sử dụng ghép tranh thường được tìm thấy tại các địa phương này. Các loại đá quý và màu chủ đạo trong một bức tranh là Ruby, Sapphire, Garnet, Zicon… với 4 màu: trắng, đen, vàng, đỏ. Từ các màu sắc chủ đạo trên, với sự tinh tế, khéo léo của người nghệ nhân trong việc chọn kích cỡ, độ đậm nhạt, sự phối màu đá đã cho ra rất nhiều màu tự nhiên của tranh”. Ông cũng cho biết thêm “Hiện tại ở Bình Dương chưa có nơi nào ghép tranh đá quý mà chỉ có các chi nhánh giới thiệu tranh nhằm thăm dò thị trường. Do chỉ mới bước đầu thâm nhập nên giá thành của một bức tranh ở đây khá mềm so với nơi khác như TP.HCM, thậm chí chỉ bằng một nửa. Nếu nhận được sự phản hồi tốt ở đây thì chúng tôi sẽ đặt nơi làm tranh ngay tại cửa hàng”.

Nói tranh đá quý thể hiện đẳng cấp người chơi tranh là ở chỗ giá thành một bức tranh khá cao. Giá trị thấp nhất của tranh khoảng 1 triệu đồng, còn cao nhất thì đến 20 – 25 triệu đồng. Nếu so với các loại tranh vẽ quý hiếm khác với giá vài chục ngàn đô-la, thậm chí vài chục triệu đô-la một bức thì cái giá của tranh đá quý thấp hơn nhiều nhưng nếu so với giá thành các tranh xuất hiện trên thị trường hiện nay thì tranh đá quý đứng vào tốp đầu. Cũng do giá thành mà tranh đá quý khá kén người chơi tranh, chủ yếu là các chủ doanh nghiệp, các chủ trang trại… mua làm quà tân gia hoặc mua về để thể hiện một phần nào đó kinh tế gia đình mình. Một bộ phận không nhỏ người chơi tranh đá quý mới xuất hiện là các lứa đôi có kinh tế khá giả, họ chọn làm ảnh chân dung bằng đá quý trong ngày cưới để thể hiện mong ước tình cảm vợ chồng cũng như màu đá mãi không phai theo thời gian, với một bức chân dung kích cỡ 20x40cm có giá từ 7 – 10 triệu đồng. Sở dĩ tranh đá quý với ảnh chân dung khá đắt so với cảnh thiên nhiên là vì trong số ít các nghệ nhân làm tranh đá quý thì chỉ có vài nghệ nhân làm được tranh chân dung. Cái khó là ở chỗ làm thế nào để những hạt đá không đồng đều kích cỡ, không thể nhuộm hay pha màu có thể làm bật lên được cái thần của một gương mặt người, vì vậy tranh có ảnh chân dung chiếm thời gian ghép lâu hơn và đòi hỏi trình độ nghệ thuật cao hơn.

Một điểm độc đáo khác của tranh đá quý là nguồn nguyên liệu, tức là đá. Mỗi loại đá đặc trưng cho một vùng khác nhau, muốn có nguyên liệu làm tranh phải mất thời gian tập hợp các loại đá, vì màu đá càng phong phú, tranh càng sống động và bắt mắt hơn. Chất keo để kết dính đá cũng là một bí quyết của người làm tranh, nó thể hiện sự sáng tạo của nghệ nhân trong việc tạo ra hỗn hợp keo đặc biệt dùng riêng cho tranh đá quý, bởi để có thể giữ những hạt đá nhỏ li ti qua thời gian dài với nhiều lớp đá chồng lên nhau không phải là đơn giản. Nên nếu bạn có đến những nơi làm tranh mà không được sự đồng ý của nghệ nhân để vào xem các công đoạn ghép thì cũng đừng khó hiểu, đấy là “bảo bối” của họ.

Nhu cầu tinh thần của người dân ngày một nâng cao cùng với sự phát triển của đời sống vật chất. Đây có thể nói là điều kiện rất quyết định cho sự tồn tại và phát triển của dòng tranh khá “vương giả” và tương đối mới này. Sự thâm nhập của dòng tranh đá quý đến Bình Dương sẽ góp phần làm phong phú thêm cho thị trường tranh vốn còn nhiều hứa hẹn. Hi vọng rằng trong thời gian tới đây, tranh đá quý không những thể hiện đẳng cấp của người chơi mà nó còn có thể đến với mọi người phổ biến hơn vì tính nghệ thuật độc đáo của nó.

