Triệu chứng bệnh cao huyết áp?

Triệu chứng bệnh cao huyết áp là gì?

Do Hong Son
Do Hong Son
Trả lời 8 năm trước

6 dấu hiệu của bệnh cao huyết áp

Nhiều người có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao trong nhiều năm mà không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào.

6 dấu hiệu của bệnh cao huyết áp
Huyết áp là lực tác động của máu trên thành động mạch trong quá trình lưu thông. Vì vậy, khi một người có huyết áp cao thì có nghĩa là các thành động mạch đang nhận được quá nhiều áp lực trong quá trình bơm máu của tim.
6 dấu hiệu của bệnh cao huyết áp
Huyết áp của một người bình thường là 120 / 80mmHg, nhưng khi mức huyết áp ở trên 140 / 90mmHg thì bạn có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao. Cao huyết áp có thể thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi và điều kiện sinh lý nên nó cần được theo dõi một cách thường xuyên nhất là ở độ tuổi ngoài 30.
6 dấu hiệu của bệnh cao huyết áp
Ngoài ra còn có các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến huyết áp như béo phì, hoạt động thể chất, hút thuốc, rượu... Nếu tình trạng này không được điều trị trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như suy thận, bệnh tim và đột quỵ.
6 dấu hiệu của bệnh cao huyết áp
Nếu bạn có nguy cơ tăng huyết áp hoặc mắc bệnh huyết áp cao, điều quan trọng là cần lưu ý các dấu hiệu của bệnh. Điều này sẽ hữu ích cho bạn trong việc phát hiện và điều trị bệnh sớm.
6 dấu hiệu của bệnh cao huyết áp

Khi bạn có huyết áp trên 180 / 110mmHg thì nhức đầu có thể là dấu hiệu hàng đầu bạn cần quan tâm. Nhưng, bạn cũng nên chú ý một điều rằng triệu chứng đau đầu sẽ không xuất hiện trong trường hợp tăng nhẹ huyết áp. Chỉ bệnh huyết áp cao đã trở thành ác tính thì bạn mới thấy những cơn đau đầu.

6 dấu hiệu của bệnh cao huyết áp
Chảy máu mũi là cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh huyết áp cao ở giai đoạn đầu. Nếu bạn bị huyết áp cao và đột ngột chảy máu mũi nhiều, khó ngừng thì bạn nên đi khám bác sỹ để được kiểm tra huyết áp và điều trị bệnh.
6 dấu hiệu của bệnh cao huyết áp
Vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc có thể là dấu hiệu của người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao. Bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện các tổn thương thần kinh thị giác do không được điều trị gây ra biến chứng của bệnh cao huyết áp.
6 dấu hiệu của bệnh cao huyết áp
Tê hoặc ngứa ran ở các chi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ do huyết áp tăng. Tăng huyết áp liên tục không được kiểm soát là lý do dẫn đến sự tê liệt của các dây thần kinh trong cơ thể của bạn.
6 dấu hiệu của bệnh cao huyết áp
Một dấu hiệu khác của bệnh cao huyết áp là buồn nôn và nôn. Tuy vậy, triệu chứng này còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác. Do đó bạn nên kiểm chứng cùng một số triệu chứng liên quan khác đi kèm như nhìn mờ, khó thở.
6 dấu hiệu của bệnh cao huyết áp
Chóng mặt xuất hiện với hai triệu chứng là choáng và chóng mặt thì đó cũng là dấu hiệu của bệnh huyết áp cao mà bạn không nên bỏ qua nhất là khi chúng xảy ra đột ngột. Chúng làm bạn mất thăng bằng, gặp khó khăn trong đi bộ,bị ngất thậm chí là đột quỵ.

Vũ Thị Hằng
Vũ Thị Hằng
Trả lời 8 năm trước

Triệu chứng của bệnh cao huyết áp

Theo các nhà khoa học nghiên cứu: Có đến 33% những người bị cao huyết áp không biết mình bị cao huyết áp. Do mỗi người có 1 triệu chứng bệnh khác nhau nên để phát hiện sớm bệnh này bạn cần đến bác sĩ khám định kỳ.

