Làm sao cho hết bệnh huyết trắng và bệnh sa tử cung có ảnh hưởng đến sinh con sau này không ạh?

Thưa bác sĩ?e bị bệnh huyết trắng từ lâu rồi, mỗi khi có huyết trắng nó hay bị ẩm ướt và ngứa,khoảng từ ngày 18 đến ngày 24 thì nó ra huyết trắng (màu hơi vàng) nhiều và rồi ở 2 bên mép cửa mình của e nó cứ sưng sưng,nhưng từ ngày 25 trở đi thì nó hết,nhưng tháng sau nó lại tái phát như vậy,e đã đi khám ở từ dũ rồi bác sĩ nói e là bị nấm tricomonas gì đó,e uống thuốc mà cũng k hết, hiện tại thì e chưa có chồng, nhưng e đi hỏi nhiều người thì họ nói đó là bệnh sa tử cung, vậy xin bác sĩ cho e biết bệnh đó có ảnh hưởng về đường con cái sau này không, và cho e biết là phài dùng thuốc gì để uống và bôi ạh (e đã từng uống thuốc tây nhiều rồi nhưng vẫn k hết,bệnh của e có thể uống thuốc bắc và thuốc nam để điều trị đuợc k bácsĩ,và 1 điều nữa là người ta chỉ e là xông bằng lá lốt sẽ hết huyết trắng và khô cửa mình,xông vậy thì có ảnh hưởng gì k hả bác sĩ, nếu bác sĩ biết thì xin chỉ giúp cho e) e xin cảm ơn!
Trả lời 15 năm trước
Bệnh sa tử cung là một trong những tác nhân ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của không ít phụ nữ. Đó là trường hợp tử cung và một phần của thành âm đạo trồi ra ngoài. Bệnh do những cơ và dây chằng quanh tử cung yếu đi hoặc bị tổn thương, khiến bộ này chùng xuống phía dưới âm đạo. Những nguyên nhân gây sa tử cung Căn bệnh hiện đang gây khó khăn cho 1/8 phụ nữ cao tuổi trên thế giới, bởi khi tuổi mãn kinh đến gần, lượng hormone oestrogen của người phụ nữ ngày một giảm, các mô phụ trợ trong ổ bụng mất tính đàn hồi, giảm độ bền. Đồng thời, việc sinh nở nhiều lần, lao động, mang vác nặng nhọc sẽ khiến đáy bụng phải co bóp, ổ bụng căng giãn, có khi tổn thương, rách một số bộ phận trong cơ thể. Điều đó trực tiếp làm cho tử cung bị sa hoặc lồi ra ngoài. Những người từng lao động nặng nhọc nơi công trường hoặc vùng nông thôn, sinh nhiều con dễ bị sa tử cung hơn so với bình thường. Bé gái có cơ bụng yếu hoặc gặp vấn đề về thần kinh quanh vùng bụng cũng dễ bị bệnh này. Người có phần cửa bụng dưới rộng có nguy cơ bị sa tử cung nhiều hơn vì các cơ nối giữa khoảng không phải làm việc căng hơn để giữ các bộ phận ở phía trên đúng vị trí của chúng. Với những người béo phì hoặc mắc bệnh về phổ, táo bón mãn tính, các bộ phận trong khoang bụng dễ bị đẩy xuống và tuột ra ngoài hơn. Người bị sa tử cung có cảm giác nặng và tức ở bụng. Người bệnh thường đi tiểu nhiều lần, mắc chứng đái dắt và xuất hiện những phần thịt lồi ở khu vực cơ quan sinh dục. Một số người còn bị đau phần bụng dưới và bộ phận dưới thắt lưng. Triệu chứng sa tử cung làm cho bệnh nhân đau và ít hào hứng quan hệ chăn gối với bạn đời. Theo các bác sĩ khoa Nội tiết, Bệnh viện Hùng Vương, sa tử cung được chia theo ba cấp độ: Độ một, nhẹ nhất: Tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo. Độ hai, mức độ vừa phải: Tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo. Độ ba, mức độ nặng: Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo. Quan tâm đến bản thân ngay khi còn trẻ Sa tử cung gây rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, tiểu hàng ngày của người phụ nữ. Để chữa trị, người bệnh phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần dạ con nơi tử cung chuyển qua phần âm đạo. Phẫu thuật chỉ diễn ra trong vòng 30 phút. Bệnh nhân sau phẫu thuật cần nghỉ ngơi và tránh làm các việc nặng như mang vác, bưng bê gây tổn thương đến sức khoẻ. Để không phải hứng chịu những cảm giác khó khăn khi về già, ngay từ khi còn trẻ, chúng ta phải có một chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý, ăn uống đều đặn. Bạn cần tránh mang vác nặng và làm việc quá sức, không hút thuốc lá và luôn kiểm soát cân nặng. Đồng thời, nên thường xuyên khám sức khoẻ, để nắm bắt được tình hình cơ thể của bạn. Đây là cách chỉ dẫn để tự săn sóc khi bị sa tử cung theo đông y. Xoa bóp chữa sa dạ con Sa dạ con là tình trạng tử cung sa thấp hơn vị trí bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là dây chằng và các cơ nâng đỡ tử cung bị rão, tổ chức giữa âm đạo và âm hộ bị tổn thương chưa phục hồi sau khi sinh đã phải lao động quá sớm hoặc quá nặng. Sa tử cung có 3 độ: Độ 1 (nhẹ): Tử cung sa xuống thập thò âm đạo. Độ 2 (vừa): Tử cung sa xuống lộ ra ngoài âm đạo nhưng thân tử cung vẫn nằm trong âm đạo. Độ 3 (nặng): Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo. Khi tử cung bị sa ra ngoài, thành âm đạo và một phần bàng quang, có khi cả trực tràng cũng sa theo. Người bệnh cảm thấy khó chịu, đi lại vướng víu, dễ bị viêm nhiễm, lở loét. Tùy theo mức độ sa mà Tây y có thể dùng thuốc (với độ 1, 2) hay phẫu thuật (với độ 3). Đông y cũng có các phương pháp và bài thuốc để chữa trị bệnh này, đặc biệt là bằng cách xoa bóp: Day huyệt bách hội: Dùng ngón giữa của bàn tay ấn vào huyệt bách hội (ở đỉnh đầu), day ấn 100 lần. Xoa vùng trung nguyên: Dùng tay phải áp vào vùng thượng vị day đi day lại mỗi lần khoảng 3 phút. Xoa bụng: Đặt lòng bàn tay trái để lên mu bàn tay phải rồi úp vào vùng rốn, xoa theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần 2 phút. Day huyệt tam âm giao: Dùng ngón tay day huyệt tam âm giao 2 bên, mỗi bên 50-100 lần. Huyệt nằm trên mắt cá chân phía trong khoảng 3 đốt ngón tay. Khi tử cung bị sa ra, nên đẩy nhẹ vào âm đạo, sau đó chổng mông cao khoảng 20 phút, kết hợp dùng các phương pháp xoa, day bấm. Để phòng bệnh, phụ nữ mang thai và sau khi sinh nên đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng. Khi hành kinh cũng vậy. Khi bê vật nặng không tỳ vào bụng. Sau khi sinh, nên tập vận động cơ bắp chân để giúp cơ vùng tiểu khung săn chắc. Bệnh huyết trắng có thể chữa khỏi dễ dàng Bệnh huyết trắng gây ra do một loại nấm mốc tên là candida albicans, hiện diện thường trực trong tử cung. Thay vì âm thầm chịu đựng, bạn có nhiều cách để điều trị huyểt trắng bên cạnh việc dùng thuốc. Nấm candida không chỉ có trong tử cung mà còn sống trong đường ruột của cả hai giới. Sự hiện diện này bình thường và hoàn toàn vô hại, trừ trường hợp bạn bị bệnh tiểu đường hoặc do uống kháng sinh mà mất quân bình môi trường trong tử cung... Ngoài ra, việc dùng thuốc ngừa thai, sự thai nghén, thời kỳ tắt kinh, vết xây xát trong âm hộ do băng vệ sinh loại nhét vào bên trong (tampon), hóa chất dùng sát trùng âm hộ... cũng có thể dẫn đến huyết trắng. Khi bị bệnh này, bạn cảm thấy ngứa ngáy hoặc rát nơi âm hộ, một chất nhờn màu trắng có mùi