Nguồn tin: Lạc Thiên
Ngày đăng: 28/11/2007

Tags: tin tức, tranh đá quý
Posted in Tin tức | No Comments »

Triển vọng tranh đá quý

Không phải ngẫu nhiên Lục Yên lại được mệnh danh là vùng đất Ngọc.Ngoài loại đá trắng mỹ nghệ với trữ lượng lớn, Lục Yên còn rất nổi tiếng với thứ đá Ru by quý hiếm mà độ cứng và mầu sắc của nó được xếp vào loại đầu bảng. Trước đây loại đá này chỉ được biết đến qua đồ trang sức, nhưng nay đá quý Lục Yên đã đi vào tranh với một vẻ đẹp khác lạ. Vẻ đẹp ấy nằm ngay trên chính chất liệu, điều đó làm nên nét đặc trưng riêng của tranh đá quý.

Được du nhập từ Thái Lan vào đất Ngọc cuối những năm 90 của thế kỷ trước, sản phẩm tranh đá quý Lục Yên giờ được nhiều người yêu tranh trong và ngoài nước biết đến. Và không chỉ đơn thuần là một sản phẩm hàng hoá, tranh đá quý Lục Yên còn được xem như một thứ quà quý và sang trọng thể hiện tình thân hữu trong mối quan hệ giao lưu, đối ngoại của không ít doanh nhân và chính khách.

Hiện nay, huyện Lục Yên có 24 cơ sở sản xuất tranh đá quý, tập trung chủ yếu ở thị trấn Yên Thế. Mỗi năm các cơ sở này thu về cho huyện trên dưới 15 tỷ đồng và giải quyết việc làm ổn định cho gần 200 lao động địa phương. Với 3/4 lượng nguyên liệu chính sẵn có tại địa phương, đá quý mầu tự nhiên ở Lục Yên đủ để nghệ nhân thoả sức sáng tạo. Nghề làm tranh đá tỷ mỷ và cũng lắm công phu.

Dù quy mô lớn hay nhỏ thì các công đoạn sản xuất tranh vẫn tuân theo cách chế tác thủ công. Giá trị của tranh đá không hoàn toàn phụ thuộc vào lượng và giá trị của chất liệu làm nên tranh mà nó được nhìn nhận ở góc độ nghệ thuật; ở sự nông – sâu, sự phối mầu, chuyển cảnh tinh tế hay thô lộ thông qua kích cỡ, độ sáng tối kỳ ảo của sắc đá.

Không ồn ào và chóng vánh qua nhanh như thời của đá đỏ Ru by, sau gần chục năm phát triển, sản phẩm tranh đá Lục Yên đang dần tìm được cho mình một chỗ đứng trong làng tranh Việt Nam. Người làm tranh đá đất Ngọc giờ cũng đã chuyên tâm hơn với nghề. Xây dựng thương hiệu và thành lập Hiệp hội những người sản xuất kinh doanh tranh đá là cách để các doanh nghiệp và người làm tranh đá Lục Yên tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh và tìm kiếm thị trường. Đồng thời mở ra triển vọng mới, tạo tiền đề để các doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu trực tiếp, từng bước tìm ra giá trị thực của tác tranh đá quý.

Miệt mài từng hạt tấm

Từ viên đá trắng, từ hạt đá màu ruby, saphia… li ti, để tạo nên tranh, phải qua nhiều khâu gia cố công phu. Tầng một ngôi nhà của bà Diệp Minh Phương (một người từng có thời làm “bưởng”, nay giải nghệ, chuyển nghề làm tranh đá và buôn tranh quy mô lớn từ Lục Yên về Hà Nội) giữa thị trấn, cũng là nơi sưu tầm, sàng lọc, sơ chế đá.

Cả căn phòng la liệt đá. Đá chưa chế tác thì bỏ trong sọt, đá đang sơ chế thì bày ngổn ngang trên bàn, đá đã “chuốt” xong thì bỏ chai, hộp, hũ… trông thật đẹp. Công việc của thợ chuốt đá còn tỉ mẩn, miệt mài không thua kém người rắc tranh. Từ hạt đá nhỏ bằng hạt đỗ, to như quả táo… mấy người đàn ông rắn tay cho vào cối sắt, dùng chày sắt giã suốt buổi sáng, mới mịn ra như bột hoặc nhỏ li ti như hạt tấm.

