Các cách để chữa nhiệt miệng?

 Năm nào em cũng bị nhiệt miệng 7 đến 8 lần ? cho em hỏi cách chữa khỏi hẳn bệnh của em!

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 12 năm trước

“Bệnh nhiệt” tên gọi dân dã của một trong hai chứng: mụn nước mọc ở trên mép (herpes), hoặc vết loét nhỏ xuất hiện trong niêm mạc miệng.

Nếu là do herpes, ở xung quanh miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ gây đau rát. Bệnh do virus, có khả năng tự khỏi dù không điều trị gì, nhưng cũng rất dễ tái phát, rất dễ lây khi dùng chung bát đũa và tiếp xúc trực tiếp.

Để có thể dự phòng bệnh herpes, cần vệ sinh miệng, tiệt trùng bát đũa, không dùng chung bát đũa với người đang bị herpes. Mọi kháng sinh không có tác dụng.

Nhiệt còn có thể là những vết loét nhỏ trong niêm mạc miệng. Thường những vết loét này bắt đầu bằng vết trầy niêm mạc nhỏ do thiếu dinh dưỡng, sau đó bị bội nhiễm nên loét rộng ra, có thể có mủ. Thường những vết loét này rất đau, nhất là khi ăn.

Để điều trị, người bệnh cần uống vitamin C, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh. Người bệnh cũng cần được vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối loãng. Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B và PP là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để có thể dự phòng và điều trị phối hợp. Trong cả hai trường hợp trên, người bệnh cần ăn thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng như rau và quả.

Nhiệt miệng là bệnh lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Vì đặc điểm lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện “phòng bệnh”. Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, bạn cho con bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress. Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều... thì cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.

Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.

(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

Chúc bạn và gia đình sức khoẻ.

rtỵky
rtỵky
Trả lời 12 năm trước


Tổn thương ở niêm mạc miệng có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn…Dưới đây là một số cách giúp bạn thoát khỏi căn bệnh gây khó chịu này.

1.Nguyên nhân

Tổn thương ở niêm mạc miệng có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, do nhiễm khuẩn…

2.Biểu hiện

Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống, có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới, nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn, khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.

3.Cách chữa trị

Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.

Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định số lượng, vị trí, kích thước, mật độ màu sắc, bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán.

*Cách chữa tại gia:

- Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bạn bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.

- Để điều trị, bạn cần uống vitamin C liều cao, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.

- Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh.

- Lấy một nhúm hạt mè đen sắc nước ngậm nhiều lần trong ngày sẽ mau khỏi( cách này vô cùng công hiệu đối với ai thuộc thể âm hư hỏa vượng, thận âm hư…)

- Bạn nên nấu nước rau má, rau ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc , và phải uống đủ 1,5-2l/ngày

- Kiêng đặc biệt nước đá lạnh.

- Khi ăn xong súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.

- Uống cà phê đen nóng (ngày 01 tách (phin) ).

- Uống nhiều nước hơn bình thường một chút.

- Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan… Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm.

- Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 12 năm trước

Khi thời tiết hanh khô cũng là lúc rất nhiều người mắc bệnh nhiệt miệng. Bệnh nhiệt miệng (tên khoa học là Aphthous) là bệnh dễ gặp, hầu như ai cũng mắc phải bệnh này ít nhất một lần trong đời.

Có đến 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng, đối tượng hay gặp là phụ nữ, trẻ em và những người có sức đề kháng yếu như người già, người mắc bệnh mãn tính….

Bệnh thường biểu hiện với những vết loét hình tròn, bờ rõ, đáy thường có màu vàng, chung quanh có viền màu đỏ tươi. Bệnh không nguy hiểm nhưng hay tái phát. Mỗi đợt tái phát thường xuất hiện 1-3 vết loét nhưng cũng có thể nhiều hơn, vết loét thường ở niêm mạc má, miệng, bờ và mặt dưới lưỡi, lợi, sàn miệng…. Khi không chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch dưới hàm, ăn uống mất ngon, thậm chí gây mất ngủ, rối loạn tiêu hoá.

Người ta nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; cắn hoặc bị kích thích bên ngoài làm tổn thương niêm mạc; rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng

Theo y học cổ truyền: âm hư hoả hư, hoả hư tăng mạnh, tỳ vị nóng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nhiệt miệng. Âm hư hoả hư gây ra tình trạng âm dương không cân bằng, trên thực tế đây chính là một biểu hiện chức năng miễn dịch bị suy giảm….