hơi giống như mùi rượu bia được bài tiết ra. Người ta thường gọi chất này là huyết trắng. Bệnh hay tái phát sau khi được chữa khỏi. Bác sĩ chỉ có thể chữa lành bệnh, nhưng để tránh sự tái phát, bạn nên làm theo những phương pháp dưới dây: Đừng mặc gì cả khi ngủ: Loại vi khuẩn candida albicans sinh sản mau lẹ trong môi trường ẩm ướt. Đừng tạo điều kiện cho chúng; ít nhất bạn có thể làm điều này trong khi ngủ. Nếu bạn không quen, có thể mặc một chiếc áo ngủ bên ngoài, và đừng mặc đồ lót. Cố giữ cho âm đạo càng mát mẻ, khô ráo càng tốt. Ban ngày cũng vậy, bạn nên tránh mặc đồ lót trừ khi cần thiết. Quần áo nên rộng rãi, mát mẻ. Quần bó sát như jean thường dễ làm bạn bị nhiễm bệnh hơn. Đối với đồ lót, tốt nhất nên chọn loại bằng vải cotton. Loại bằng nylon thường làm âm đạo bị ẩm ướt và nóng hơn. Cẩn thận khi dùng bột thơm: Một số phụ nữ có thói quen rải bột thơm lên người sau khi tắm. Thói quen này không có hại. Nhưng nếu bạn bị bệnh bạch huyết, cần cố giữ cho bột này không dính vào cửa mình. Bột là môi trường lý tưởng cho sự sinh sản của các nấm mốc. Nếu bạn dùng dầu bôi trơn khi quan hệ tình dục, nên xem kỹ công thức. Thường chúng có hóa chất ăn mòn thành tử cung. Nếu bị huyết trắng, bạn nên chuyển sang dùng nước, lòng trắng trứng, dầu khoáng, hoặc petroleum jelly để làm trơn âm đạo. Nhớ đừng dùng bao cao su chung với petroleunl jelly vì chất này sẽ làm thủng bao. Một số bao cao su được bôi sẵn thuốc sát trùng và dầu trơn trên đó (spermicides hoặc lubricated condom), tránh dùng các loại này. Băng vệ sinh và giấy toilet: Khi bị huyết trắng, bạn chỉ nên dùng các loại băng hay giấy không có mùi thơm. Các mùi này thường được tẩm vào bằng hóa chất, không tốt cho thành tử cung. Đối với băng vệ sinh, nên dùng loại miếng lót thay vì "tampon" để tránh sự cọ sát bên trong tử cung. Khi dùng giấy toilet, nên lau từ trước ra sau để tránh mang các vi khuẩn từ hậu môn vào tử cung. Tránh quan hệ tình dục: Nếu bạn đang bị huyết trắng, việc quan hệ có thể làm bệnh này nặng hơn và lâu khỏi hơn. Nên kiêng cữ trong những ngày bị bệnh. Trường hợp bất khả kháng, nên dùng bao cao su loại trơn và không có dầu (thoa lòng trắng trứng làm trơn bao). Việc dùng bao cao su trong lúc bị huyết trắng giữ cho vi khuẩn không bám vào người đàn ông, để rồi sau đó lại xâm nhập trở lại vào bạn. Nên đi tiểu trước và sau khi làm tình để tống ra những vi khuẩn còn sót lại trong âm đạo. Nếu muốn rửa âm đạo, chỉ dùng nước thường là đủ, không nên dùng xà bông hoặc các hóa chất làm sạch. Nếu thích, bạn có thể pha một muỗng canh giấm ăn trong nửa lít nước để sát trùng. Đừng ăn đường nhiều: Việc tiêu thụ đường nhiều dễ làm bạn bị chứng huyết trắng hơn. Đường là thực phẩm của loại vi khuẩn tạo bệnh huyết trắng. Đây cũng là lý do những người bị bệnh tiểu đường dễ bị bệnh huyết trắng hơn. Nếu bạn bị cả hai bệnh này, nên cẩn thận đo mức đường trong máu mỗi ngày. Nhiều người ngăn ngừa bệnh huyết trắng bằng cách sát trùng đồ lót của họ. Có nhiều cách sát trùng: ngâm nước chlorine một ngày trước khi giặt; bỏ đồ lót vào đun sôi trong 5 phút; dùng bàn ủi nóng đè mạnh trên chỗ đồ lót tiếp xúc với tử cung và chung quanh đó.
Nguyễn Như Hoàn
Nguyễn Như Hoàn
Trả lời 10 năm trước