Dưới đây là 1 sốtriệu chứng cao huyết ápthường gặp, nếu bạn phát hiện mình có những hiện tượng này thì nên đi khám ngay để xác định nhé! Cũng có rất nhiều trường hợp người bị cao huyết áp không có biểu hiện gì ra bên ngoài nên thường rất chủ quan cho đến khi bệnh khá nặng dẫn đến đột quỵ hoặc khó thở rồi mới biết.

+ Đau đầu dữ dội

+ Mệt mỏi

+ Hoa mắt chóng mặt

+ Nôn ói

+ Có vấn đề về thị giác

+ Đau ngực

+ Các vấn đề về hô hấp

+ Tiểu máu

Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp, tùy từng trường hợp bệnh của mỗi người mà có những nguyên nhân khác nhau. Có người thì do sinh hoạt ăn uống không lành mạnh khiến mỡ máu tăng cao, gây tắc thành động mạch khiến máu khó lưu thông dẫn đến huyết áp cao, có những người thì do bẩm sinh, di truyền từ bố mẹ… Nhưng trường hợp bẩm sinh thì khá ít, chủ yếu vẫn là những nguyên nhân chủ quan như:

+ Uống nhiều bia rượu, các chất có cồn. Hút thuốc lá, các chất kích thích…

+ Do béo phì, thừa cân.

+ Ít tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, công việc phải ngồi 1 chỗ lâu

+ Ăn mặn, ăn nhiều muối

+ Thiếu hấp thu calci, kali, magiê

+ Cơ thể thiếu hụt viatmin D.

+ Thường xuyên căng thẳng, công việc nhiều áp lực

+ Do tuổi tác, thường là với người lớn tuổi

+ Do di truyền: yếu tố về gia đình cò người có tiền căn bị tăng huyết áp.

nguyên nhân cao huyết áp

Có thể thấy đa phần các nguyên nhân gây ra cao huyết áp chính lá nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu. Hơn nữa như đã nói ở trên thì mỡ máu cao khiến máu không lưu thông được gây ra tắc nghẽn mạch máu => Dẫn đến cao huyết áp.

Chính vì vậy để điều trị được tận gốc bệnh cao huyết áp chúng ta nên đi khám mỡ máu thường xuyên. Khi đã phát hiện mình có hiện tượng mỡ máu cao bạn nên kết hợp với việc khắc phục và loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh thì cần phải điều trị được bệnh mỡ máu. Đây là cách chữa tận gốc bệnh cao huyết áp.

Ho Van Ten
Ho Van Ten
Trả lời 8 năm trước

Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh Cao Huyết Áp

Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp hay còn gọi tăng xông (tension). Và là bệnh thuờng gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi, chiếm 8-12% dân số. Một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp như tiểu đường, thuốc lá, tăng lipid máu, di truyền

Cao huyết áplà một căn bệnh mà áp lực trong máu động mạch tăng cao mạn tính. Theo mỗi nhịp đập, trái tim bơm máu theo các động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp của máu là lực mà máu đẩy đi tác động lên thành mạch. Nếu như áp lực này quá cao thì trái tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan như cơn đau tim, đột quỵ, suy tim, rối loạn nhịp hoặc là tổn thương thận.

Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Bệnh Cao Huyết Áp

Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg, con số 120 biểu thị cho huyết áp tâm thu (áp lực cao nhất trong lòng động mạch) và 80 biểu thị cho huyết áp tâm trương (áp lực thấp nhất trong động mạch). Mức huyết áp từ trên 120/80 tới 139/89 được gọi là tiền tăng huyết áp (chứng tỏ có nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp), huyết áp từ 140/90 trở lân được gọi là tăng huyết áp.

Tăng huyết ápcó thể là nguyên phát hay thứ phát. Tăng huyết áp nguyên phát tức là tăng huyết áp mà không tìm ra được nguyên nhân, chiếm tới 95% trường hợp người lớn bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thứ phát là thuật ngữ dùng để chỉ là tăng huyết áp mà biết được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ví dụ như là do bệnh thận, do u bướu, hay là do thuốc ngừa thai dạng uống.

Khoảng 73 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh tăng huyết áp. Căn bệnh này cũng ảnh hưởng lên khoảng 2 triệu thanh thiếu niên ở quốc gia này.

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp:

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra tăng huyết áp vẫn chưa được biết rõ nhưng có một số yếu tố có mối liên kết rất chặt chẽ với căn bệnh tăng huyết áp như:

. Hút thuốc lá.

