Thảm họa ở Nhật ảnh hưởng đến ODA, FDI vào Việt Nam như thế nào?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Đa số các chuyên gia cho rằng, với uy tín của mình Nhật sẽ vẫn giữ nguyên cam kết nguồn vốn ODA, FDI vào Việt Nam dù trong bối cảnh phải tập trung tái thiết đất nước.

Những ngày trở lại đây, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tỏ ra khá lo lắng trước tình hình động đất và sóng thần tại Nhật Bản.

Liệu hậu quả của trận động đất này có tạo ra sự chuyển hướng của dòng vốn Nhật Bản? Các nguồn vốn ODA, FII và FDI của Nhật vào Việt Nam có bị giảm không khi các nhà đầu tư Nhật tập trung vốn để xây dựng lại đất nước?...

Ông Nguyễn Đức Độ - Trưởng phòng nghiên cứu tài chính, Viện Kinh tế tài chính

Hiện tại, những tác động của thiên nhiên tới nền kinh tế Nhật Bản còn chưa có con số thống kê cụ thể và cuối cùng nên rất khó để đưa ra đánh giá cụ thể. Ở một góc độ nào đó, khi gặp thiên tai, Nhật Bản sẽ phải tập trung nguồn lực để khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên, Nhật Bản là một quốc gia lớn ở châu Á, muốn có tầm ảnh hưởng mạnh đến các nước trong khu vực nên Nhật Bản sẽ cố gắng ưu tiên thực hiện các cam kết đã ký.

Còn về vốn FDI vào Việt Nam từ các doanh nghiệp Nhật Bản thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề về ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Nếu kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh được cải thiện thì vốn FDI có thể sẽ vẫn tăng cho dù Nhật Bản chịu hậu quả nặng nề của động đất và sóng thần

Về thương mại, sau trận động đất và sóng thần này nếu kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái thì nhua cầu về hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó thì đó cũng là cơ hội cho các nhiều nhà sản xuất có thể thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

Ông Tống Minh Tuấn - Nghiên cứu vĩ mô CTCK BIDV

Theo tôi, trong ngắn hạn (1 -3 năm) nguồn vốn ODA từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng, đặc biệt là những cam kết trong năm nay thì sẽ khó bị giảm. Tuy nhiên, về dài hạn thì rất có thể nguồn vốn này sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều do Nhật Bản cũng phải tập trung các nguồn lực để khắc phục lại những thiệt hại hiện nay.

Về dòng vốn FII thì sẽ không ảnh hưởng vì Việt Nam được đánh giá là thị trường mới nổi các quỹ đầu tư đang rất quan tâm. Hơn nữa, hiện nay chưa có dấu hiệu này cho thấy các dòng vốn này bị rút ra khỏi thị trường Việt Nam

Trong bối cảnh chung này, tôi cho rằng thảm họa xảy ra ở Nhật Bản sẽ ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của các nhà đầu tư nhiều hơn, bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và thị trường chứng khoán toàn cầu.

Ông Nguyễn Minh Phong - Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế xã hội Hà Nội

Nhật Bản là quốc gia có nhiều hỗ trợ cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tôi tin rằng, mặc dù gặp phải thiên tai bất khả kháng, thiệt hại lớn bên cạnh dành nguồn lực cho các nơi Nhật Bản sẽ ko cắt bỏ hoàn toàn các cam kết viện trợ cấp quốc gia.

Trong thời gian tới có ảnh hưởng đến tiến độ, trình tự dự án nhưng những cam kết ODA với Việt Nam sẽ được thực hiện trọn vẹn, có thể có sự dịch chuyển.

Chắc chắn với hậu quả nặng nề thiên tai, Nhật Bản sẽ phải dành nguồn vốn cho khắc phục hậu quả. Với tư cách là dòng vốn xã hội thì FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ điều chỉnh.

Tuy nhiên điều này tùy thuộc vào các đối tác, với các đối tác doanh nghiệp trong kế hoạch phát triển dài hạn, họ sẽ duy trì những hoạt động cần thiết nằm trong kế hoạch kinh doanh nhất là dự án tái cấu trúc các chi nhánh trong kế hoạch kinh doanh toàn cầu của họ. Với các doanh nghiệp thì ko lớn, cấp quốc gia thì Nhật luôn là nước giữ uy tín của mình.

Bên cạnh đó, sau trận thiên tai nước nhật sẽ cần nhiều hơn sự gia tăng lượng cầu về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết tận dụng cơ hội thì đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Nhật.