Trường hợp nào công ty được đơn phương chấm dứt HĐLĐ?

Tôi làm việc cho công ty A được 18 tháng (kể cả 2 tháng thử việc). Nay công ty A đơn hương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với tôi, với lý do công ty đối tác cắt hợp đồng với công ty A nên công ty không có khả năng trả lương cho tôi.Công ty A có báo trước 24 ngày cho tôi, vậy công ty phải chi trả trợ cấp thôi việc cho tôi như thế nào, có theo điều luật 17 của luất lao động không? (HĐLĐ của tôi đến tháng 12-2009 mới hết hạn, công ty tôi ký hợp đồng theo năm).
tun cua di
tun cua di
Trả lời 15 năm trước
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động thì Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp sau đây: "a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này; c) Người lao động làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn HĐLĐ mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp HĐLĐ; d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động”. Việc công ty chấm dứt HĐLĐ với lý do bên công ty đối tác cắt hợp đồng với công ty bạn nên công ty bạn không có khả năng để trả lương cho bạn là không có cơ sở. Công ty bạn chỉ được giảm chỗ làm việc vì lý do thu hẹp sản xuất do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 BLLĐ nêu trên. Lý do bất khả kháng khác là trường hợp do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên, do địch họa, do dịch bệnh không thể khắc phục được dẫn tới việc phải thay đổi, thu hẹp sản xuất kinh doanh (khoản 2 Điều 12 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về HĐLĐ). Trong trường hợp công ty vẫn chấm dứt HĐLĐ với bạn vì lý do nêu trên thì công ty đã vi phạm quy định pháp luật lao động về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật đối với bạn. Trong trường hợp công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì phải nhận bạn trở lại làm công việc theo HĐLĐ đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày bạn không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Trong trường hợp bạn không muốn trở lại làm việc, ngoài khoản tiền được bồi thường nêu trên, bạn còn được trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 1 Điều 42 BLLĐ (“Khi chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có”). Để có thể được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật lao động thì công ty bạn phải thỏa mãn một trong các trường hợp sau: 1. Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn. 2. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn. 3. Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị” (Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18-4-2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về việc làm).