Tình hinh lạm phát ở Việt Nam hiện nay?

hoakhanh
hoakhanh
Trả lời 15 năm trước
Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch của Mỹ vừa công bố một báo cáo về tình hình kinh tế châu Á, trong đó lấy Việt Nam làm tâm điểm để phân tích tình trạng lạm phát leo thang trong khu vực Báo cáo nhận định, Việt Nam chỉ là một nền kinh tế nhỏ trong khu vực châu Á vì GDP 70 tỷ USD của Việt Nam chỉ tương đương với 1% GDP của toàn khu vực này, trừ Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Mặc dù vậy, Việt Nam đang chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của chính mình. Theo các số liệu đưa ra trong báo cáo, các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong năm 2007 có thể đạt 5,7 tỷ USD (8,1% GDP), còn các dòng vốn khác có thể đạt khoảng 8,9 tỷ USD (12,7% GDP). Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 đạt mức 54%, thị trường chứng khoán cũng phát triển bùng nổ. . Ở các nước châu Á khác, giá lương thực - thực phẩm tăng cao là nguyên nhân chính gây lạm phát, nhưng ở Việt Nam, giá cả các mặt hàng phi lương thực cũng tăng tới trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái do tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu cao và thanh khoản dồi dào. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay được coi là một ví dụ về “cú sốc” lạm phát. Một số ví dụ khác bao gồm Trung Quốc hồi mùa xuân năm 2004 và mùa thu năm 2007, Ấn Độ đầu 2008, Indonesia mùa hè 2005… Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở mức rất cao (trên 20%). Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007. Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)... Lạm phát ở nước ta trong năm 2008 là sự tích hợp của nhiều yếu tố: Lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát tiền tệ, lạm phát do yếu tố tâm lý.... Chúng ta đã bàn nhiều đến nguyên nhân trong nước và quốc tế nhưng nguyên nhân cơ bản là do đã mở rộng tín dụng và đầu tư một cách quá mức để hy vọng đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong ngắn hạn. Chính vì vậy, bây giờ chúng ta phải trả giá bằng mất ổn định kinh tế vĩ mô, ít nhất là trong trung hạn Chuyên gia IMF cho rằng, với chính sách hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài. Việt Nam cần có một cách tiếp cận mới, linh hoạt hơn, thích ứng với biến động thị trường để cuối 2008 lạm phát có thể trở về một con số. Cách đây vài năm, năm 2004, Việt Nam cũng đặt trong chỉ số lạm phát của Việt Nam ở mức 9,4%. Tuy nhiên, so với thời điểm đó, tình hình lạm phát năm nay có nhiều điểm khác. Một là, đồng USD bị mất giá trên toàn cầu, đòi hỏi có những tính toán, cân nhắc về việc có nên tiếp tục cố định tỷ giá tiền đồng so với tiền USD không. Hai là dòng vốn từ nước ngoài đổ vào Việt Nam nhiều hơn rất nhiều so với trước. Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò điều tiết buộc phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông. Tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, đặc biệt mức chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và tăng cung tiền của Việt Nam dãn rộng trong 3 năm qua. Mức tăng cung tiền của Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực. Đối với một nước dân số đông và tăng nhanh như Việt Nam, số người nghèo có thể tăng lên cùng với lạm phát. Ứng phó trước tình trạng này, chỉ một bộ phận người Việt có thể đầu tư vào lĩnh vực tài chính, bảo vệ chính mình. Người nghèo không có được công cụ bảo vệ đó. Họ phụ thuộc vào thu nhập hằng ngày. Họ có thể bị đói trong "cuộc đua" mua hàng hóa trong cơn lạm phát. Việt Nam đang nhập khẩu lạm phát Nhìn ra khu vực, cùng chịu tác động của cú sốc cung, của tăng giá hàng hóa nhưng tình trạng lạm phát của các nước rất thấp, ngay cả Trung Quốc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn nhiều so với Việt Nam. Chuyên gia IMF cho rằng, một trong những lí do tại sao lạm phát ở Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan thấp hơn Việt Nam nằm ở chính sách tỷ giá hối đoái. Việt Nam ràng buộc tỷ giá vào một điểm so với đồng USD trong khi đồng tiền này biến động trên thị trường tiền tệ toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã nhập khẩu một phần ảnh hưởng lạm phát của việc đồng USD mất giá. Trong khi đó, các nước khác trong khu vực đã cho phép tỷ giá biến động phù hợp với những biến động của đồng USD trên thị trường. Đồng USD đã giảm giá 9% so với euro, 7% so với đồng yên. Điều này đồng nghĩa với giá hàng hóa trên thế giới tính theo tiền USD tăng rất nhanh. Phản ứng của các nước này giúp cho giá hàng hóa không bị tăng theo sự mất giá của đồng USD, xóa đi một số tác động xấu đối với nền kinh tế.
