Ánh sáng xanh nguy hiểm như thế nào?

Ánh sáng nguy hiểm phát ra từ các thiết bị điện tử mà bạn sử dụng hằng ngày như máy tính, điện thoại, tivi… có thể trực tiếp gây ra triệu chứng khô, nhức, mờ, mỏi mắt hoặc bệnh thoái hoá hoàng điểm - một bệnh lý có nguy cơ mù lòa cao. 

Mắt có thể khô, mờ, nhức mỏi, thậm chí mù lòa do ánh sáng nguy hiểm

Ánh sáng nguy hiểm có trong ánh sáng mặt trời (30%), tuy nhiên loại ánh sáng nguy hiểm chúng ta tiếp xúc thường xuyên hơn cả là từ các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi, đèn LED...

Ánh sáng nguy hiểm có bước sóng ngắn (từ 400-460nm) mang năng lượng cao, có thể gây hại và làm tổn thương, thậm chí gây chết các tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào võng mạc.

Tế bào võng mạc (tế bào biểu mô sắc tố võng mạc - RPE) là tế bào đặc biệt trong mắt, có chức năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác. Đồng thời là nơi hấp thụ các ánh sáng dư thừa, đào thải các chất chuyển hóa gây hại cho võng mạc và đóng vai trò quan trọng khi tham gia vào chu trình thị giác.

Tế bào võng mạc suy giảm hoạt động sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc, đặc biệt là thoái hóa hoàng điểm – bệnh lý có nguy cơ mù lòa rất cao. Mặt khác, khi tế bào võng mạc suy yếu khiến các tế bào thị giác dễ bị teo, chết đi và bong ra, ảnh hưởng đến chức năng của mắt.

Hai bệnh nguy hiểm của mắt do ánh sáng nguy hiểm gây ra

1. Hội chứng thị giác màn hình:

Đây là căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến nghề nghiệp, lối sống của con người trong xã hội hiện đại, vì phải tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị phát ra ánh sáng nguy hiểm. Hội chứng thị giác màn hình bao gồm 10 triệu chứng là: nhìn mờ, khô mắt, nhức mắt, căng mắt, kích thích mắt, nhìn đôi, mắt khó tập trung, đau đầu, đau cổ, mệt mỏi.

Rất nhiều người đã và đang mắc các triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình nhưng không biết để điều trị hoặc hạn chế nhìn vào ánh sáng nguy hiểm.

2. Thoái hóa hoàng điểm:

Đây là bệnh lý phổ biến, chiếm tỉ lệ cao và chính là “thủ phạm” gây mù lòa phổ biến nhất. Bệnh thường tiến triển từ từ và làm mất thị lực không hồi phục.

Tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng màn hình các thiết bị điện tử một ngày gần 10 giờ (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ). Thực trạng này đang càng khiến bệnh thoái hóa hoàng điểm đang ngày càng trẻ hóa – hậu quả của việc thường xuyên tiếp xúc ánh sáng nguy hiểm.

Chưa có câu trả lời nào