Quy định về việc cấp dưỡng sau khi ly hôn?

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 9 năm trước

Tư vấn luật

“Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”.

Khác với việc cấp dưỡng nuôi con, cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn được quy định chặt chẽ rằng: người được cấp dưỡng phải là người có khó khăn, túng thiếu và bản thân họ phải có yêu cầu (việc yêu cầu này có thể ghi ngay trong đơn ly hôn hoặc làm đơn riêng nếu yêu cầu cấp dưỡng sau thời điểm giải quyết ly hôn); thứ ba là yêu cầu đó phải có lý do chính đáng, ví dụ: khi ly hôn người vợ bị thất nghiệp, không có việc làm; người vợ bị bệnh tật, không có khả năng lao động mà không có tài sản để nuôi mình... Cuối cùng là người kia phải có điều kiện cấp dưỡng theo khả năng của họ.

Quy đình trên về vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng là từ tinh thần của Điều 50 của luật này: Điều 50 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ chồng theo quy định của Luật này”.

Điều kiện về người được cấp dưỡng là người có khả năng cấp dưỡng. Nghị định số 70/2001/NĐ - CP ngày 30/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 (Sau đây gọi là Nghị định số 70/2001/NĐ - CP) quy định:“ Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng có tài sản sau khi đă trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó” (Điều 16). Như vậy, đánh giá khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cấp dưỡng có thể dùa vào hai yếu tố: Thu nhập thường xuyên và tài sản hiện có hoặc một người tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng lại c̣n tài sản sau khi đă trừ đi chi phi cần thiết cho bản thân th́ cũng được coi là có khả năng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Cũng theo điều 61 của Luật này, việc cấp dưỡng sẽ chấm dứt trong trường hợp người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình; bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác.

Share on ketnooiShare on facebookShare on twitterShare on emailMore Sharing Services5

Chú ý:Bài viết trên có trích dẫn một số quan điểm pháp lý, các quy định của pháp luật, ý kiến tư vấn pháp lý của các chuyên gia, luật sư và chuyên viên tư vấn. Tuy nhiên tất cả các ý kiến và quy định trích dẫn chỉ mang tính tham khảo. Các văn bản pháp luật được dẫn chiếu có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được thay thế tại thời điểm tham khảo bài viết.Quý khách hàng tham khảo bài viết,người truy cập, khách hàng…không được coi đó là ý kiến pháp lý chính thức để vận dụng vào các trường hợp cụ thể.