Đá giã xong được vét ra trải lên bàn, năm sáu cô gái ngồi xúm quanh, tay cầm chiếc kẹp gạn nhặt, phân loại từng loại màu đá, kích cỡ riêng nhau. Anh Xuân, người phụ trách công việc này thay bà Phương cho biết: Đá phân loại xong chưa thể làm tranh ngay, mà còn “chuốt”, tức là tẩy rửa, sàng sẩy cho óng ánh, hạt đá tròn đều, trơn mịn… thì rắc lên tranh mới rõ nét.

Làng Đông Hồ (Bắc Ninh), phường Hàng Trống (Hà Nội)… làm tranh cũng cầu kỳ, phức tạp, nhưng không bằng làm tranh đá Lục Yên. Mỗi bức tranh đá khổ 90×120 cm cần hàng triệu hạt đá quý. Để có hàng triệu hạt đá, từ người rắc đá lên tranh đến người nhặt đá, chuốt đá… phải thao tác với từng hạt li ti một, nếu không kiên nhẫn thì sẽ phải bỏ cuộc ngay. Và để có nguồn đá quý hiếm ấy, ngày lại ngày, nơi núi rừng thâm u, trong hang đá lạnh, hàng trăm người vẫn lang thang tìm từng viên, từng hạt đá quý một để đưa về thị trấn.

Lâm nói: “Trong nghệ thuật vẽ sơn dầu, bột màu, họa sỹ có thể pha, phối hai hoặc nhiều loại mầu theo công thức và lô gíc để có mầu thứ ba chuẩn, thì trong xưởng vẽ tranh đá, chúng tôi phải tìm ra mầu đá sẵn có đúng ý tưởng. Tuỳ độ nhạt đậm sắc màu, hình khối mà rắc liều lượng đá mầu, rắc đá hạt hay đá bột, đá hạt to hay hạt nhỏ, rắc thưa hay mau…

Đặc biệt, tuỳ chi tiết tranh mà chọn mầu đá thích hợp”. Bởi vậy, mục đích của những cơ sở làm tranh có uy tín và trình độ nghệ thuật cao là phải “săn” được nhiều loại đá mầu khác nhau. Anh Xuân từng có 8 năm lên núi Nặm Ngập săn đá đỏ, còn bây giờ thi thoảng cũng lên núi kiếm đá mầu về cho xưởng, kể: “Đá mầu trên núi có nhiều, nhưng tìm được mầu đá ưng ý nhất lại rất khó. Nhiều chi tiết tranh không có thứ đá ấy thì không thể vẽ được”.

Hiện, vùng Lục Yên chỉ có khoảng 30 mầu đá, số còn lại chủ xưởng làm tranh phải nhập về từ nhiều vùng đá nổi tiếng khắp cả nước, như Hà Giang, Thanh Hóa, Lâm Đồng… Chị Nguyễn Thị Xíu (Oanh Xíu), tầm 35 tuổi, chủ cơ sở tranh và đá quý hiếm Đức Tín (sau hồ Yên Thế), cho hay, xưởng của chị hiện đã sưu tập được khoảng 47 mầu đá các loại, nhưng vẫn chưa đủ cho các hoạ sỹ mày mò sáng tác, và có loại vẫn phải nhập từ Thái Lan.

Theo chị Xíu, đá gốc là loại đá trắng có rất nhiều trên núi, chỉ việc “đánh về”, xay mịn thành bột lót nền tranh, kiếm cũng dễ vì có nhiều người lên núi khai thác đưa về bán, nhưng loại đá mầu thì rất khó kiếm. Cứ sáng tinh mơ, hàng trăm người dân thị trấn lại lên rừng, lang thang dọc suối, nhặt từng viên đá lộ thiên. Nhặt mãi, đá cũng khan hiếm, họ phải chui sâu vào những hang động, dùng đèn pin soi, nhặt.

Còn bây giờ, ngay cả hang động cũng khó kiếm tìm, nhiều người phải đưa máy móc lên đào hầm hố sâu vào lòng núi, sau đó đưa đất đá lên đãi trong bồn gỗ. Nếu được saphia, ruby chính hiệu (to viên, trong suốt, mầu chuẩn, không rạn) thì bán cho “bưởng” kiếm vài trăm triệu, nhưng chủ yếu, họ lại chỉ gặp đá màu, trong đó có cả ruby, saphia cấp thấp, vỡ rạn, nhỏ hạt… thì để mang về làm tranh. Nhiều khi, để tìm được loại đá mầu phù hợp (nhất là đá đen để vẽ tóc người, đá xanh để vẽ mầu nước…) cũng phải lang thang trên núi cả tháng trời.