. Béo phì hoặc dư cân.

. Đái tháo đường.

. Công việc đòi hỏi phải ngồi lâu.

. Thiếu hoạt động thể lực.

. Lượng muối ăn vào nhiều.

. Thiếu hấp thu calci, kali, magiê.

. Thiếu hụt viatmin D.

. Uống rượu nhiều.

. Căng thẳng.

. Tuổi già.

. Các loại thuốc ví dụ như thuốc ngừa thai dạng uống.

. Gen: yếu tố về gia đình cò người có tiền căn bị tăng huyết áp.

. Bệnh thận mạn tính.

. Bướu hay các bệnh lý của tuyến thượng thận hay tuyến giáp.

Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp:

Không có gì bảo đảm rằng một người bị cao huyết áp sẽ có biểu hiện các triệu chứng của căn bệnh này. Khoảng 33% trường hợp thực sự không biết là mình bị cao huyết áp.

Vì vậy, khuyên rằng mọi người nên đi khám và đo huyết áp định kỳ cho dù rằng không có bất cứ triệu chứng nào của bệnhtăng huyết áp

Tăng huyết áp nặng có thể có những triệu chứng như:

. Đau đầu dữ dội.

. Mệt mỏi.

. Hoa mắt chóng mặt.

. Nôn ói.

. Có vấn đề về thị giác.

. Đau ngực.

. Các vấn đề về hô hấp.

. Tiểu máu.

Bệnh tăng huyết áp được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh tăng huyết áp được chẩn đoán bởi các chuyên gia về sức khỏe, họ sẽ đo huyết áp cho bạn bằng dụng cụ gọi là huyết áp kế. Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sẽ được ghi nhận và so với bảng giá trị bình thường. Nếu huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg, nghĩa là bạn bị tăng huyết áp.

Tuy nhiên, một chỉ số kết quả huyết áp cao nhất thời có thể là tăng huyết áp giả tạo hoặc là do sự căng thẳng. Để tiến hành chẩn đoán bệnh tăng huyết áp, các bác sĩ lâm sàng sẽ khám và hỏi về tiền căn bệnh lý của bạn và gia đình bạn. Bác sĩ cần phải biết rằng liệu bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp như hút thuốc lá, cholesterol máu cao, hay là đái tháo đường hay không.

Nếu như có thể giải thích được lý do tăng huyết áp, các xét nghiệm như đo điện tim sẽ được thực hiện để đo lượng mức độ hoạt động điện của tim và khảo sát các cấu trúc của tim. Các xét nghiệm máu khác cũng rất cần thiết để xác định nguyên nhân của tăng huyết áp thứ phát như khảo sát chức năng thận, nồng độ các chất điện giải, đường huyết và nồng độ cholesterol trong máu.

Điều trị bệnh tăng huyết áp như thế nào?

Mục đích chính của điều trị bệnh tăng huyết áp là giữ cho huyết áp dưới 140/90 mmHg, hoặc thậm chí là thấp hơn đối với những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính kèm theo. Việc điều trị tăng huyết áp rất quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau thắt ngực, suy tim.

Huyết áp cao có thể điều trị bằng thuốc, bằng cách thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả hai. Việc thay đổi lối sống như là giảm cân, bỏ hút thuốc lá, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, giảm lượng muối ăn vào, tập thể dục thường xuyên, giới hạn lượng rượu uống vào.

Thuốc điều trị tăng huyếp áp bao gồm các thuốc như: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế chuyển canxi, thuốc ức chế alpha, thuốc dãn mạch ngoại biên. Đây là các thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp. Các thuốc này có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau tùy thuộc từng bệnh nhân.

Làm thế nào để phòng ngừa tăng huyết áp?

Có thể phòng ngừa tốt chứng tăng huyết áp bằng cách thay đổi lối sống, trong đó cơ bản là thay đổi chế độ ăn và tập thể dục. Điều quan trọng là phải giữ cân nặng vừa phải, giảm lượng muối ăn vào, giảm uống rượu và giảm căng thẳng.

Để phòng ngừa tổn thương các cơ quan và các bệnh lý có thể gây ra nởi tăng huyết áp như suy tim, tổn thương thận, điều quan trọng là phải được tầm soát, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát huyết áp tốt trong gia đoạn đầu.