10% phụ nữ Việt nam mắc bệnh sa sinh dục sau sinh.Đó là kết quả do Bộ Y tế vừa công bố, phần lớn người bệnh nằm trong độ tuổi từ 40 – 60. Những phụ nữ đẻ nhiều, đẻ quá sớm, lao động nặng, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật đều dễ mắc bệnh sa sinh dục. Sa sinh dục còn gọi là sa tử cung là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt nam, nhất là phụ nữ nông thôn. Cá biệt một số ít phụ nữ còn mắc bệnh sa sinh dục từ hồi 25 – 30 tuổi do bẩm sinh cơ yếu. Người trẻ chưa đẻ lần nào cũng có thể bị sa sinh dục. Chị em thường ngượng ngùng xấu hổ nên giấu bệnh hoặc cũng không được cung cấp kiến thức, không biết chạy chữa ở đâu nên âm thầm chịu đựng. Họ không chỉ đánh mất hạnh phúc hôn nhân mà còn chịu đựng nhiều bệnh tật, đau đớn do vùng kín luôn bị viêm nhiễm, khó chịu. Thậm chí, nhiều chị em còn không dám nói, cười, đi lại ‘rón rén’ vì chứng són tiểu khi các cơ bàng quang bị sa.

Đây là 1 bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Chị em thường cam chịu, giấu bệnh vì căn bệnh khó nói này nên phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là rắc rối trong quan hệ vợ chồng.

Trước đây, để điều trị bệnh sa sinh dục, các bác sĩ thường dùng phương pháp cắt tử cung, khâu treo bàng quang, làm lại thành trước và sau âm đạo hoặc phẫu thuật bịt âm đạo. Như vậy, đồng nghĩa với việc loại bỏ người bệnh khỏi “cuộc chơi yêu đương” chấm dứt “chuyện yêu” của người phụ nữ, khiến người phụ nữ luôn mặc cảm, đánh mất đi hạnh phúc làm vợ, làm mẹ của họ và gặp nhiều biến chứng. Hiện tại, bằng phương pháp chữa bệnh mới sẽ giúp người bệnh giữ được dạ con và vẫn sinh nở bình thường, với điều kiện người bệnh phải điều trị sớm. Tuy nhiên, kỹ thuật mới chỉ thực hiện được ở các bệnh viện lớn, chi phí cũng không nhỏ, vì thế không phù hợp với chị em nông thôn, vùng sâu vùng xa. Vì vậy vẫn cần tuyên truyền để phụ nữ biết về tình trạng của mình, không nên sinh đẻ quá nhiều, khi sinh cũng nên đến các cơ sở y tế tin cậy để được đỡ đẻ đúng cách…

Thế nào là sa sinh dục?

Sa sinh dụcthường gọi làsa dạ conhay sa tử cung. nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo. Trường hợp nặng, các tạng trên có thể sa ra ngoài âm đạo. Do đó người ta gọi là sa sinh dục

Nguyên nhân sa sinh dục?

Nguyên nhân gây bệnh có thể do: đẻ sớm, đẻ dày, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, sau đẻ lao động sớm hoặc lao động nặng, người ốm yếu suy dinh dưỡng sau đẻ hoặc thiếu ăn, suy dinh dưỡng, cơ thể ốm yếu, tất cả các nguyên nhân trên đều dẫn đến tình trạng các dây chằng của tử cung (dây chằng tử cung cùng, dây chằng tròn, dây chằng rộng và các mô liên kết), các cơ vùng đáy chậu bị dãn mỏng, suy yếu, hoặc bị rách không đủ sức giữ tử cung ở vị trí cũ. Do đó khi có một động tác nào làm cho áp lực trong ổ bụng bị tăng lên, như ho liên tục, đại tiện phải rặng nặng khi táo bón … sẽ đẩy tử cung sa xuống dưới và ra ngoài âm đạo.

sa sinh duc

Sa sinh dục

Sa sinh dụchay còn gọi là sa các cơ quan vùng chậu là do tình trạng suy yếu của hệ thống nâng đỡ của đáy chậu, dẫn đến sự tụt xuống của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo, xuất hiện khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn. Ban đầu, kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được.

Càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không đẩy lên được kèm theo có tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ – tầng sinh môn. Nguyên nhân là do sinh đẻ nhiều khiến sau mỗi lần sinh nở, vùng cơ nằm ở bụng dưới sẽ bị rách, không hồi phục tốt. Lao động nặng, lao động nặng quá sức hoặc quá sớm sau đẻ làm tăng áp lực ổ bụng đè vào đáy chậu còn mềm yễu dễ gây sa sinh dục…

Sa sinh dục cũng có thể gặp, tuy rất hiếm, ở những em bé gái do cơ địa bẩm sinh, ở những phụ nữ chưa sinh đẻ do cơ thể ốm yếu, ăn uống thiếu thốn và lao động nặng và cả ở những người già đã mãn kinh do bị teo các cơ và các mô vùng đáy chậu.

Các điều kiện thuận lợi gây sa sinh dục

- Đẻ nhiều lần: chửa đẻ nhiều lần, đẻ dày, đẻ không được đỡ đẻ an toàn đúng kỹ thuật, rách tầng sinh môn không khâu phục hồi

- Lao động quá sức: lao động nặng quá sức hoặc quá sớm sau đẻ làm tăng áp lực ổ bụng, đè vào đáy chậu còn mềm yếu dễ gâysa sinh dục

- Tăng áp lực ổ bụng thường xuyên: mang vác, gánh gồng nặng, táo bón trường diễn, ho kéo dài, những người bán hàng rong thường xuyên ngồi bệt bên lề đường

- Teo đét sinh dục ở người già: Rối loạn sinh dưỡng ở người già,hệ thống treo và nâng đỡ tử cung yếu

- Bẩm sinh: có thể do cơ địa bẩm sinh ở người chưa đẻ lần nào

Mức độ của sa sinh dục?

- Sa sinh dục độ I:Sa xuống thấp nhưng còn nằm trong âm đạo, chưa nhìn thấy ở ngoài âm hộ.

+ Sa thành trước âm đạo, kèm theo sa bàng quang.

+ Sa thành sau âm đạo, nếu sa nhiều kéo theo sa cả trực tràng.

+ Cổ tử cung sa thấp trong âm đạo nhưng chưa tới âm hộ.

- Sa sinh dục độ II:Khi cổ tử cung đã thập thò ngoài âm hộ nhưng thân tử cung vẫn nằm bên trong trường hợp này cổ tử cung dễ bị sung huyết và thường bị cọ sát nên dễ bị loét.

+ Sa thành trước âm đạo và bàng quang.

+ Sa thành sau âm đạo, có thể kèm sa trực tràng.

+ Cổ tử cung sa thập thò âm hộ.

- Sa sinh dục độ III:thân tử cung ra ngoài âm hộ, thường kèm sa bàng quang, trực tràng, sa ruột, gây khó chịu cho mọi sinh hoạt của phụ nữ

+ Sa thành trước âm đạo và bàng quang.

+ Sa thành sau âm đạo, có thể kèm theo sa trực tràng.

+ Tử cung, cổ tử cung sa thấp, cổ tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ.

* Các thương tổn phối hợp:

- Cổ tử cung thường viêm loét, phì đại do bị cọ sát lâu ngày với quần bệnh nhân.

- Tử cung thường teo nhỏ do người già đã mãn kinh, song một số trường hợp có thể có u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng kết hợp.

- Tầng sinh môn thường có vết rách cũ không được khâu tại điểm 6 giờ, cơ tầng sinh môn mềm nhão, suy yếu.

- Một số trường hợp có sỏi bàng quang, viêm bàng quang, xuất huyết bàng quang – hậu quả của ứ trệ nước tiểu lâu ngày do niệu đạo bị gập.Cùng với tử cung sa thấp xuống, các thành âm đạo, thậm chí cả bàng quang, trực tràng cũng bị sa xuống theo, tạo nên bệnh cảnh sa sinh dục. Hậu quả do sự sa thấp của các tạng kể trên là các rối loạn tiểu tiện (không giữ được nước tiểu, đái són, đái không hết nước, có thể bị sỏi trong bàng quang) và có khi cả đại tiện (táo bón, trĩ).

Biểu hiện triệu chứng của sa sinh dục?