hoan
hoan
Trả lời 15 năm trước
[quote]Từ bài viết của [b]hoakhanh_hvnh[/b] Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch của Mỹ vừa công bố một báo cáo về tình hình kinh tế châu Á, trong đó lấy Việt Nam làm tâm điểm để phân tích tình trạng lạm phát leo thang trong khu vực Báo cáo nhận định, Việt Nam chỉ là một nền kinh tế nhỏ trong khu vực châu Á vì GDP 70 tỷ USD của Việt Nam chỉ tương đương với 1% GDP của toàn khu vực này, trừ Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Mặc dù vậy, Việt Nam đang chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của chính mình. Theo các số liệu đưa ra trong báo cáo, các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong năm 2007 có thể đạt 5,7 tỷ USD (8,1% GDP), còn các dòng vốn khác có thể đạt khoảng 8,9 tỷ USD (12,7% GDP). Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 đạt mức 54%, thị trường chứng khoán cũng phát triển bùng nổ. . Ở các nước châu Á khác, giá lương thực - thực phẩm tăng cao là nguyên nhân chính gây lạm phát, nhưng ở Việt Nam, giá cả các mặt hàng phi lương thực cũng tăng tới trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái do tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu cao và thanh khoản dồi dào. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay được coi là một ví dụ về “cú sốc” lạm phát. Một số ví dụ khác bao gồm Trung Quốc hồi mùa xuân năm 2004 và mùa thu năm 2007, Ấn Độ đầu 2008, Indonesia mùa hè 2005… Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở mức rất cao (trên 20%). Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007. Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)... Lạm phát ở nước ta trong năm 2008 là sự tích hợp của nhiều yếu tố: Lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát tiền tệ, lạm phát do yếu tố tâm lý.... Chúng ta đã bàn nhiều đến nguyên nhân trong nước và quốc tế nhưng nguyên nhân cơ bản là do đã mở rộng tín dụng và đầu tư một cách quá mức để hy vọng đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong ngắn hạn. Chính vì vậy, bây giờ chúng ta phải trả giá bằng mất ổn định kinh tế vĩ mô, ít nhất là trong trung hạn Chuyên gia IMF cho rằng, với chính sách hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài. Việt Nam cần có một cách tiếp cận mới, linh hoạt hơn, thích ứng với biến động thị trường để cuối 2008 lạm phát có thể trở về một con số. Cách đây vài năm, năm 2004, Việt Nam cũng đặt trong chỉ số lạm phát của Việt Nam ở mức 9,4%. Tuy nhiên, so với thời điểm đó, tình hình lạm phát năm nay có nhiều điểm khác. Một là, đồng USD bị mất giá trên toàn cầu, đòi hỏi có những tính toán, cân nhắc về việc có nên tiếp tục cố định tỷ giá tiền đồng so với tiền USD không. Hai là dòng vốn từ nước ngoài đổ vào Việt Nam nhiều hơn rất nhiều so với trước. Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò điều tiết buộc phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông. Tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, đặc biệt mức chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và tăng cung tiền của Việt Nam dãn rộng trong 3 năm qua. Mức tăng cung tiền của Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực. Đối với một nước dân số đông và tăng nhanh như Việt Nam, số người nghèo có thể tăng lên cùng với lạm phát. Ứng phó trước tình trạng này, chỉ một bộ phận người Việt có thể đầu tư vào lĩnh vực tài chính, bảo vệ chính mình. Người nghèo không có được công cụ bảo vệ đó. Họ phụ thuộc vào thu nhập hằng ngày. Họ có thể bị đói trong "cuộc đua" mua hàng hóa trong cơn lạm phát. Việt Nam đang nhập khẩu lạm phát Nhìn ra khu vực, cùng chịu tác động của cú sốc cung, của tăng giá hàng hóa nhưng tình trạng lạm phát của các nước rất thấp, ngay cả Trung Quốc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn nhiều so với Việt Nam. Chuyên gia IMF cho rằng, một trong những lí do tại sao lạm phát ở Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan thấp hơn Việt Nam nằm ở chính sách tỷ giá hối đoái. Việt Nam ràng buộc tỷ giá vào một điểm so với đồng USD trong khi đồng tiền này biến động trên thị trường tiền tệ toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã nhập khẩu một phần ảnh hưởng lạm phát của việc đồng USD mất giá. Trong khi đó, các nước khác trong khu vực đã cho phép tỷ giá biến động phù hợp với những biến động của đồng USD trên thị trường. Đồng USD đã giảm giá 9% so với euro, 7% so với đồng yên. Điều này đồng nghĩa với giá hàng hóa trên thế giới tính theo tiền USD tăng rất nhanh. Phản ứng của các nước này giúp cho giá hàng hóa không bị tăng theo sự mất giá của đồng USD, xóa đi một số tác động xấu đối với nền kinh tế.[/quote]