Xin hỏi về cách tính BHYT, BHXH trợ cấp thôi việc ?

Năm 2009 công ty chúng tôi vẫn tính về BHXH, BHYT, trợ cấp thôi việc như sau: - Trích BHXH 15% trong đó người lao động 5%; người sử dụng lao động 15%. - Trích BHYT 6% trong đó người lao động 1%; người sử dụng lao động 5%. - Trích BHthất nghiệp 2% trong đó người lao động 1%; người sử dụng lao động 1%. Như vậy có đúng không, xin trả lời cho chúng tôi được rõ. Xin cám ơn
Ngô Văn Bằng
Ngô Văn Bằng
Trả lời 15 năm trước
Giúp bạn trả lời câu hỏi này mình xin nói trước là BHYT đã đc Quốc Hội thông qua mới đây là 6%.Và bạn nghien cứu 1 số thông tin sau: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI Ngày 6/11/2006. Cập nhật lúc 15h 15' (ĐCSVN)- Vừa qua, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI. Đây cũng là lần đầu tiên nước ta có Luật BHXH sau 60 năm hoạt động của lĩnh vực này. So với các văn bản pháp quy hiện hành về BHXH, những quy định của Luật BHXH đã tạo điều kiện để các bên liên quan như người lao động, chủ sử dụng lao động, Nhà nước và cơ quan BHXH thực hiện tốt trách nhiệm của mình, phù hợp với thực tiễn phát triển của nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế. So với Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành, Luật Bảo hiểm xã hội có một số quy định mới như: 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật mở rộng hơn, bao gồm: BHXH bắt buộc với các chế độ như hiện nay (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007); BHXH thất nghiệp (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009) và BHXH tự nguyện (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008). BHXH bắt buộc có các chế độ hưu trí và tử tuất được quy định tương tự như BHXH bắt buộc, có sự liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện và ngược lại, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được hưởng chế độ hưu trí khi vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện. 2. Vai trò của Nhà nước được xác định rõ hơn, như: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH; thống nhất tổ chức thực hiện BHXH; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH; có chính sách ưu tiên đầu tư quỹ BHXH để bảo đảm an toàn và tăng trưởng quỹ. 3. Luật quy định cụ thể lộ trình tăng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động đối với người lao động từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14% vào năm 2014 (hiện nay là 11% đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất). Như vậy, tổng mức đóng sẽ tăng từ 16% tổng quỹ lương như hiện nay lên 22% vào năm 2014). 4. Luật cũng quy định hàng tháng người lao động đóng 3% tổng quỹ lương vào quỹ ốm đau, thai sản, trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả lương cho người lao động và sau đó thực hiện quyết toán với cơ quan BHXH theo quý. Luật cũng quy định tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH thấp nhất bằng mức lương tối thiểu và cao nhất là bằng 20 tháng lương tối thiểu. 5. Chế độ nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ không còn tách riêng như hiện nay, mà nó được thể hiện trong nội dung chi trong chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 6. Cơ sở để tính mức lương hưu là bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu (hiện nay là 5 năm). Luật BHXH đã được Quốc hội thông qua, nhưng để Luật sớm đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, BHXH Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển của BHXH Việt Nam đến năm 2010. Trong chiến lược này, BHXH Việt Nam đã đề ra một số mục tiêu chính, đó là: Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân. Đổi mới cơ chế, chính sách viện phí, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; tăng nhanh nguồn thu của quỹ BHXH từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), thực hiện chi đúng, đủ và kịp thời, giảm dần nguồn chi từ Ngân sách Nhà nước, bảo đảm cân đối quỹ lâu dài, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phục vụ ngày càng tốt hơn, chu đáo hơn cho mọi người tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Để đạt được những mục tiêu trên, BHXH Việt Nam đã đề ra một số giải pháp như: 1. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH, BHYT, đây là giải pháp nhằm làm cho mọi người hiểu biết được bản chất cũng như nguyên tắc hoạt động của BHXH, BHYT là đóng - hưởng, cộng đồng chia sẻ rủi ro; làm rõ bản chất của BHXH, BHYT, quyền và nghĩa vụ cụ thể của người tham gia, cũng có nghĩa là làm cho mọi người hiểu và phân biệt được sự giống nhau, khác nhau giữa BHXH, BHYT với các hình thức bảo hiểm thương mại khác. 2. Tích cực phối hợp với các Bộ liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật BHXH; đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Bảo hiểm Y tế. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, BHYT, nhất là những nội dung liên quan đến các vấn đề do thực tiễn đặt ra cần phải giải quyết. 3. Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để quản lý các hoạt động của ngành bảo hiểm. Ngành BHXH đã được Chính phủ phê duyệt Đề án công nghệ thông tin theo hai giai đoạn: giai đoạn 1: từ năm 2000-2005 là giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kho dữ liệu cho ngành BHXH. Giai đoạn hai từ năm 2006-2010 với nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thiện, nâng cấp và vận hành có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin của ngành trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. 4. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặt trọng tâm vào nội dung cải cách thủ tục hành chính trong các hoạt động của ngành, tạo lòng tin và điều kiện thuận lợi cho người tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT; đồng thời bảo đảm quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ BHXH theo đúng quy định của pháp luật. 5. Nâng cao năng lực quản lý và thực thi nhiệm vụ của toàn ngành; chuyển nhanh tác phong làm việc từ hành chính quan liêu sang tác phong phục vụ. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để bảo đảm cán bộ, công chức của ngành có trình độ chính trị vững vàng, nghiệp vụ chuyên sâu; có tinh thần, thái độ tận tuỵ, thương yêu đối tượng.
Trả lời 15 năm trước
Kể từ 01/01/2009, người lao động và người sử dụng lao động ở những doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp với mức đóng hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102 LUật Bảo hiểm xã hội (cụ thể người lao động đóng 1%, doanh nghiệp 1%). Như vậy, tổng mức đóng bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp năm 2009 là người lao động đóng 7%( BHXH: 5%, BHYT: 1%, BHTN: 1%), doanh nghiệp 18% ( BHXH: 15%, BHYT: 2%, BHTN: 1%)
Nguyễn Hồng Minh
Nguyễn Hồng Minh
Trả lời 14 năm trước
Cách tinh nhu trên là đúng đấy bạn a