Giá trị của mỗi bức tranh đá không chỉ vì khổ tranh lớn hay nhỏ, ý tưởng, chi tiết mà còn vì chất liệu đá, kiểu hạt đá. Tranh càng rắc nhiều đá quý, đá hiếm (chẳng hạn ruby, saphia cao cấp) và hạt đá càng to, mẩy, óng… thì giá càng đắt. Thông thường, một bức tranh khổ 90x120cm, bình dân, giá cũng từ 2 đến 3 triệu đồng; có những bức giá lên tới 10 triệu đồng là hàng đặt của khách từ Hà Nội lên, từ nước ngoài về, làm cả tháng trời mới xong.

Hiện, nghề làm tranh đá quý Lục Yên đang trên đà khởi sắc. Trên thị trường cũng bắt đầu xuất hiện những “đại gia” buôn tranh đá, đưa hàng trăm bức về Hà Nội, vào tận Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh… bán với giá gấp ba, bốn lần giá gốc.

Ông Nguyễn Chí Dũng, Trưởng phòng Công nghiệp huyện Lục Yên cho biết, chỉ trong hai năm, thị trấn Yên Thế đã xuất hiện khoảng 40 cơ sở làm tranh đá lớn, chưa kể số hộ sản xuất nhỏ lẻ. Đây vẫn là nơi duy nhất trong cả nước có nghề làm tranh đá quý.Chính quyền Huyện cũng đang khuyến khích người dân mở mang nghề này, coi là nghề mũi nhọn phát triển kinh tế, giúp người dân có việc làm ổn định, dần từ bỏ nghề lên núi săn đá đỏ vừa tốn kém, gây mất an ninh trật tự, lại dễ xảy ra tai nạn.

Ông tâm sự: “Những hạt đá quý hiếm trong lòng đất, dù chỉ ở dạng quặng, không nguyên vẹn, không thể đổi thành tiền triệu, tiền tỉ, nên bị vứt đi, nhưng được thiên nhiên mài đúc qua hàng triệu năm đã là những món tài sản vô giá, nay lại được biến thành tranh với tất cả niềm đa mê, lòng kiên nhẫn của người thợ từng bạc đời vì đá đỏ, thì thật nhiều ý nghĩa. Tranh đá Lục Yên xuất hiện đã bổ sung thêm vào “làng” tranh Việt Nam một dòng mới rất độc đáo: tranh đá quý hiếm. Nước ta đã từng có tranh Đông Hồ, Kim Hoàng, Hàng Trống (tranh dân gian, truyền thống), rồi gần đây cũng ra đời loại tranh lá, tranh tre, tranh cánh bướm… và nay lại xuất hiện loại tranh bằng đá saphia, ruby”.

shi ta
shi ta
Trả lời 11 năm trước

Sếp mình hay đặt tranh đá quý tặng khách, đi đặt tranh với sếp coi lại thâý tranh đá quý hay hay nhưng nghe nói thật giả lẫn lộn à, đá giả nấu lên gì đó, ròi nhuộm màu sơn dầu chẳng khác gì nhựa, nhưng màu sẽ k thật, nhìn giả giả, dội dội màu, còn đá tự nhiên thì màu sắc sẽ sâu hài hòa với nhau, tiền nào của đó nhưng k biết thì vẫn mua lầm, người mua lầm chứ người bán thì có bao giờ lầm đâu, mua tặng rồi thành thành đồ giả thì quê lắm.

Sếp mua ở tiệm Sao Ngọc góc Trần Quốc Thảo – Điện Biên Phủ q3. Tới đó coi thấy cũng hay hay. Hôm rồi sếp còn mua con tí hưu gì đó nhìn giống con chó có sừng 500 chai lận, botay.com sếp.

Hoàng Hùng
Hoàng Hùng
Trả lời 10 năm trước

- Tranh trên thị trường hiện này có tranh làm bằng đá tự nhiên ( tranh thật như ý bạn).

- loại tranh nữa là đá tự nhiên nhưng mầu sắc đã không được đẹp do đó để nâng mầu lên, trước khi rải đá người làm tranh sẽ phun một lớp mầu trước rồi mới giải đá lên nhìn mầu sắc tranh đẹp hơn ( có thể nói là tranh giả).

- còn một loại nữa là các hạt nhữa hoặc các hạt đá được nhuộm màu ( loại này nhìn kĩ mầu sẽ dại dại hơn hai loại trên)

Nếu mua tranh mà không rõ chất lượng bạn nên yêu cầu chủ cửa hàng bán tranh làm chứng thư kiểm định đá quý của các trung tâm có uy tín, chỉ mất 100.000đ thôi