Cắt bao qui đầu cho bé ngay sau khi sinh? Nên hay không nên?

Tôi xin hỏi: - Đối với một bé trai thì việc cắt bao qui đầu có ích lợi gì? Và có gây tác hại nào không, kể cả sau này trưởng thành và có gia đình? - Một số ý kiến cho rằng nên cắt ngay khi bé sinh ra, lúc cả hai mẹ con còn ở bệnh viện. Cắt như thế bé có đau lắm không? Và chăm sóc vết thương như thế nào cho bé sau khi cắt?
Trả lời 15 năm trước
Tác dụng của bao qui đầu: - Bảo vệ qui đầu - Giữ qui đầu ẩm và mềm - Giảm sự cọ xát trong giao hợp - Có thể giúp tăng cảm giác trong quan hệ tình dục Lợi ích của việc cắt bao qui đầu sớm: - Ngăn ngừa và điều trị hẹp bao qui đầu - Ngăn ngừa viêm bao qui đầu và viêm qui đầu - Loại bỏ nguy cơ ung thư dương vật - Giảm tỉ lệ bị nhiễm trùng tiểu 10 lần - Có thể giúp giảm tỉ lệ những bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV và ung thư cổ tử cung của người vợ. Biến chứng của cắt bao qui đầu: - Nhiễm trùng - Chảy máu vết mổ - Cắt bỏ quá ít da và niêm: gây thắt nghẹt bao qui đầu - Thiếu da do cắt bỏ quá nhiều da qui đầu - Cắt phạm vào qui đầu - Hẹp lỗ tiểu - Thẩm mỹ xấu - Một số nghiên cứu gần đây cho thấy những người cắt bao qui đầu có thể bị giảm cảm giác trong quan hệ tình dục, và cả bạn tình của họ cũng vậy. Nhưng một số nghiên cứu khác thì cho kết quả ngược lại. Cắt bao qui đầu nếu diễn tiến bình thường thì vết thương sẽ lành sau khoảng 7 ngày. Không được cắt bao qui đầu ở những trẻ có dị dạng ở dương vật (như: tật lỗ tiểu đóng thấp, lỗ tiểu đóng cao…) vì da qui đầu sẽ được dùng cho phẫu thuật tạo hình điều trị cho trẻ. Một số tôn giáo như đạo Hồi, đạo Do Thái có phong tục cắt bao qui đầu cho bé trai ngay sau sinh. Nếu không kể lý do tôn giáo, có hai trường phái khác nhau: + Trường phái ủng hộ cắt bao qui đầu cho bé trai sớm sau sinh (cắt dự phòng). Trường phái này dựa vào những lợi ích của việc cắt bao qui đầu. Ở Mỹ nhiều người theo trường phái này, tỉ lệ cắt bao qui đầu cho bé trai sơ sinh ở Mỹ là 60-70%. Trước khi tiến hành cắt bao qui đầu cho bé, bác sĩ sẽ giải thích kỹ lưỡng những lợi ích và nguy cơ gặp phải khi cắt, và quyết định cuối cùng có nên cắt bao qui đầu cho bé hay không là của cha mẹ bé trai. + Trường phái cho rằng chỉ nên cắt bao qui đầu khi có hẹp bao qui đầu thật sự (cắt khi có bệnh), cắt bao qui đầu sớm sẽ không cần thiết, tốn kém và có thể có những tai biến, biến chứng. Hẹp bao qui đầu sinh lý sẽ tự hết dần theo tuổi. Khi mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao qui đầu sinh lý do chưa có phân cách giữa bao qui đầu và qui đầu. Theo thời gian, sẽ có sự tách dần giữa qui đầu và bao qui đầu. Do đó lúc mới sinh khoảng 96% trẻ nam bị hẹp bao qui đầu, nhưng lúc 1 tuổi còn 50%, lúc 4 tuổi còn 10%, và sau 17 tuổi chỉ còn 1% bị hẹp bao qui đầu. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe manh!