Dùng trà atiso đúng cách

Các bạn cho mình hỏi, dùng trà atiso như thế nào là đúng cách

mình có thói quen uongs 1.5l nước một ngày, rồi bạn mình bảo pha trà atiso uống cho có sức khỏe, mình cũng mua về uống, nhưng mình sợ uống nhiều quá không tốt, nên mình chỉ pha 1.5l nước mà có 2 túi trà nhỏ thui.Uống thay thế nước hàng ngày luôm, như vậy mình uống có qua nhiều không, vì mình nghe mọi người nói không nên uống nhiều như thế với lại dạo gần đây mình thấy bụng mình to ra nhiều lắm, lúc nào cũng có cảm giác căngnhư vừa ăn no xong, có khi đói lắm nhưng dạo gằn đây chỉ ăn có nữa chén cơm là thấy no rồi, mà thèm ăn nhiều thứ lắm nhưng ăn vào lại thấy no. không biết mình có bị gì không nữa mọi người cho ý kiến với. 

ha
ha
Trả lời 11 năm trước

Từ quan điểm “mát gan”, nhiều người đang dùng một số loại nước có pha dược thảo như nước uống suốt ngày. Việc sử dụng như thế là không đúng cách nên chẳng những đã không mát gan mà có khi còn hại gan một cách oan uổng. Dưới đây là hai thí dụ cụ thể:

Gan chưa mát, bụng đã trướng

Không thiếu người uống nước atisô cả lít mỗi ngày vì nghe nói uống như thế vừa bổ gan vừa đẹp da vừa trị đau bao tử nhưng sau đó lại bị đầy hơi khó chịu, đến bữa ăn bụng đói cồn cào nhưng mới ăn vài miếng thì đã no, trong khi con mắt còn thèm.

Atisô đúng là vị thuốc rất tốt để nhuận gan, lợi mật và để phục hồi nhu mô gan nên được dùng để giải độc cho cơ thể, nhất là ở đối tượng hút thuốc, uống rượu, làm việc trong môi trường ô nhiễm, người bị tăng mỡ máu… Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên dùng atisô hỗ trợ chức năng biến dưỡng chất béo nhằm giảm bớt gánh nặng cho lá gan, trái thận và khung ruột. Nên nhớ là vết loét trên niêm mạc dạ dày, tá tràng sẽ rất lâu lành ở người cao mỡ máu, béo phì.

Nhưng không nên vì thế mà tự đầu độc bằng lượng atisô quá cao. Bởi cũng vì tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột mà atisô nếu lạm dụng vì dùng quá thường xuyên hoặc mỗi lần dùng quá nhiều thì có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Cứ co vào dãn ra thì vết loét khó lành đồng thời nạn nhân sớm muộn cũng đầy hơi trướng bụng.

Táo bón như chơi

Nhiều người có thói quen chỉ uống trà thay nước trắng. Cũng như atisô, trà, dù là trà xanh hay trà đen, cũng là thuốc tốt vì hoạt chất kháng ôxy hóa trong trà (cụ thể là chất ECPG) có công năng phòng chống xơ vữa mạch máu, ngăn ngừa ung thư cho đối tượng phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, với hóa chất công nghiệp, nông nghiệp… Bằng chứng là các nhà nghiên cứu gần đây đã khuyên nên uống trà xanh khoảng 30 phút trước khi ra nắng để hoạt chất trong trà rải đều khắp cơ thể nhằm phong bế tác hại của tia tử ngoại trong ánh nắng gay gắt.

Nhưng bên cạnh đó, có hai điểm bất lợi thấy rõ khi chúng ta uống hơn 1 lít nước trà trong ngày. Đó là: Chất chát trong trà khiến khung ruột co thắt rồi đến lúc thành co cứng. Ẩm khách vì quá yêu trà sau đó sẽ trở thành nạn nhân của chứng táo bón; lượng sắt trong trà bao giờ cũng chiếm ưu thế khi tương tranh với các khoáng tố khác. Người yêu trà vì thế tuy thừa sắt nhưng lại thiếu nhiều khoáng tố vi lượng khác như kẽm, crôm, mangan… Đây lại là những nhân tố cần thiết cho hệ miễn dịch, biến dưỡng, thần kinh giao cảm. Lạm dụng nước trà vì thế có thể dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, buồn chán…