Tử cung là một tạng nằm sâu trong ổ bụng. Nó được giữ tại chỗ bằng lớp cơ và các tổ chức vùng dáy chậu (dàn của phần dưới khung xương chậu), bởi các thành âm đạo và các dây chằng trong bụng và chậu hông. Nếu vì một lý do nào đó, các bộ phận neo giữ tử cung bị giãn, nhão ra thì áp lực trong ổ bụng (khi thở, khi rặn, khi ho) và sức nặng của tử cung sẽ đẩy, kéo nó tụt dần xuống thấp gây nên sa sinh dục với các mức độ khác nhau dựa vào vị trí sa của cổ tử cung so với âm hộ chia làm 3 độ sa sinh dục ở trên.

1. Triệu chứng Cơ năng

Triệu chứng cơ năng thường tùy theo từng người, tùy sa nhiều hay sa ít, mới sa hay sa từ lâu, sa đơn thuần hay còn có thương tổn phối hợp. có kèm theo sa bàng quang hay trực tràng mà xuất hiện những dấu hiệu thường gặp sau đây:

Những triệu chứng cơ năng hay gặp là khó chịu, cảm giác tức nặng vùng cửa mình, ở bụng dưới, nhất là khi đứng, nhưng khi nằm thì hết cảm giác trên. Đôi khi có cảm giác muốn rặn đẻ vì các tĩnh mạch ở vùng đáy chậu bị sa sung huyết, đồng thời do áp lực trong thành bụng dồn xuống vùng đáy chậu đã bị suy yếu. Hay bị đau vùng sau thắt lưng. Tùy theo mức độ sa nhiều hay ít, thời gian sa mới hay đã lâu, sa đơn thuẩn hay có tổn thương phối hợp.

- Khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn

+ ban đầu kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi lao động nặng hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được

+ càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không tự đẩy lên được nữa

- Tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ – tầng sinh môn, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

- Nếu kèm theo sa bàng quang thì có dấu hiệu Đi đái khó, đái dắt, són đái khi cười to, khi ho mạnh hay khi bị rùng mình, thường đái không hết nước tiểu, nên bàng quang dễ bị viêm, gây ra đái buốt. trường hợp sa bàng quang nhiều thì lúc đầu đi tiểu rất khó khăn, phải dùng ngón tay đẩy bàng quang lên trên và vào trong mới đi tiểu được. Đôi khi bệnh nhân đến viện vì bí đái cấp

- Nếu kèm theo sa trực tràng thì đại tiện có cảm giác vẫn còn chưa hết phân ở trực tràng, có thể bị táo bón.

Nhiều người sa sinh dục nhưng kinh nguyệt vẫn bình thường và vẫn có khả năng có thai. Những phụ nữ này dễ bị sẩy thai và đẻ non

- Chảy máu, khí hư ra nhiều do cổ tử cung viêm nhiễm, cọ xát, làm người bệnh đi lại khó khăn, hạn chế lao động

Sa sinh dục

Sa sinh dục gây cảm giác són đái

2. Triệu chứng thực thể:

Thăm khám sẽ thấy được các mức độ như đã nói ở trên

Đặc điểm của bệnh này là tiến triển rất chậm, có thể kéo dài 5 – 20 năm. Đặc biệt sau mỗi lần đẻ, sa sinh dục lại tiến triển nhanh và nặng hơn.

. Chẩn đoán thường dễ dàng, khám ngay sau khi người phụ nữ làm việc nặng hoặc rặn mạnh và nếu cần thiết, người thấy thuốc có thể kéo cổ tử cung xuống kết hợp với thăm thành âm đạo

Chú ý chẩn đoán phân biệt với polip cổ tử cung, nang ở tuyến Bartholin, nang ở ống tuyến Skene, nang ở âm đạo, lộn tử cung.

Bệnh sa sinh dục

Sa sinh dục gây khó chịu cho bệnh nhân

Chữa Sa sinh dục theo y học cổ truyền

Nếu bn b chng Sa sinh dc bn có th liên h cha tr bng đông y ti đây:

Bác sĩ: Nguyn Như Hoàn

Đin thoi: 0972333003 - 0388921646

Phòng khám đông y Hoàn Xuân Đường

Khi 3, Th trn Quán Hành, Huyn Nghi Lc, tnh Ngh an

Web:phusankhoa.com

Bác sĩ: Nguyễn Như Hoàn

Nguồn:http://phusankhoa.com/benh-phu-khoa-khac/chua-sa-sinh-duc.html