Làm gì để chữa bệnh?

Thực tế bệnh có thể tự khỏi nhưng rất lâu và dễ tái phát. Để thuyên giảm triệu chứng có thể sử dụng các thuốc dùng ngoài dạng xịt, kem, mỡ….có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhưng những thuốc này không có tác dụng vào căn nguyên bệnh nên bệnh dễ tái phát và có thể có những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Dùng thuốc gì để giải quyết căn nguyên bệnh?

Theo Đông y căn nguyên gây bệnh là do âm hư hoả hư, còn theo Tây y căn nguyên bệnh là do hệ miễn dịch suy giảm. Một thuốc có tác dụng bổ âm thanh nhiệt, cân bằng âm dương, tăng cường miễn dịch sẽ giải quyết được căn nguyên gây bệnh nhiệt miệng.

Khẩu viêm thanh là thuốc chữa nhiệt miệng tận gốc, hiệu quả đã được chứng minh trên thị trường Trung Quốc, Mỹ, Đức, Thái Lan….

Sản phẩm này được bào chế dựa trên bài thuốc cổ truyền nổi tiếng điều trị nhiệt miệng của Trung Hoa với các vị: Dư cam tử, Địa Hoàng, Xích Thược…có tác dụng bổ âm thanh nhiệt, cân bằng âm dương. Ngoài ra, kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, khi dùng Khẩu viêm thanh số lượng tế bào miễn dịch của cơ thể (Tế bào Lympho B, Tế bào Lympho T) tăng đáng kể. Điều đó chứng tỏ Khẩu Viêm Thanh có tác dụng nâng cao toàn diện khả năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời thuốc cũng có tác dụng chống viêm và viêm viêm rõ rệt, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở miệng.

Khác biệt của Khẩu Viêm Thanh còn ở chỗ thuốc không chỉ điều trị tận gốc mà còn có hiệu quả giảm đau tức thì, thuốc được bào chế không đường nên phù hợp với cả người bị tiểu đường.

fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 12 năm trước

Một số thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Nhiệt miệng không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khói, ăn uống và vệ sinh răng.

069nhiet mieng 21610 Cách chữa nhiệt miệng mùa nắng nóng

Đặc điểm của nhiệt miệng

Biểu hiện bệnh bắt đầu thường là bên trong miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, chung quanh sưng đỏ, có một đường viền màu đỏ tươi, trên có một lớp trắng.

Những mụn này dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng… Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi…

Ðặc điểm căn bệnh là lành tính, không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự khỏi, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.

Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng.

Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein… làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.

Nguyên nhân

- Hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ, vị: Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Đông y gọi là khẩu sang.

- Thấp nhiệt ở tỳ, vị: Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi… Đông y gọi là nga khẩu sang (lở loét, sần sùi giống miệng con vịt), tuyết khẩu (vì miệng có màu trắng (của nấm) giống như tuyết).

Điều trị

Thuốc uống:

- Ngậm chất chát trong miệng: chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

- Uống nước khế chua: Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Thuốc bôi:

Cỏ mực: rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.

Lá bù ngót: rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi.

Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.

Thuốc đắp ở chân: ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt.

Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách “dẫn hỏa hạ hành”. Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.

jdhgjfg
jdhgjfg
Trả lời 12 năm trước

Theo kinh nghiệm của mình cũng thường xuyên bị nhiệt miệng thì thực hiện như sau:
1. Trong luc đang bị nhiệt
- Uống vitamin B2, PP.
- Ăn sữa chua
- Sau mỗi lần ăn uống, đánh răng thì xúc miệng bằng nước muối. Cái này mình không giải thích được tại sao, chỉ thấy sau mỗi lần thế thì cảm giác nó dịu hơn thôi.
- Làm như vậy tầm 4 ngày thì khỏi ( đối với bản thân)
2. Sau khi khỏi nhiệt rồi
Để cho thời gian không bị được lâu chịu khó uống nước, ăn đồ mát, Nếu không khó ăn thì dùng thêm bột sắn dây nhé.
Và đừng quên ăn sữa chua, vừa đẹp da vừa đỡ bị nhiệt
Đấy là kinh nghiệm bản thân thôi. mẹ nào thử thấy hiệu quả thì theo, không thì thôi.
Mình thì cũng lâu lâu rồi chưa bị. Trước thì gần như là kinh niên ấy! tháng vài lần... :((

