Làm gì khi bị tụt huyết áp?

 Cho em hỏi là phải làm gì khi bị tụt huyết áp? Dạo này em hay thức khuya nên ban ngày cứ mệt mỏi là huyết áp lại tụt nhanh chóng rất sợ, mà việc thì không bỏ được,

Đỗ Xuân Trường
Đỗ Xuân Trường
Trả lời 8 năm trước

Một người được xem là có huyết áp bị tụt khi huyết áp tâm thu dưới mức 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Biểu hiện của tụt huyết áp là: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mệt lả và rất muốn được nghỉ ngơi, khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn, suy giảm khả năng tình dục, da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi lạnh, thở dốc, nói như hụt hơi, nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày.

    Về tư thế: Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tuỳ vào vị trí, hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. Nếu có dụng cụ đo huyết áp, hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp.

    Sơ cứu: Hãy cho người bệnh uống 2 ly nước tương đương 480ml, để giúp điều tiết huyết áp. Cũng có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, càphê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, ăn sô-cô-la, rau cần tây, nước nho...

    Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp: Khi bị bệnh huyết áp, người bệnh phải lưu ý luôn mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp như: Heptamyl, coramin... để sử dụng. Sô-cô-la được mệnh danh là vị thuốc cấp cứu bỏ túi cho những người bị tụt huyết áp.

    Xoa bóp bấm huyệt: Day huyệt thái dương: Khi xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp hãy dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý: Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20-50 lần. Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Lặp lại động tác này 30 lần.

    Cần chú ý: Khi mắc bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị để tránh những biến chứng có thể xảy ra, trong đó tụt huyết áp luôn luôn đồng nghĩa với tiên lượng nặng của bệnh. Người bệnh sốt kéo dài từ 10 ngày trở lên, nhất thiết phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh bỏ sót những bệnh nhiễm khuẩn nặng như: Nhiễm khuẩn đường mật, ápxe phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà khi tụt huyết áp có nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng (sốc nhiễm khuẩn). Ở giai đoạn này, mặc dù điều trị rất vất vả và tốn kém, nhưng nguy cơ tử vong lại rất cao. Người bệnh tăng huyết áp đang được điều trị bằng thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị những dấu hiệu bất thường của mình khi huyết áp đổi tư thế để được phát hiện kịp thời triệu chứng tụt huyết áp tư thế. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại thuốc cũng như liều lượng thuốc đang dùng, đồng thời sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp cho bệnh nhân.