Chữa đau vai gáy ntn?

Em bị đau vai gáy sau khi ngủ dây. Cổ ko xoay được. Làm thế nào để hết tình trạng này a?

Tran Quynh Nhung
Tran Quynh Nhung
Trả lời 12 năm trước

Đau vai gáy do tư thế là một hội chứng thường gặp ở những người làm việc phải ngồi lâu như: nhân viên văn phòng, học sinh, tài xế lái xe, công nhân may mặc hoặc nằm ngủ kê gối cao… Sau đây là phương pháp xoa bóp chữa đau vai gáy rất hiệu quả, an toàn, tiện lợi, ai cũng có thể thực hiện.

Triệu chứng đau vai gáy

Vị trí đau thường là từ cổ gáy đến vai, thường là một bên, có khi lan lên mang tai, thái dương hoặc xuống tay. Đau có thể khởi phát đột ngột sau khi ngủ dậy, sau khi làm việc ở một tư thế liên tục. Đau có thể làm hạn chế cử động cổ, khó quay đầu sang bên. Sờ nắn thường đau nhiều hơn. Đau có thể tăng khi gặp lạnh, khi đứng, đi, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi.

Đau vai gáy do tư thế được Y học cổ truyền quan niệm thuộc chứngKiên bối thống. Thốngtức là đau,Kiênlà vùng vai;Bốilà vùng lưng. Nguyên nhân do đầu, cổ bất động lâu, tư thế sai, các kinh lạc đi qua vùng sau cổ gáy bị tắc trở, khí huyết không lưu thông. Điều trị chủ yếu làm cho thông kinh hoạt lạc, khí huyết lưu thông.

Kỹ thuật xoa bóp điều trị đau vai gáy

Tư thế:người bệnh ngồi, người xoa bóp đứng sau lưng người bệnh, hoặc người bệnh nằm người xoa bóp ngồi phía trên đầu người bệnh.

Thoa bột talchoặc dầu trơn một lớp vừa phải lên da vùng cổ vai.

Xoa:dùng các ngón tay di chuyển lướt trên da nhẹ nhàng theo vòng tròn từ cổ gáy đến vai 2 bên.

Day:dùng ngón tay cái ấn xuống da rồi di động chậm theo đường tròn từ cổ gáy đến vai bên đau (H.1).

Lăn:dùng các khớp bàn ngón tay vừa ấn vừa lăn vùng tam giác 3 huyệt: phong trì, đại chùy, kiên tĩnh (H.2).

Ấn các huyệt phong trì, phong phủ, phế du, đốc du:dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt, rồi giữ nguyên ngón cái khoảng 10 - 20 giây (H.3, 4, 5).

Bóp gáy, bóp vai:dùng ngón cái và các ngón kia ôm lấy khối cơ cổ gáy, cơ vai rồi bóp bằng 4 hoặc 5 ngón, vừa bóp vừa kéo thịt lên, không để thịt hoặc gân trượt dưới tay sẽ gây đau (H.6).

Vờn:dùng 2 bàn tay hơi cong bao lấy một khối cơ, chuyển động 2 tay ngược chiều nhau, kéo cả da thịt người bệnh chuyển động theo, khối cơ lay động giữa 2 bàn tay.

Nếu xoa bóp như trên vài ngày mà không giảm đau, người bệnh nên đến đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tìm nguyên nhân điều trị tốt hơn.

Lai Hoang Doanh
Lai Hoang Doanh
Trả lời 12 năm trước

Chứng đau mỏi vai, cổ rất thường gặp trong cuộc sống và ngày càng nhiều người trẻ mắc phải. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa được bằng phương pháp vật lý trị liệu.

Chữa bệnh không dùng thuốc:

Nằm nghiêng, gối quá cao dễ sinh bệnh

Hội chứng đau cổ, vai, gáy xảy ra mọi lứa tuổi, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ học như tư thế ngồi, lao động, gối đầu cao khi ngủ, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi... Các yếu tố như ngồi trước quạt, máy lạnh, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm đã làm sụt giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu ở các cơ, dẫn đến chứng đau nhức vai cổ, mình mẩy.

Nhiều người đến bệnh viện khám cho biết, buổi sáng ngủ dậy đã thấy cứng cổ, đau vai, lưng, nhưng cố vận động xoay cổ, vặn tay, lưng... mong khỏi, song càng làm càng đau và cứng cổ nhiều hơn. Nguyên nhân là cả đêm họ đã gối đầu quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu, cơ bị chèn ép.

Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm sẽ dễ bị đau nhức một khi ngủ dậy.

Từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất. Có khi kèm theo mỏi cổ, nhức đầu, hoa mắt, buồn ngủ, quay cổ nghe lắc rắc... rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Độ tuổi đau cổ, vai, gáy đang có xu hướng trẻ hoá với những người hay làm việc ở một tư thế trong thời gian dài như vừa nghe điện thoại, vừa ghi chép, làm việc liên tục với máy tính, sơn trần, lái xe ôtô ở tư thế ghế ngửa ra phía sau, tay duỗi thẳng phía trước... khiến hoặc cơ bắp dễ tổn thương làm cho đĩa đệm cột sống cổ sớm suy thoái, sưng tấy, trực tiếp chèn ép lên các dây thần kinh tương quan vai, gáy gây đau đớn, khó chịu. Các loại thuốc, kem, dầu nóng... chỉ giảm đau nhất thời.
Chữa đau cổ, vai, gáy bằng châm cứu là liệu pháp đạt hiệu quả cao.

Chỉ nên gối đầucao 10cm

Với Tây y, hội chứng đau nhức cổ, vai, gáy nếu bác sĩ chuyên khoa thấy không có nguyên nhân chèn ép gây tổn thương thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, cao dán. Nhiều bệnh nhân đau nhức cổ, vai, gáy thường chuyển sang chữa trị ở bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền. Các phương pháp xoa bóp - ấn - gõ vùng cổ, vai, gáy, hoặc châm cứu, giác hơi, tập luyện và vật lý trị liệu trị chứng này đều đạt hiệu quả cao.

Nếu bị nhẹ, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần. Nếu thấy không đỡ thì phải đến bác sĩ chuyên khoa để được day ấn, bấm huyệt mới khỏi.

Nên phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy, phần trên của vai phải đặt ở trên gối để tránh cột sống cổ và các cơ bắp bị kéo giãn. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Nghe điện thoại nên cầm ở tay, không nên kẹp vào vai, nếu có chỗ gác tay sẽ giảm bớt độ căng các cơ ở cổ và bả vai... Những người lao động hay phải cúi (như diễn viên xiếc, đánh máy, phi công, tài xế...) nên có những bài tập riêng hàng ngày để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh vai, gáy.
Bên cạnh đó, cần tránh các tư thế như: Căng cổ ngước nhìn lên cao lâu, xoay đầu thường xuyên về bên đau, nâng hoặc kéo một vật với cổ gập, đọc sách ở tư thế cổ gập lâu, ngủ với gối cao hoặc nhiều gối... Khi bị đau cổ, vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.

Luyện tập các động tác dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng được bệnh. Nếu bị đau cấp nên nghỉ tập, xoa bóp nhẹ nhàng và chỉ tập lại khi đã khỏi hẳn.

Khi đau cổ, vai, gáy không xoay, vặn mạnh vì dễ gây tổn thương nặng các dây thần kinh. Không uống thuốc tuỳ tiện mà phải đi khám để được bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng.
Tư thế đứng, ngồi đúng

Tư thế ngồi đúng là luôn giữ ngực thẳng, cằm hơi cúi về phía trước, lưng và cột sống cùng nằm trên một đường thẳng, tránh nghiêng cổ một phía quá lâu.
Đứng đúng cần giữ thẳng ngực, eo và lưng tạo thành một đường cong tự nhiên. Tư thế làm việc đúng là điều chỉnh độ cao của bàn, không để đầu phải cúi quá nhiều về phía trước, cổ thẳng khi ngồi học, đọc sách, làm việc.
Tư thế lái xe đúng là đầu gối để cong vuông góc, tay và vai tạo ra đường cong tự nhiên, phần eo lưng phải có điểm tựa, cổ giữ thẳng sẽ giảm thiểu tối đa tổn thương vai, cổ.

Ngoài ra, nên năng thay đổi tư thế để cơ bắp vùng vai, gáy được thư giãn chốc lát.

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 12 năm trước

Cách chữa trị đau nhức vai, gáy khi ngủ dậy

Sau một đêm ngủ dậy, bạn thấy đau cứng vùng cổ gáy, nhất là khi ngoái cổ. Sau đó là cảm giác đau khi vận động, tê từ vai xuống tận bàn tay, lưng, hông, sườn - những nơi có khối cơ dày.