Tăng gánh nặng cho gan

Không chỉ riêng với atisô hay trà mà với cây thuốc nào cũng thế, người bệnh và ngay cả người chưa bệnh nhưng muốn phòng bệnh cũng không nên tự ý dùng thuốc theo lời đồn. Đừng quên là hoạt chất nào muốn nên thuốc cũng thế, phải được lá gan chuyển hóa mới triển khai được tác dụng như mong muốn. Gan thậm chí phải làm việc đến hai lần vì hoạt chất nào cũng vậy, dù là hóa chất tổng hợp hay dẫn xuất từ nguồn gốc thiên nhiên, sau khi tác dụng đều phải được gan biến thể lần nữa thành dạng không độc cho cơ thể trước khi theo đường bài tiết.

Mang hoạt chất vào cơ thể với liều lượng thái quá trong trường hợp không cần thiết thì chỉ tăng thêm gánh nặng giải độc cho lá gan. Tệ hơn nữa, nếu lá gan trước đó đã mệt nhoài vì gia chủ vướng một bệnh mãn tính nào đó.

Ngay cả khi dùng thuốc bổ cũng phải cân nhắc lợi hại. Không có thứ thuốc nào như thiên hạ thường đồn thổi là nếu không bổ chiều dọc cũng bổ chiều ngang. Vì đã là thuốc thì chỉ có thuốc tốt hay thuốc độc.

hao
hao
Trả lời 11 năm trước

heo mình đọc ở 1 bài viết thì trà Atiso có rất nhiều công dụng: mát gan, giải nhiệt, da đẹp, ngăn chặn các bệnh về tim mạch, đột quỵ, ung thư... Tuy nhiên, việc sản xuất trà Atisô mà vẫn lưu giữ“những đặc tính quý hơn vàng”của cây Atisô là việc không phải dễ, đòi hỏi nhiều nghiên cứu, kinh nghiệm lâu năm và đầu tư trang thiết bị hiện đại…

Hiện tại mình cũng đang tập thói quen uống Atiso thay nước, hy vọng sẽ có tác dụng ^^

Bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết này nhé:

"Tiết lộ 7 tác động từ trà Atisô

Một ly trà Atisônóng hổi sẽ xua tan cảm giác lạnh. Một ngụm trà Atisô mát lạnh đem lại tinh thần phấn khởi, cảm giác sảng khoái. Có lẽ vì vậy mà uống trà đang ngày càng trở thành niềm đam mê, nét văn hóa của nhiều người.

Có vô vàn lý do để người ta uống trà, uống trà để mạn đàm thời cuộc, uống trà để chiêm nghiệm nghệ thuật pha trà, còn có khi uống trà thể hiện đẳng cấp hiểu biết về các loại trà… Còn đối với nhiều người quan tâm sức khỏe cho rằng việc uống trà, nhất là trà thảo mộc, sẽ giúp mát gan, giải nhiệt, mang lại sức khỏe tốt, tinh thần phơi phới, vẻ ngòai tươi tắn, với làn da sáng mịn… Trong các loại thảo mộc thì Atisô đáp ứng được những công dụng này vì thế mà được ưa chuộng sử dụng từ rất lâu đời.

Trao đổi về việc lựa chọn thảo mộc Atisô, chị Vân, quản lý cửa hàng, tại quận 8, Tp.HCM chia sẻ: “Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, tôi không còn thời gian để nấu những nồi nước Atisô to,dùng cho cả nhà giải khát, vì thế lâu nay tôi vẫnluôn dùng Atisô túi lọc Tâm Châu lưu giữ 7 tác động,dù dùng nóng hay lạnh, Atisô vừa thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình,vừa mang lại làn da mịn màng cho bản thân chị em phnữ mình…”

Và các bác sĩ Đông y, dựa vào nghiên cứu của mình còn cho rằng “Trà Atisô có tác dụng hổ trợ, điều trị và dự phòng 05 lọai bệnh có nguy cơ tử vong caonhư: bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và xơ vữa động mạch”. Vì thế, Trà Atiso ngày càng phổ biến, trở thành xu hướng tiêu dùng của nhiều chị em phụ nữ, cánh đàn ông và cho cả gia đình.