Mai Thanh Nha
Mai Thanh Nha
Trả lời 12 năm trước

Kiêng ăn đồ mặn, cay, nóng

Uống thật nhiều nước, uống thêm nước sắn dây

Chúc bạn mau khỏi bệnh nhé

Mai Thị Ngọc Lợi
Mai Thị Ngọc Lợi
Trả lời 12 năm trước

Mjh cũng hay bị nhiệt miệng nè! hôm bữa bị nhiệt rát khó chju dzã man k ăn uống j đc hết trơn ăn k ngon ngủ k yên dzới nó lun đó nhưng mà được 1 chị mách cho, xúc miệng bằng nước muối với mua nước chanh về uống thêm thj mjh làm theo xúc miệng bằng nước muối ngày 2 lần sáng và tối 3-4 ngày sau là thấy đỡ hẳn lun. bạn làm thử xem hiệu quả lắm đó hjhjhj chia sẻ để mọi người cắt cơn đau nhanh chóng trị hết bệnh nè!

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Nhanh nhất là nhai 3-4 lá lược vàng, 1-2 ngày là khỏi, mình từng thử qua. Ai bị đau răng nhai lá này còn khỏi liền, nhai lá thơm ko đắng tẹo nào.

Do huu thanh
Do huu thanh
Trả lời 11 năm trước

Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian , thực chất bệnh là viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau , thường là loét áp – tơ ( aphthous ulcer ) . Biểu hiện của bệnh là : trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm , đốm trắng to dần hơi mọng nước , vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét . Vết loét to dần , có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp . Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự .

Các vết loét trong miệng rất lâu lành là do thường xuyên bị chìm trong nước bọt và dịch thức ăn . Phương pháp chữa rất hiệu quả chứng bệnh này là : Dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét , phối hợp 4 loại thuốc : Sulfamethoxazon , Trimethoprim , Serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn ( đây là chất dùng làm bóng viên thuốc trứơc khi đóng vào vỉ ) ,thuốc hoàn toàn là thuốc tây y được sử dụng rộng rãi trên thị trường , không gây độc hại , thuốc là dạng bột nhưng vào trong miệng gặp nước tạo thành màng đủ sức chịu được sự tấn công của nước bọt từ 6 – 8 giờ , cứ 6 – 7 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng ( tương tự như băng bó vết thương ở ngoài da ) , đồng thời thuốc có tính cản khuẩn – tiêu viêm - ngăn ngừa tái phát ( thuốc không có kháng sinh ) từ đó làm cho vết loét nhanh lành . Kết hợp điều trị bổ trợ bằng kháng sinh ( nếu cần ) , uống vitamin , uống thuốc tăng đồng hoá ( thuốc có tên là Dynamogène ) , cải thiện tình trạng cơ thể , xem xét và điều chỉnh chế độ ăn uống – sinh hoạt – lao động …
Thực tế đã kiểm chứng : chỉ sau 6 – 7 lần bôi thuốc là đã lành vết loét , đặc biệt sau 1 – 2 lần bôi thuốc là ăn mặn đã không xót ( do thuốc tạo màng ngăn ) . Tiếp tục điều trị khi bệnh tái phát ( do đặc tính của bệnh là tái diễn từng đợt , chỉ bôi thuốc lúc bệnh có biểu hiện viêm loét ) thấy biểu hiện bệnh nhẹ và thưa dần rồi khỏi sau 4 – 5 đợt chữa toàn diện như trên .
Đối với một số trường hợp bị rất nặng , vết loét to 1 - 1,5 cm , rất nhiều vết nhỏ , hoặc các vết loét tồn tại gần như thường xuyên thì phải uống thêm thuốc giải cơ địa tự miễn vì nguyên nhân chính gây nên bệnh là do cơ chế tự miễn . Thuốc sử dụng là : KetofHEXAN ( Ketotiphen fumarat 1,38 mg tương đương 1mg ketotiphen ) , đây là thuốc giải cơ địa tự miễn thường dùng để điều trị bệnh hen phế quản , viêm mũi dị ứng , mề đay ... 3 ngày đầu mỗi ngày uống 1 viên , các ngày sau mỗi ngày uống 2 viên , thời gian uống kéo dài 1 tháng . Sau đó uống giảm liều xuống 1 viên / ngày , kéo dài 1 tuần , tiếp tục giảm liều cách ngày uống 1 viên , kéo dài 7 - 10 ngày rồi nghỉ hẳn .