Cảm giác khó chịu nửa người và cảm giác đau khó chịu ngày càng tăng. Khi gặp tình trạng này, phần đông mọi người cho là bị cảm gió, cảm mạo nên đã xoa dầu nóng, cạo gió.

Theo lương y Dương Xuân Mến (Hà Nội), chứng đau nhức này chủ yếu do gối quá cao, nằm ngủ không đúng tư thế nên các mạch máu, cơ bị chèn ép. Ở những người có thói quen nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt (tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm), họ dễ thấy đau nhức một bên mình khi ngủ dậy do bị chèn ép. Lúc đó, cơ bắp lâm vào tình trạng thiếu máu quá ngưỡng, không thể tự khắc phục và gây nên hiện tượng cứng cơ, vẹo cổ sau khi ngủ dậy.

Nhiều người khi bị đau cổ gáy đã tự xoa bóp không đúng cách, bôi dầu nóng, thuốc rượu, kem giảm đau, day ấn chỗ đau. Nhiều người cạo gió vì nghĩ mình bị cảm mạo, trúng gió. Thực tế, các loại thuốc, kem, dầu nóng... đều có tác dụng giảm đau nhất thời, nhưng sau một thời gian ngắn chứng đau nhức lại tái phát. Biện pháp cạo gió lại gây xuất huyết dưới da, có thể gây tụ máu chèn ép thêm hay tạo ra phản xạ co thắt cơ, làm đau nhức nặng hơn...

Một số người khi thấy bị cứng cổ, đau vai, lưng càng cố vận động xoay cổ, vặn tay, lưng... khiến bệnh không khỏi mà còn thấy đau và cứng cổ nhiều hơn.

Nên làm gì?

Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều yếu tố tác động gây thiếu máu ở các cơ như ngồi trước quạt, máy lạnh, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm, ngồi lâu ở bàn giấy... rồi khi ngủ lại nằm sai tư thế. Điều này đã làm sụt giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, khiến một lượng lớnaxit lactic- thủ phạm gây đau mỏi cơ - được giải phóng và gây nên chứng đau nhức mình mẩy.

Người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong vài ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B. Việc xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp nhưng phải làm đúng cách, tốt nhất là do bác sĩ chuyên khoa thực hiện.

TheoGia đình & xã hội

rtỵky
rtỵky
Trả lời 12 năm trước

Hiện tượng đau mỏi vùng vai gáy và đau lan xuống cánh tay với cảm giác tê bì, nóng rát, hạn chế vận động cột sống cổ... là một tình trạng bệnh lý thường gặp trong các bệnh xương khớp và thần kinh do các tổn thương của cơ, xương, khớp, đĩa đệm, mạch máu hoặc các u lành tính hoặc ác tính ở vùng cột sống cổ.

Khi có các triệu chứng đau vùng cột sống cổ, đau âm ỉ, có khi đau trội thành từng cơn và đau nhiều về đêm. Đau thường lan lên vùng chẩm và lan xuống vai và cánh tay. Người bệnh có cảm giác tê buốt vùng cánh tay, cẳng tay và các ngón tay tùy thuộc vào rễ thần kinh bị chèn ép (đặc biệt đau và tê tay tăng lên dữ dội khi làm các động tác căng cánh tay như giơ tay lên đầu, nghiêng tay sang bên đối diện... phải đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp hoặc thần kinh để xác định chẩn đoán.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng lâm sàng và mức độ thoát vị đĩa đệm gây chèn ép các rễ thần kinh, thầy thuốc có thể hướng dẫn người bệnh sử dụng các biện pháp điều trị sau:

- Vật lý trị liệu: xoa bóp vùng cổ, gáy, tập vận động nhẹ nhàng cổ và khớp vai. Chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn, đắp bùn...

- Châm cứu, điện châm vùng cổ, vai, gáy.

Đối với việc dùng thuốc có thể dùng các thuốc:

- Thuốc giảm đau: an toàn nhất dùng paracetamol.

- Thuốc chống viêm không steroid: diclofenac, meloxicam...T.

-Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal, contramyl...

- Các thuốc bổ trợ thần kinh: neurotin, methy coban, nevramin... hoặc tiêm phong bế tại chỗ bằng thuốc novocaine...

