Chảy máu giữa 2 kì kinh nguyệt ?

Cháu chào bác sĩ

Năm nay cháu 21 tuổi, cháu chưa quan hệ tình dục lần nào, Hàng tháng giữa chu kì kinh nguyệt cháu lại bị rong kinh khoảng 3,4 ngày, ko nhiều. cháu rất ngại đi khám. Cháu đã uống phụ huyết khang nhưng không thấy khỏi. Cháu đọc trên mạng thấy hiện tượng chảy máu giữa chu kì kinh vẫn có thể xảy ra do noãn rụng, nhưg trường hợp này thì có thể kéo dài đến 3,4 ngày như của cháu không ạ. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên ạ

 

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 12 năm trước

Chào bạn

Rối loạn kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân, bạn xem bạn do nguyên nhân nào, có thể do tress, có thể do thay đổi chế độ ăn uống, nếu bị nhiều tháng liên tiếp thì nên đi khám bạn ạ.

bạn tham khảo:

1. Áp lực

Trong cuộc sống cũng như trong công việc nếu bạn phải chịu quá nhiều áp lực căng thẳng sẽ làm cho chức năng của tuyến yên bị ức chế, xảy ra hiện tượng trứng rụng và chất tiết dịch không đều. Từ đó dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Lời khuyên: Giảm bớt căng thẳng trong công việc cũng như trong cuộc sống bằng cách vận động như đi bơi, dạo bộ mỗi tuần 1-2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút, hoặc ăn một số thực phẩm như: chuối tiêu, rau muống, tôm, chocolate…

2. Ăn thực phẩm lạnh trong ngày ấy

Một số XX không chú ý đến việc giữ ấm cho "cô bé" trong kỳ nguyệt san, ví dụ như ăn đồ lạnh, kem, uống nước có đá. Những điều này dễ gây tắc nghẽn mạch máu trong khoang chậu, làm rối loạn buồng trứng dẫn đến lượng máu kinh ít hoặc bị mất kinh.

Lời khuyên: Trong ngày này, bạn gái tránh bị ướt mưa, uống nước lạnh, ăn nhiều bí đao, tỏi , cam.

3. Sóng điện từ

Cuộc sống hiện đại luôn gắn liền với điện thoại, máy tính, đầu kĩ thuật số và rất nhiều những sản phẩm điện tử khác. Nhưng những thiết bị điện tử và điện gia dụng này trong quá trình sử dụng, chúng sẽ phát ra tần song điện từ không giống nhau, ảnh hưởng đến sự tiết dịch và sinh sản.

Lời khuyên: Mỗi ngày sử dụng máy tính nên có các biện pháp bảo vệ, không nên để điện thoại trong người quá lâu, không nên để tủ lạnh trong phòng ngủ, nên uống trà xanh, bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C và đạm.

4. Bị táo bón

Nếu bị mắc bệnh táo bón, trực tràng sẽ bị giãn to và di chuyển về phía trước của cổ tử cung. Nếu bị táo bón mãn tính, cổ tử cung sẽ thường xuyên ở vị trí sau, dẫn đến kinh nguyệt không đều và đau lưng.

Lời khuyên: Điều trị triệt để bệnh táo bón, mỗi buổi sáng uống một thìa mật ong, ăn một số thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa như: Sữa chua, sữa bò, chuôi tiêu…

5. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng nếu quá lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ làm cho kinh nguyệt không đều, không rụng trứng và bị mất kinh.

Lời khuyên: Thường xuyên rèn luyện và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, không lạm dụng thuốc, dùng thuốc phải có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.