Chồng tuổi Giáp Tý(1984) vợ Bính Dần 1986, tử vi không có con, phải làm sao?

Vợ chồng mình yêu nhau 8 năm, rồi cười nhau sau 5 tháng mình có bầu nhưng đã không thành, 1 năm sau mình lại có 1 lần nữa, nhưng lần này cũng không giữ được

Xem tử vi thì được biết vợ chồng mình hợp về mọi mặt, riêng đường con cái thì phải nhận con nuôi vì mình không có con ( theo tử vi)

Lúc này thì mình thấy hoang mang thực sự vì lần nào mình cũng giữ gìn chăm sóc cận thận, nhưng vẫn không thể giữ được thai,

Mình muốn hỏi xem có ai có cùng hoàn cảnh như mình, chỉ cho mình cách nào đó

Cầu tự, Tụng kinh sám hối, Hay như thế nào?

Làm ơn giúp vợ chồng mình với

Mình xin cảm ơn !

pq
pq
Trả lời 12 năm trước

Đừng tin tử vi bạn ơi, bạn xem nguyên nhân vì sao bạn ko giữ đc con, đi khám toàn diện ở bệnh viện phụ sản xem, nếu sảy thai liên tiếp thì bạn đọc:

Có nhiều bà mẹ khấp khởi vì mình mang thai nhưng rồi thai lại sẩy liên tục. Trong 1000 phụ nữ mang thai có khoảng 5 đến 10 người đau khổ như thế...

Thế nào được gọi là sẩy thai liên tiếp?

Sẩy thai là hiện tượng thai ra ngoài bụng mẹ một cách tự nhiên, không giữ lại đươc. Sẩy thai liên tiếp (RPL: Repeated Pregnancy Loss) chiếm tỷ lệ 0,5 – 1% phụ nữ mang thai. RPL được định nghĩa là sẩy thai 3 lần liên tiếp trước tuần thứ 20, hay cân nặng của thai chưa tới 1/2kg. RPL được chia ra làm 2 nhóm:

  • Nguyên phát: chưa lần nào sinh em bé sống trước đó
  • Thứ phát: đã từng sinh tối thiểu thành công một em bé

Các nguyên nhân dẫn đến sẩy thai liên tiếp

1. Di truyền

Những bất thường nhiễm sắc thể của thai là nguyên nhân thường gặp nhất. Thực tế, khi xét nghiệm mô thai các trường hợp sẩy thai trong 12 tuần lễ đầu, 60% có bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân dẫn đến sẩy thai dưới 3 tháng tuổi.

2. Bất thường về giải phẫu

Bất thường về giải phẫu (các bộ phận cơ thể), chia làm hai nhóm:

  • Bẩm sinh: Do những loại dị dạng tử cung như tử cung một sừng, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn...Tỷ lệ thai sống 5 – 28%.
  • Mắc phải: Do u xơ tử cung (41%), dính lòng tử cung vì nạo thai (5%), hở eo cổ tử cung...

3. Nội tiết

Do thể vàng yếu, không sản xuất đủ progesterone nuôi dưỡng thai. Do mẹ bị bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp...chiếm 25% trường hợp sẩy thai trong 3 tháng đầu.

4. Bất đồng nhóm máu mẹ và con:

Bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con sẽ dẫn đến tình trạng miễn dịch chống lại yếu tố Rh trong máu con và gây sẩy thai liên tiếp.

5. Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

Phụ nữ nhiễm trùng Urealyticu, Mycoplasma hominil, Ureaplasma có nguy cơ sẩy thai liên tục.

Nhiễm khuẩn tử cung khiến cho trứng không làm tổ được, hoặc nhiễm khuẩn toàn thân nặng ở người mẹ (vi rút cytome-galo, rubeole...) khi mang thai dẫn đến lây nhiễm cho thai. Nếu là do vi rút thì không có thuốc nào điều trị được.

6. Môi trường

Rượu, thuốc lá...và một vài loại thuốc có liên quan đến RPL. Hoá trị liệu, tia xạ, khí gây mê, kim loại đã được chứng minh gây sẩy thai. Ngoài ra, nhiều loại thuốc dùng trong điều trị da liễu cũng là nguyên do.

7. Không rõ nguyên nhân (chiếm khoảng 50 – 60%)

Điều trị sẩy thai liên tiếp

Phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào nguyên nhân, có thể phẫu thuật, điều trị hormone... Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân sẩy thai tương đối khó khăn và không phải lúc nào cũng thành công. Do đó, bạn nên khám sức khoẻ trước khi lập gia đình, đến bác sĩ để khám và theo dõi ngay từ khi chưa có thai. Cả hai vợ chồng sẽ được tư vấn về những điều cần làm và cần đề phòng. Nếu có dấu hiệu mang thai, bạn cũng cần được bác sĩ theo dõi, hỗ trợ sớm và chỉ định những thuốc cần thiết. Nên có con trước tuổi 35 để hạn chế những bất thường trong nhiễm sắc thể phôi thai.

Với những người sẩy thai nhiều lần, bác sĩ khuyên tránh lao động nặng, cho uống thuốc giữ thai loại progesterone, thuốc giảm co và khâu vòng cổ tử cung để phòng sẩy thai. Bên cạnh đó, tốt nhất là nên hạn chế thuốc lá và rượu. Nếu công việc liên quan đến những chất độc hại, bạn phải đảm bảo điều kiện bảo hộ lao động tốt nhất. Tránh tiếp xúc trực tiếp với chất độc.

Sau mỗi lần sẩy thai, nên dành thời gian nghỉ ngơi (ít nhất là 6 tháng) để cơ quan sinh sản hồi phục rồi mới nên có thai lại. Thời gian nghỉ ngơi này chính là lúc kiểm tra tìm nguyên nhân sẩy thai.

Hiện tại vẫn còn khoảng 50% các trường hợp sẩy thai liên tiếp không thể điều trị do không rõ nguyên nhân. Và phương pháp điều trị tốt nhất là hỗ trợ về mặt tâm lý.