Riêng các lần tái phát sau không bôi thuốc ngay khi mới thấy vết loét mà để 2 – 3 ngày sau , khi đó vết loét rõ hẳn mới bôi thuốc thì tác dụng ngừa tái phát tốt hơn , còn tác dụng nhanh lành vết loét không thay đổi . Mỗi lần bôi thuốc không cần nhiều , chỉ bôi một lương thuốc vừa đủ kín vết loét , ngậm thuốc khoảng 1 5 – 20 phút , nếu nước bọt ứa ra nhiều thì nhẹ nhàng nhổ nước dãi và thuốc dư ra , nếu bình thường thì cứ sinh hoạt giao tiếp bình thường và sau 30 phút mới ăn uống . Không bôi thuốc thật nhiều vào rồi đi ngủ , vì khi ngủ không nuốt nước bọt làm màng tạo ra rất dày, nên lại không bám được vào chỗ loét từ đó làm cho thuốc không có tác dụng . Do vây nếu bôi thuốc vào buổi tối thì sau khi bôi được 2 giờ mới đi ngủ .

Bác sỹ Đỗ Hữu Thảnh

Châu Hoan Uông
Châu Hoan Uông
Trả lời 11 năm trước

Nhiệt mồm ,Nhiệt miệng Hay Bệnh Gì đây ?

Tôi cứ nghĩ mình bị nhiệt miệng vì mấy vết loét ở má ,lưỡi gây đau .Tự chữa không khỏi ,rồi đến khám ở viện Da Liễu Hà Nội ,Bác sĩ nói là bị Hespes miệng ,cho uống thuốc tới 2 tháng ,mà bệnh lại nặng thêm ,có lúc nghĩ hay là bị Ung Thư miệng ?? tôi 2 lần đi sinh thiết ở BV K .Quán sứ ,đều không thấy tế bào Ung thư ,nhưng sao bệnh cứ nặng lên ,không ăn uống được vì đau ,tôi gầy mất 5 kg .Mệt quá phải đi truyền dịch thay ăn vì mồm miệng bị loét hết cả …Chán sống và bi quan lắm !!!

Cũng may ông xã là Công an ,đã tìm và gặp Bác sĩ Vượng (đt. 01256582288)ở phòng khám Hàng Bột ,Hà Nội Xưa .Sau khi khám ,ông khuyên không cần truyền dịch nhiều ,cái chính là phải đẩy lùi được Hespes và hồi phục các vết loét trong miệng ,bệnh nhân ăn được sẽ hồi phục sức khỏe …Tôi nghe nhưng chẳng tin ,vì đau mồm 2 tháng rồi ,các bác sĩ Da liễu có làm gì được đâu ???? Nhưng tôi thấy thuốc men của bác sĩ Vượng không giống những thứ tôi đã dùng ,nên cũng có tia hy vọng …sau 5 ngày ,tôi thấy bệnh khá lên và niềm tin trong tôi trỗi dậy và linh cảm mách bảo tôi sẽ được Bác sĩ Vượng chữa khỏi !! Sau 1 tuần tôi bắt đầu ăn ,uống được ,tuy còn đau,khám lại bác sĩ cho biết các vết loét hồi phục bệnh đỡ 40% và ông khẳng định ,tôi sẽ khỏi bệnh nếu theo đúng hướng dẫn điều trị của ông .Tốt ….sau 4 tuần tôi cảm nhận khỏi gần như hoàn toàn ,còn Bác sĩ nói bệnh tốt rồi nhưng vẫn cần điều trị để phòng tránh tái phát ….và cứ thế sau 2 tháng điều trị tôi tăng được 6kg ( Tổng là 53 kg),da trắng ,má hồng như thời con gái ,ông xã thỉnh thoảng nắn sườn tôi và kêu : dạo này Lườn dầy thế …Bây giờ tôi có thể chữa cho các bạn rồi ,nếu bạn bị bệnh Hespes như tôi ,vì các bài vở của Bác sĩ Vượng tôi đã thuộc làu …Chỉ khi nào bất thường không chỉnh được, mới phải gặp Bác sĩ Vượng .Sướng thật ,tôi thật sự biết ơn ông với 3chữ : Tâm ,Tài và Tốt