- Các thuốc tác dụng chậm có tác dụng kích thích tế bào sụn, hạn chế và làm chậm quá trình thoái hóa khớp và đĩa đệm cột sống: chondroitin sulphat, glucosamin sulfat, diacereine...

Chỉ can thiệp phẫu thuật khi có chèn ép rễ thần kinh nhiều hoặc điều trị nội khoa không có kết quả.

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 12 năm trước

Có rất nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi các cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày thậm chí trong nhiều tháng... Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.


Vì sao vai gáy bị đau ?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên nhân thông thường nhất có thể kể đến như ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, ngồi làm việc liên tục với máy tính, sai tư thế khi lái xe, gối đầu, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi...

Ngồi trước quạt, máy lạnh (máy điều hoà) lâu, dầm mưa dãi nắng lâu, ra ngoài trời không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy, tắm rửa ban đêm,... làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy.

Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.

Thông thường, từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất.

Người bệnh đau mỏi, khó chịu


Các biểu hiện của hội chứng đau vai gáy thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau vai gáy không bị hạn chế vận động khớp. Một số trường hợp có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ.

Có thể có các điểm đau khi ấn vào các gai sau và cạnh cột sống cổ kèm hạn chế vận động cột sống cổ. Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém,... ảnh hưởng lớn tới tinh thần và hiệu quả lao động.

Bệnh có chữa được không?


Người bị hội chứng đau nhức cổ, vai, gáy khi đi khám nếu bác sĩ chuyên khoa thấy không có nguyên nhân chèn ép gây tổn thương thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, cao dán,... hoặc dùng vật lý trị liệu, xoa bóp, ấn huyệt, châm cứu,.... tại các bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Nếu chỉ bị nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần có thể giảm đau.

Các thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Ngoài ra, các phương pháp vật lý trị liệu như nhiệt trị liệu, điện xung, sóng ngắn, siêu âm trị liệu, kéo dãn cột sống cổ, xoa bóp bấm huyệt, tập vận động cột sống cổ cũng giúp ích rất nhiều cho việc điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống...

Thay đổi tư thế làm việc để phòng ngừa đau vai gáy


Nên phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Cần chú ý không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu. Không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.

Không bẻ, lắc cổ kêu răng rắc, nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.

Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.

Ngoài ra người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; Vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài, cứ 45-60 phút giải lao một lần; Tránh căng thẳng; Luyện tập các động tác dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng được bệnh.

Thầy thuốc không biên giới
Thầy thuốc không biên giới
Trả lời 12 năm trước

Đau mỏi cổ và vai, nguyên nhân và cách điều trị?

Đau cổ, vai là một triệu chứng thường gặp, xảy ra mọi lứa tuổi, mọi giới... Bệnh thường biểu hiện như đau âm ỉ (hoặc dữ dội) ở cổ, đau có thể lan lên gáy, tai, thái dương hoặc lan xuống vai gây co cứng cơ. Bệnh tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.Nguyên nhân thường gặp nhất là gối đầu cao khi ngủ hoặc kê đầu trên vật cứng một thời gian dài vài tiếng như: khi đi xe đò ngủ đầu tựa trên ghế dựa, nằm xem tivi...

Bệnh rất dễ xảy ra đối với người bắt đầu đến tuổi trung niên, với hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau cổ vai còn do tổn thương các mặt khớp của cột sống cổ như: tổn thương đĩa liên đốt, sau chấn thương, hoặc do công việc hằng ngày dẫn đến những chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần (lái xe, sơn trần, làm việc với máy vi tính...)..

Chúng ta phải làm gì khi bị đau mỏi cổ vai?

- Tư vấn bác sĩ để có những lời khuyên đúng về cách điều trị cũng như phòng ngừa tái phát.

- Cần giữ cho cổ luôn thẳng khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy...

- Khi ngủ cần phải dùng gối thích hợp (gối thấp và chắc), nên nằm ngủ với tư thế nghiêng (bên bệnh nằm kê trên gối).

- Chúng ta có thể xoa bóp nhẹ nhàng ở cổ và vai bằng dầu nóng sẽ cảm thấy dễ chịu.

- Đối với người bị đau cổ vai thì châm cứu, tập luyện và vật lý trị liệu tỏ ra có hiệu quả cao.

