Xin hỏi về bệnh táo bón ở người già?

Mẹ tôi 70 tuổi, bị táo bón nhiều tháng và đầy hơi, ăn ít; đã chủ động ăn nhiều chất xơ, chuối, khoai lang nhưng vẫn không đỡ. Tôi đọc sách có thấy táo bón là một triệu chứng của ung thư đại tràng. Xin bác sĩ cho biết muốn khám tìm nguyên nhân và điều trị nên đến cơ sở chuyên khoa nào ở Hà Nội?.
Trả lời 15 năm trước
Bạn có thể đưa bác tới khoa Tiêu hóa, bệnh viện Saint Paul hoặc bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội khám và được tư vấn cách xử trí.
trần giang thư
trần giang thư
Trả lời 11 năm trước
Người trên 65 tuổi thường hay bị mắc táo bón. Chứng bệnh này đã gây không ít phiền toái cho các cụ trong sinh hoạt.

Theo các bác sĩ, táo bón ở người già do nhiều nguyên nhân có thể do suy giảm chức năng sinh lý, do thói quen ăn uống không đủ chất xơ, uống không đủ nước, ít hoạt động… Cũng có thể do các nguyên nhân khác như những bệnh ở cột sống thắt lưng có thể làm cho đại tràng bất động; đang trong thời kỳ dùng thuốc hoặc do bệnh tại đường tiêu hóa; do hệ thống thần kinh trung ương (tai biến mạch máu não, trầm cảm, sa sút trí tuệ đều ảnh hưởng đến biểu hiện táo bón)… Trong nhiều loại nguyên nhân thì ăn uống đóng vai trò quan trọng.

Việc dùng thuốc táo bón liên tục thực sự không có hiệu quả. Vì thế bên cạnh việc uống đủ 1,5 lít nước mỗi ngày người già cần biết phòng chống căn bệnh này bằng thực phẩm. Chất xơ trong thực phẩm làm khối lượng phân tăng lên đáng kể sẽ kích thích vận động đường ruột, tránh phân quá khô.

Rau mùng tơi rất tốt trong chữa trị táo bón.
Rau mùng tơi rất tốt trong chữa trị táo bón.

Nên ăn nhiều chất xơ có trong sản phẩm tự nhiên hơn là chất xơ có trong các thức ăn chế biến sẵn. Rau quả màu xanh thẫm như cải xanh, súp lơ, rau mùng tơi, … đều giàu chất xơ rất tốt cho người cao tuổi bị táo bón.

Người già có thể ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng, bơ, sữa trâu bò… Hay ăn một số thức ăn chứa vitamin nhóm B một cách thích hợp, như các loại đậu, lương thực thô, khoai lang… để thúc đẩy nhu động ruột. Các loại hoa quả như quýt, chuối, đu đủ cũng rất tốt trong phòng chống táo bón. Cần tránh xa các thực phẩm kích thích như rượu, trà, cà phê, tỏi, ớt ...

Ngoài ra người già cần phải tập thể dục thường xuyên (đi bộ 30 phút mỗi ngày), chú ý đi đại tiện kịp thời không nên nhịn lâu để đề phòng táo bón.

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Táo bón là chứng bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở người cao tuổi, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người bị liệt sau tai biến mạch máu não, người làm việc ở văn phòng và ở mọi mùa trong năm nhưng nhiều nhất là mùa thu...

Các phương chữa bệnh cụ thể

Trị táo bón nặng do phủ vị bị tà nhiệt, sốt, ra nhiều mồ hôi, bụng trướng đầy, căng tức, phân táo kết, rất khó đại tiện: đại hoàng, hậu phác mỗi vị 9g; chỉ thực 6g, mang tiêu (natrisulphat) 15g. Ba vị thảo dược sắc lấy nước. Cho mang tiêu vào quấy đều. Uống trước bữa ăn. Khi đã thông đại tiện thì ngừng thuốc ngay. Không dùng cho phụ nữ có thai và sau khi sinh. Trường hợp táo bón ở mức độ vừa phải, có thể bỏ vị mang tiêu.

Những bài thuốc trị táo bón hiệu quả 1
Gừng tươi là vị thuốc trị táo bón do chân khí hư, huyết thiếu.

Trị táo bón do sốt, ra nhiều mồ hôi, phủ vị bị thực nhiệt nhưng bụng không bị trướng đầy:đại hoàng 9g, mang tiêu 15g, cam thảo 6g. Hai vị thảo dược sắc lấy nước, rồi hòa mang tiêu vào uống, ngày một thang, trước bữa ăn. Khi hết táo bón thì dừng thuốc. Không dùng cho phụ nữ có thai và sau khi sinh.

Trị táo bón do chân khí hư, huyết thiếu gây nên: đại hoàng, hậu phác, đương quy mỗi vị 9g; chỉ thực 6g, mang tiêu 15g; nhân sâm, sinh khương mỗi vị 5g; quế chi, cam thảo mỗi vị 3g; hồng táo 1 quả. Sắc uống, ngày một thang chia 3 lần, trước bữa ăn 1,5 giờ.

Trị táo bón sau bệnh xích, bạch lỵ cấp tính khiến bụng trướng, căng tức, đại tiện khó khăn:đại hoàng, hoàng bá, hương phụ mỗi vị 15g; khiên ngưu tử 20g, mang tiêu 10g; mộc hương, binh lang, chỉ xác, trần bì, tam lăng, nga truật mỗi vị 5g. Tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần trước bữa ăn.

Trị táo bón, đại tiện rất khó khăn nhưng bụng lại đau, lạnh ở vùng rốn: đại hoàng, mang tiêu, đương quy, phụ tử (chế) mỗi vị 9g; can khương (gừng tươi), cam thảo mỗi vị 6g; nhân sâm 3g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần trước bữa ăn.

Lưu ý:Khi các triệu chứng táo bón đã thuyên giảm thì nên dừng thuốc. Đối với phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh và trẻ nhỏ chỉ cần dùng một số vị thuốc mang tính nhu nhuận như vừng đen nấu cháo hoặc thảo quyết minh sao đen, hãm uống. Đối với các trường hợp bị táo bón nặng, đại tiện khó khăn, kèm theo xuất huyết, có thể gia thêm một số vị thuốc cầm máu: hoa hòe, địa du, nhọ nồi sao cháy...

Để phòng chứng táo bón, trước hết trong các bữa ăn luôn đảm bảo có rau xanh, tốt nhất là các loại rau có chứa các chất nhầy như rau đay, rau mồng tơi, rau khoai lang...; các loại củ như khoai lang, củ đậu...; các loại hoa quả như đu đủ, chuối chín, dưa chuột...; các loại hạt như vừng, đỗ xanh...