Cách đặt tên con theo Ngũ hành?

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 11 năm trước

Đặt tên cho con là một trong những điều cha mẹ quan tâm nhất khi đón bé chào đời.

Phải làm sao để cái tên vừa hay, vừa ý nghĩa, lại tốt về mặt phong thủy?

Việc vận dụng thuyết Phong thủy – Ngũ hành vào việc đặt tên cho con đang được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm. Ngày xưa, ông bà ta hay quan niệm tên con phải thật xấu mới giúp đứa trẻ tránh được tai ương. Thế nhưng, ngày nay, cái tên sẽ gắn liền với người đó từ khi sinh ra đến hết cuộc đời: họ sẽ phải xưng tên hàng ngày trong giao tế, kinh doanh… Chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn đã, đang và sắp làm mẹ cách chọn tên cho bé sinh năm Nhâm Thìn 2012 theo Phong thủy – Ngũ hành, để hòa hợp về cung mệnh của bé và cha mẹ, dung hòa các điềm hung cát, giúp bé phát triển tốt.

Về Phong thủy – Ngũ hành, có Âm và Dương, 10 thiên can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm, Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. 1 chi, chi dương gồm: Dần, Ngọ, Thìn, Tuất, Thân, Tí ; chi âm có: Mão, Tỵ, Sửu, Mùi, Dậu, Hợi. Ngũ hành tương sinh gồm: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ; tương khắc: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.

Để chọn tên cho con theo phong thủy, cần xét các yếu tố sau:

Gia phả

Cần tra cứu phả hệ thật kỹ càng, tránh đặt tên con phạm húy. Điều này thể hiện sự tôn trọng với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó, tránh đặt tên con dễ gây nhầm lẫn trong cách phát âm, hoặc khi nói lái sinh ý nghĩa không hay.

Âm luật

Đó là bằng – trắc trong âm luật. Một cái tên đọc hay được định nghĩa là tuân thủ luật bằng – trắc. Vần bằng là những chữ mang dấu huyền hoặc không dấu. Vần trắc là các chữ mang dấu sắc, hỏi, ngã, nặng. Tên nên được kết hợp vần bằng và vần trắc: tên đệm là vần bằng thì tên là vần trắc hoặc ngược lại. Tránh những tên mang toàn vần trắc khiến nặng nề trong việc phát âm đồng thời gây cảm giác vất vả, mệt nhọc...

Bản mệnh

Bé sinh năm Nhâm Thìn thuộc bản mệnh Trường Lưu Thủy, nếu là trai thì thuộc quẻ càn Kim, nếu là gái thì thuộc quẻ Ly Hỏa. Theo bản mệnh này, nên đặt tên con theo hành Kim (tương sinh), Thủy (trung lập) hoặc Mộc (sinh xuất). Tốt nhất nên đặt theo hành Kim vì tương sinh bổ trợ cho bản mệnh Thủy, nếu tất cả các tên bị vướng vào các nguyên tắc khác, thì mới chọn đến hai hành còn lại.

Với bé trai thuộc hành Kim có thể chọn các tên sau: Bảo, Cường, Hoàng, Chí, Đồng, Phi, Phong, Vương, Thăng, Quân, Mạnh, Thiên… Với tên của bé gái thuộc hành Kim có thể chọn: Xuyến, Kim, Vân, Thanh, Ngân, Linh, Châu, Ngọc, Khánh…

Thiên can – Địa chi

Theo thiên can địa chi thì phải nghiên cứu sâu xa về bộ thủ của Hán ngữ. Ba mẹ phải dựa vào ngày tháng năm, giờ sinh để xách định theo Tứ trụ là bé thiếu, thừa hành nào mà chọn tên bổ trợ hoặc tiết chế.

Tam hợp có Thân – Tí – Thìn, lục hợp có: Thìn là chi dương và Dậu là chi âm. Vì vậy, những tên thuộc các bộ thủ kể trên như: Nhật, Nguyệt, Thủy, Vương… được hoan nghênh. Tránh các bộ thủ thuộc Mẹo (lục hại), Thìn (tự hình), Tuất (lục xung) như: Tuất, Khuyển, Sài… Tuổi Thìn, nên đặt tên theo các bộ thủ mang nghĩa: mây, gió, nước, trời, trăng, trang sức…