Ý nghĩa của việc đeo nhẫn đôi?

Người yêu mình đang bắt mình phải đeo nhẫn đôi các bạn ạ, mình thì chẳng thích trò này tí nào cả.

Các bạn có biết đeo nhẫn đôi có ý nghĩa gì không nhỉ?

Trả lời 8 năm trước
Nhẫn đôi là biểu tượng của hôn nhân Con trai đeo nhẫn nhằm thể hiện sự chung thủy của mình đối với người yêu Không phải tự nhiên mà nhẫn cặp luôn giống nhau về kiểu dáng cũng như chất liệu và được sử dụng cùng một thời gian. Khi chiếc nhẫn đôi được lồng vào tay, nó là biểu tượng của sự ràng buộc giữa hai con người, vững bền và lâu dài. Tại sao lại đeo nhẫn trên ngón tay giáp úp trên bàn tay trái? nhan-doi-thuy-chung-4 Ngón áp út là ngón được phân bố thần kinh nhiều nhất và theo y học thì ngón áp út có mạch máu chạy thẳng lên động mạnh của tim. Minh chứng cho việc đó là khi đi viện, các bác sĩ thường lấy kim chọc thẳng vào đầu ngón áp út để chích lấy máu xét nghiệm. Cũng chính vì thế nên ngón áp út là ngón biểu tượng cho tình yêu, tượng trưng cho sự trọn vẹn, vĩnh hằng. Thường thì mọi người đeo nhẫn ở ngón áp út bên bàn tay trái, vì họ cho rằng tay trái gần tim và tránh bất tiện trong công việc hằng ngày: viết, bắt tay Các cặp đôi yêu nhau thường hay mua nhẫn đôi bạc cho nhau vì nhẫn biểu tượng cho sự thiêng liêng và bền vững ở tình cảm. Hy vọng mối quan hệ của họ sẽ tốt đẹp và dài lâu theo thời gian
Trả lời 8 năm trước
Biểu tượng của sự gắn kết vĩnh cữu và hạnh phúc tròn đầy từ những cặp nhẫn cưới đã có từ cách đây 4.800 năm vào thời Ai Cập cổ đại. Một khi nhẫn cưới được mang vào tay thì sự ràng buộc, gắn kết giữa hai con người xa lạ trở nên bền chặt, không điểm dừng và luôn bất diệt. Đó cũng chính là sự mở đầu cho đời sống hôn nhân lâu dài bao gồm cả những ràng buộc về mặt pháp lý và xã hội. Ngày nay, đối với nhiều người ý nghĩa của cặp nhẫn cưới vẫn còn nguyên vẹn nhưng nó không còn là sự ràng buộc tối thượng.
Trả lời 8 năm trước
Người châu Âu quan niệm rằng có một sự liên kết giữa ngón giữa bàn tay trái và trái tim. Họ tin có một mạch máu tình yêu giữa sự liên kết này và đó là lý do họ luôn mang nhẫn đính hôn ở ngón giữa của tay trái. Trong khi đó, người Hy Lạp cổ đại lại cho rằng, có một tĩnh mạch ở ngón áp út liên kết với nhịp đập của con tim và họ gọi đó là vena amoris - tĩnh mạch tình yêu. Do đó, khi muốn cùng ai đi hết trọn cuộc đời, cần mang nhẫn vào ngón áp út của họ. Ngoài ra, vì ngón áp út được cho là ngón tay yếu ớt nhất nên việc mang nhẫn sẽ tạo thêm sức mạnh để vợ chồng vượt qua mọi thách thức vật chất và tinh thần trong cuộc sống. Khác với quan niệm trên, người Trung Quốc lại cho rằng mỗi một ngón tay trên cơ thể người đều là biểu trưng cho sự gắn kết với một người thân. Cụ thể, ngón cái là bố mẹ, ngón trỏ là anh em, ngón giữa là bản thân, ngón áp út là bạn đời và ngón út là con cái. Khi hai lòng bàn tay chập vào nhau, ngón giữa gập lại, các ngón khác đều có thể dễ dàng tách rời nhau chỉ riêng ngón áp út là không thể. Từ sự sắp đặt của tạo hóa này, người ra ngẫm ra rằng trong cuộc đời mỗi người bố mẹ không thể đi cùng bạn đến hết đời, anh em có thể cách xa bạn khi đã lập gia đình và con cái cũng có con đường riêng khi trưởng thành. Sau cùng chỉ có mỗi người bạn đời là người ở lại với bạn đến cuối đời.
Trả lời 8 năm trước
Ở những nước phương Tây khác, khi đi bộ trên đường, người đàn ông luôn phải đi bên ngoài như một biểu hiện của phép lịch sự tối thiểu đối với người phụ nữ. Và do đó, khi người đàn ông mang nhẫn cưới tay trái sẽ trùng khớp với việc cầm tay người bạn đời đeo nhẫn tay phải. Điều đó thể hiện sự gắn bó luôn luôn của cặp vợ chồng. Riêng ở Việt Nam, ngón đeo nhẫn truyền thống vẫn luôn là ngón áp út và tuân theo quan niệm “nam tả, nữ hữu”, tức nam mang nhẫn tay trái và nữ mang nhẫn tay phải. Ngày nay việc đeo nhẫn cưới ở ngón tay nào và bàn tay nào đã không còn là một quy định chung. Mỗi người tùy theo sự thuận tiện của bản thân hoặc ngay cả vì sở thích cá nhân có thể đeo nhẫn cưới ở bất cứ ngón tay nào tùy thích. Tuy nhiên, dù có sự khác biệt này chăng nữa thì hầu hết truyền thống mang nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên bàn tay trái đối với nữ vẫn luôn là một biểu tượng rõ nét nhất cho sự gắn kết vĩnh cữu trong hôn nhân mà rất nhiều người lựa chọn cho dẫu họ thuộc nền văn hóa nào.
Trả lời 8 năm trước
Hiện nay, khá nhiều bạn trẻ lựa chọn các món đồ đôi để thể hiện sự gắn kết và đồng điệu với người ấy, từ áo đôi, giày đôi, mũ đôi… cho tới nhẫn đôi, đồng hồ đôi. Trong số những vật phẩm này, nhẫn đôi được yêu thích hơn cả bởi “giá trị tinh thần” ngầm hiểu là sự trói buộc hai người lại với nhau mãi mãi. Nhẫn đôi tình nhân tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu của cặp đôi yêu nhau và sẽ gắn bó với hai người hàng ngày, hàng giờ. Nhẫn đôi – kỷ vật nhỏ xinh và ý nghĩa luôn là lựa chọn đầu tiên mà các cặp tình nhân dành tặng nhau để thể hiện tình yêu ngọt ngào trong những dịp quan trọng.
Trả lời 8 năm trước
Các cặp nhẫn thường được thiết kế tinh tế, có chất liệu, kiểu dáng và hoa văn tương đồng nhau giữa hai chiếc để tạo sự gắn kết. Chúng được thiết kế theo phong cách lãng mạn dành cho các cặp đôi luôn muốn giữ bên mình những kỷ vật mang hình bóng của nhau. Chất liệu được yêu thích nhất của nhẫn đôi là bạc, vì giá thành không quá cao, khả năng bảo vệ sức khỏe (tránh gió) và đặc biệt không sợ phai màu theo thời gian. Hiện nay nhẫn đôi có rất nhiều kiểu dáng khác nhau giúp các cặp đôi tha hồ lựa chọn theo sở thích của mình.