Tuy nhiên, việc sản xuất trà Atisô mà vẫn lưu giữ“những đặc tính quý hơn vàng”của cây Atisô là việc không phải dễ, đòi hỏi nhiều nghiên cứu, kinh nghiệm lâu năm và đầu tư trang thiết bị hiện đại… điển hình là nhãn hàng Atisô Tâm Châu lưu giữ 7 tác động là một thương hiệu đang được người tiêu dùng quan tâm:

1.Bổ sung vitamin C, kali, magie tốt cho hệ tim mạch.

2.Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhómacid alcolcùng các flavonoid).

3.Kích thích gan tiết mật giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

4.Giảm mức cholesterol ngăn chặn đươc bệnh xơ cứng động mạch.

5.Bỏ và ngăn chặn phát tán của tế bào chết ngăn ngừa bệnh ung thư.

6.Kiểm soát lượng đường dư trong máu.

7.Giảm viêm, lợi tiểu, nhuận tràng và cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi khuẩn lợi cho sức khỏe sống trong ruột

Vì những tác dụng trên, trong dân gian truyền miệng rằng Atisô là loại thảo mộc có tác dụng mát gan và giải độc gan. Trong nhiều hội thảo chuyên đề về Atisô, các lương y tiết lộ “một cách để giải nhanh rượu bia là nhờ uống trà Atisô.

Tế Nguyệt Thanh Thanh
Tế Nguyệt Thanh Thanh
Trả lời 8 năm trước
Cách uống đúng: Đun hoa đã phơi khô với nước rồi uống hàng ngày nhưng không uống quá 1l/ngày. Bạn có thể sử dụng loại túi lọc đã làm sẵn, ngày uống 3 - 4 túi, mỗi túi pha vào một cốc nước sôi; hoặc có thể sử dụng cao atisô về chỉ việc pha vào nước rồi uống, ngày 3 - 4 cốc.
Tế Nguyệt Thanh Thanh
Tế Nguyệt Thanh Thanh
Trả lời 8 năm trước
Mình mới phát hiện bài này nữa này: Các bác sĩ cảnh báo, mọi người không nên lạm dụng atisô. Một ngày chỉ nên dùng 10 - 20 gram sắc với nước nếu dùng tươi, 5 - 10 gr nếu dùng khô. Với loại trà đóng gói, các bác sĩ cũng khuyến cáo chỉ nên uống 2 - 3 túi mỗi ngày.
Dao Haiyen
Dao Haiyen
Trả lời 8 năm trước

Atisô tính mát, vị đắng nhạt, hương thơm dịu, có tác dụng nhuận gan, lợi mật và để phục hồi nhu mô gan nên được dùng đểgiải độc cho cơ thể, nhất là ở đối tượng hút thuốc, uống rượu, làm việc trong môi trường ô nhiễm, người bị tăng mỡ máu… Nhưng vì thấy chúng được ca ngợi nên nhiều người đã lạm dụng, uống tràn lan, uống quá đậm đặc, quá nhiều vì cho rằng "uống ngần nào tốt ngần đó".

Nhưng thực tế, loại nước uống này chỉ có lợi khi được uống với mức vừa phải, uống quá nhiều sẽ làm tăng khả năng co bóp túi mật, tống mật xuống tá tràng nhiều hơn, và đôi khi gây tăng co bóp cả hệ thống tiêu hóa làm trướng bụng đầy hơi.

Cách uống đúng các loại trà mát gan1
Trà atiso có tác dụng giải độc cho cơ thể

Cách uống đúng: Đun hoa đã phơi khô với nước rồi uống hàng ngày nhưng không uống quá 1l/ngày. Bạn có thể sử dụng loại túi lọc đã làm sẵn, ngày uống 3 - 4 túi, mỗi túi pha vào một cốc nước sôi; hoặc có thể sử dụng cao atisô về chỉ việc pha vào nước rồi uống, ngày 3 - 4 cốc.