Gia đình em có vay một khoản tiền sinh viên là 12 triệu đồng để cho em ăn học, nhưng giờ em bị tai nạn mất và bố mẹ em quá suy sụp, hiện gia đình em

 Gia đình em có vay một khoản tiền sinh viên là 12 triệu đồng để cho em ăn học, nhưng giờ em bị tai nạn mất và bố mẹ em quá suy sụp, hiện gia đình em không đủ khả năng để trả nợ trước thời hạn, đây cũng là rủi ro nên gia đình em muốn gửi đơn xin được giảm bớt số tiền gốc hoặc lãi được ko a? rất mong sớm nhận được thông tin giải đáp của a! Em xin chân thành cảm ơn!  

(Nguyễn Thị Huyền – Email: phuonghuyenht@gmail.com)

Nguyen Tran
Nguyen Tran
Trả lời 11 năm trước

1) Xác định khoản vay 12 triệu đồng của gia đình bạn thuộc trường hợp tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Vấn đề này được quy định trong Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 27 tháng 9 năm 2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

Theo “Điều 12. Xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan: Việc xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được thực hiện theo quy định về quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.”

Xét Theo Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTG ngày 28 tháng 7 năm 2010:

Khoản 1 Điều 2 quy định về “nợ bị rủi ro” là: “nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.”

Khoản 3 Điều 5 quy định về nguyên nhân khách quan:“Khách hàng là cá nhân vay vốn, học sinh, sinh viên, người lao động tại nước ngoài thông qua hộ gia đinh: bị mất năng lực hành vi dân sự; người vay vốn ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh đặc biệt không nơi nương tựa; chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ hoặc không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ cho khách hàng”.

Như vậy, trường hợp của gia đình bạn thuộc trường hợp nợ bị rủi ro thuộc khoản 3 Điều 5 của Quy chế này (đã trích dẫn ở trên). Cụ thể là: trường hợp sinh viên vay vốn thông qua hộ gia đình bị chết”.

- Theo trên, để áp dụng được khoản3 Điều 5 cần có 2 điều kiện:

Một, người vay vốn chết.

Hai, người thừa kế (nếu có) không có khả năng trả nợ.

Như vậy, để sử dụng được khoản 3 Điều 5, gia đinh bạn (bố mẹ bạn là người thừa kế thứ nhất; bạn thuộc hàng thừa kế thú 2) thì gia đình bạn phải ở tình trạng không thể trả nợ.

Theo như lời kể của bạn, thì gia đình bạn đang ở trong tình trạng không thể thanh toán nợ. Như vậy, gia đình bạn thuộc trường hợp tại khoản 3 Điều 5 (đã nêu trên).

2) Cách giải quyết:

- Theo quy định tại Đoạn 2 điểm b khoản 3 Điều 6 quy dịnh về xóa nợ trong quy chế xử lí nợ bị rủi ro: b) Khách hàng được xem xét xoá nợ thuộc một trong các trường hợp sau:

- Khách hàng vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Quy chế này và Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán”.

Do đó, gia đình bạn có thể được xóa nợ (tất nhiên là sau khi Ngân hàng áp dụng tận thu).

Vì vậy, gia đình bạn có thể làm thủ tục xin xóa nợ như sau:

- Bước 1, Lập hồ sơ xin xóa nợ:

Điều 7 Quy chế xử lí nợ rủi ro, tại khoản 2, Hồ sơ xóa nợ gồm có:

“ 1. Đơn xin xóa nợ nêu rõ nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; khả năng trả nợ; số tiền gốc và lãi đang còn nợ ngân hàng; số tiền gốc và lãi xin xóa nợ.

2. Có giấy chứng tử.

3. Bản sao Giấy nhận nợ (Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay ký sao y);

4. Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).”

- Bước 2, gửi hồ sơ “gửi đến Ngân hàng Chính sách xã hội nơi vay vốn để ngân hàng kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ.” (Điều 9 của Quy chế).

Gia đình bạn thực hiện 2 bước này, sau khi kiểm tra hồ sơ, ngân hàng nơi vay vốn sẽ có hồi âm và hướng dẫn các bước tiếp theo.