Ngồi điều hòa nhiều có nguy cơ bị bệnh gì?

Các mẹ ơi, em làm văn phòng nên ngồi điều hòa cả ngày. Dạo gần đây em thấy cơ thể mệt mỏi, đau lưng, nhức mỏi vai và thở khó. Mới đây em đọc báo thấy nói ngồi điều hòa nhiều sẽ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Xin hỏi các mẹ, em ngồi điều hòa cả ngày có nguy cơ mắc bệnh gì ạ?

Sunday
Sunday
Trả lời 7 năm trước

khô da, xoang.

Trần Chấn Phong
Trần Chấn Phong
Trả lời 7 năm trước

Dù hè nắng bức đến đâu thì bạn cũng không nên ngồi điều hòa quá lạnh để phòng tránh những loại bệnh nguy hiểm dưới đây.

1. Hen suyễn

Trong cục tản nhiệt điều hòa không khí có đến 91.259 vi khuẩn trên mỗi cm vuông. Những vi khuẩn này khi vào không khí trong nhà sẽ gây nên chứng hen suyễn và dị ứng. Những đối tượng dễ mắc bệnh là người già, trẻ em, người có thể trạng mẫn cảm với không khí.

2. Phát ban do mồ hôi

Nếu ở trong môi trường máy lạnh một thời gian dài lại không uống đủ nước, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm dần, môi trường điều hòa sẽ sinh ra bí bách, thiếu ô xy, tạo môi trường tốt để nấm sinh sôi, gây nên các bệnh ngoài da như dị ứng, phát ban, mẩn ngứa.

Nhóm người có mồ hôi nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Nên hạn chế thời gian sử dụng điều hòa trong ngày, chú ý mở cửa để không khí trong phòng lưu thông sạch sẽ.

3. Viêm khớp, đau lưng, đau cổ

Khi nhiệt độ trong phòng điều hòa và nhiệt độ ngoài trời có sự chệnh lệch, bạn phải ra vào trong môi trường nhiệt độ khác biệt như vậy rất dễ bị sốc nhiệt, tạo nên các bệnh về thần kinh.

Các khớp và dây chằng chưa kịp thích ứng với điều kiện thời tiết sẽ bị kích thích lạnh đột ngột, tạo nên sự cứng khớp không thể vận động linh hoạt, gây đau khớp.

Nhóm nguy cơ cao cần đề phòng là người cao tuổi. Bác sĩ nhắn rằng người trung niên trở lên nên mặc áo dài tay, đi tất mỏng, không nên ra vào liên tục giữa phòng điều hòa và nơi không có điều hòa.

4. Khô mắt

Không khí trong phòng điều hòa cần phải luôn luôn được thay đổi để bổ sung thêm ô xy, nếu bật điều hòa quá lâu, không khí sẽ đậm đặc, ô nhiễm, dễ gây khô mắt, mỏi mắt, mắt bị nhiễm trùng.

Nhóm nguy cơ cao như nhân viên văn phòng, người sử dụng máy tính dài hạn. Bác sĩ khuyên bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, giúp mắt thư giãn và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

5. Hội chứng suy nhược thần kinh

Biểu hiện bằng nhiều trạng thái như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tức ngực, căng thẳng, dễ cáu gắt, mất ngủ, hiệu suất làm việc giảm sút.

Đây là những yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành tim, thiểu năng tuần hoàn não…, thậm chí có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tâm thần phân liệt…

6. Bệnh lý đường hô hấp

Viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản… cấp hoặc mạn tính, hay bị khô họng, nghẹt mũi, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do virus gây nên lây truyền qua đường hô hấp, thậm chí có thể bị hen phế quản.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người làm việc trong phòng điều hòa có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp gấp 2,5 lần so với người làm trong môi trường thông thoáng tự nhiên.

7. Bệnh về da

Da bị mất nước, khô ráp, giảm sức đề kháng, dễ bị dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt mặc dù có dùng kem dưỡng da thường xuyên.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 7 năm trước

Dưới đây là một số gợi ý cách sử dụng điều hòa nhằm tránh các bệnh:

- Tránh sự thay đổi đột ngột

Khi ở ngoài nắng về, mồ hôi ra nhiều, tuyệt đối không vào phòng có nhiệt độ quá lạnh ngay. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi 1 lúc sau đó mới cho bé vào phòng có điều hòa.

Khi muốn ra ngoài, nên tắt điều hòa, mở cửa phòng 1 lúc để thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Sau đó mới ra khỏi phòng.

Trong những ngày thời tiết nắng nóng, nên hạn chế ra vào phòng có điều hòa liên tục để tránh hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột.

- Để nhiệt độ hợp lý

Tùy vào tình hình thời tiết, công suất điều hòa, diện tích phòng mà điều chỉnh nhiệt độ điều hòa cho thích hợp. Mức chênh lệch giữa nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ ngoài trời càng ít càng tốt. Không nên để quá lạnh bởi như thế vừa tốn điện mà lại không tốt cho sức khỏe. Còn nếu để nhiệt độ cao quá thì tác dụng làm lạnh lại không hiệu quả. Nhiệt độ lý tưởng nhất nên ở 27 – 28 độ C.

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong phòng khoảng 7 – 8 độ C là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể trẻ. Đặc biệt, trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt như những trẻ lớn hơn, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng thì khả năng điều hòa thân nhiệt cho cơ thể càng kém hơn.

- Không nên ở phòng điều hòa quá lâu

Ngoài giấc ngủ ban đêm bật điều hòa liên tục, thời gian còn lại trong ngày, không nên ở phòng máy lạnh khoảng hơn 4 giờ liên tục.

- Vệ sinh điều hòa và vệ sinh phòng

Việc vệ sinh máy điều hòa và phòng ốc cũng vô cùng quan trọng, việc làm này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc lưu trú trong phòng, trong máy điều hòa.

Khi không bật điều hòa nữa thì phải mở hết cửa sổ, cửa phòng để cho không khí lưu thông.

3. Sử dụng điều hòa khi ngủ

- Nên tránh hướng điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu vì dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.

Với trẻ, khi ngủ hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.

Da của trẻ em rất nhạy cảm, vì vậy ngồi trong phòng điều hòa lâu sẽ dẫn tới mất nước, khô da. Để hạn chế tình trạng này nên thường xuyên uống nước hoặc để một chậu nước dưới máy điều hòa. Ngoài ra thỉnh thoảng cũng nên lau sàn nhà bằng giẻ ướt.

Đặc biệt, cần lưu ý đến thân nhiệt của trẻ thường xuyên, thường xuyên kiểm tra lưng bé xem có mồ hôi hay không, việc có mồ hôi lưng không lau kịp trong phòng điều hòa rất dễ khiến bé bị bệnh về hô hấp.

Mai Tường Vi
Mai Tường Vi
Trả lời 7 năm trước

Theo mình ngồi điều hòa nhiều có thể bị những bệnh sau:

- Bệnh ngoài da: khô da, nứt nẻ,...do độ ẩm không khí thấp

- Bệnh xoang do chịu nhiều không khí lạnh hoặc chênh lệch nhiệt độ trong ngoài phòng và đi lại giữa 2 nơi này nhiều

- Đau vai gáy cổ: khi ngồi điều hòa, cơ thể dễ trị trúng gió, nhức mỏi hơn