Ngày nhà giáo việt Nam có từ khi nào?

mr h`ung
mr h`ung
Trả lời 15 năm trước
Công đoàn giáo dục Việt nam là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định, trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958. Những nǎm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng ở miền Nam Việt Nam dưới sự kiểm soát của Cộng sản. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến. Vậy theo mình nên trả lời câu hỏi của bạn như sau : Ngày nhà giáo Việt nam có từ năm 1957 và lần đầu tiên được tổ chức kỷ niệm năm 1958. Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam"
Kim
Kim
Trả lời 15 năm trước
Cách đây trên 1/3 thế kỉ, tháng 8-1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vácsava ( Ba Lan ) đã thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm là Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Nghị quyết của hội nghị đã được nhanh chóng phổ biến đến tất cả các trường học, các cơ quan quản lí giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20-11-1958, Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta.Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh, ngày 20-11 hàng năm đã được tiến hành trong cả nước. Ngày 20-11 dần dần khắc sâu vào trí nhớ, tình cảm của mọi người, trở thành hành động tự giác của mọi tầng lớp nhân dân, được tổ chức đều đặn hàng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo nữa. Ngày 20-11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng cách mạng của Đảng, với các chủ trương lớn của Nhà nước. Đó cũng là ngày động viên cổ vũ các thầy cô giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước, là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy giáo, cô giáo. Các em học sinh đã hưởng ứng ngày 20-11 hàng năm bằng những hoạt động tỏ lòng quý mến, biết ơn thầy giáo, cô giáo, cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức. Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền đoàn thể ở địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi các giáo viên hoặc tổ chức trao đổi với các giáo viên về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Ngày 20-11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống Nhà giáo Việt Nam. Quyết định số 167-HĐBT ngày 28-9-1982 của Hội đồng Bộ trưởng lấy ngày 20-11 từ nay làm Ngày Nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20-11 đã qua, hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của các nhà giáo. Quyết định đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, của Nhà nước về vị trí, vai trò của Nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ quốc. Để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên khuyến khích các nhà giáo, ngày 30-5 1985 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã kí lệnh công bố pháp lệnh quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước cho các công trình thuộc lĩnh vực khoa học kĩ thuật, văn hoá nghệ thuật ... ( trong đó có các sách giáo khoa cho các trường học ) và Pháp lệnh quy định vinh dự nhà nước “ Nhà giáo Nhân dân” , Nhà giáo ưu tú để tặng các cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên phổ thông, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên dạy nghể, cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ... có thành tích xuất sắc.