Khi triệu chứng thuyên giảm việc luyện tập dưỡng sinh sẽ giúp chúng ta vận động khớp cổ một cách nhẹ nhàng để giảm đau và nhanh chóng phục hồi. Nhằm phòng ngừa chứng đau cổ vai, chúng ta có thể tập hai động tác dưỡng sinh: ưỡn cổ, vặn cột sống cổ ngược chiều.

* Lưu ý: Trong các trường hợp bệnh cấp, đau nhiều thì ta không nên tập; chủ yếu là nghỉ ngơi, xoa vuốt nhẹ nhàng. Chỉ được tập khi đã giảm đau hoặc dùng để phòng ngừa.

* Một số tư thế chúng ta cần tránh trong sinh hoạt để phòng chứng đau cổ vai:

- Căng cổ ngước nhìn lên cao trong thời gian dài.

- Xoay đầu thường xuyên về bên đau.

- Nâng hoặc kéo một vật với cổ gập.

- Học hoặc đọc sách với tư thế cổ gập trong thời gian dài.

- Ngủ với gối cao hoặc nhiều gối...

Đau mỏi cổ vai là triệu chứng rất thường gặp trong cuộc sống. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt và giao tiếp của bạn. Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp chúng ta phòng trị bệnh và nâng cao sức khỏe.


Phan Thông An Khương
Phan Thông An Khương
Trả lời 12 năm trước

Đông y dùng châm cứu hay xoa bóp các huyệt để trị hay có thể cạo gió cũng giãm đau ngay

Pham Minh Ngoc
Pham Minh Ngoc
Trả lời 12 năm trước

châm cứu, bấm huyệt là biện pháp tốt nhất. nên điều trị nhanh sẽ nhanh bớt hơn.

la việt hoàng- theo yêu cầu hỏi đáp
la việt hoàng- theo yêu cầu hỏi đáp
Trả lời 11 năm trước

Bạn nên đi chữa sớm đi để lâu sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sau này đó. Chỉ có thuốc nam mới chữa khỏi hẳn bệnh này thôi, thuốc tây không chữa khỏi đâu bạn à.

Bạn có thể liên hệ với thầy thuốc, nhà thuốc Đông Y Gia Truyền La Dũng – La Hoàng để được tư vấn rõ hơn. Liên hệ số điện thoại : 0977599097.

Website: http://langdũng-thuốcnamgiatruyền.vn

Chuyên chữa các bệnh về đường tiêu hóa, thần kinh- xương khớp.

( đảm bảo uy tín)

lê hồng hoa
lê hồng hoa
Trả lời 11 năm trước

Cây lá đắng thuộc họ nhân sâm, tên khác là cây chân chim, lá lằng, sâm nam. Cây mọc hoang ở ven rừng, đồi núi, có nhiều từ Bắc vào Nam.
Nhân dân ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An sử dụng lá đắng như một loại gia vị cho vào canh. Canh lá đắng ăn mát, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan.

Lá đắng
Ở những địa phương khác, người ta lại dùng vỏ cây lá đắng làm thuốc với tên gọi là ngũ gia bì chân chim (vì có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương như cây ngũ gia bì). Vỏ thân lá đắng được thu hái vào mùa xuân thu, đem về cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô. Đó là những mảnh vỏ hơi cong, màu nâu nhạt, chất giòn nhẹ. Khi dùng làm ẩm dược liệu rồi ủ cho đến khi có mùi thơm (khoảng 7 ngày) cắt thành miếng nhỏ, để sống hoặc tẩm rượu hay nước gừng, sao qua. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ cây lá đắng được dùng chữa suy nhược, thấp khớp, lưng gối đau mỏi, đàn ông dương sự kém, đàn bà âm suy, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi. Dược liệu có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa cước khí chân sưng đau: Vỏ lá đắng, lõi cây thông, hạt cau, hương phụ, hạt tía tô, chỉ xác, ké đầu ngựa, mỗi thứ 8-16g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống 2 lần trong ngày.
Chữa tê thấp đau mỏi: Vỏ cây lá đắng 2kg, vỏ cây gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ 1kg. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, lấy 200ml cao lỏng. Hòa 200ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm. Ngày uống 50ml, chia 2 lần.
Chữa suy nhược thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, đau dây thần kinh, đau lưng, đau vai gáy: Bột mịn vỏ lá đắng 0,035g, cao vỏ lá đắng 0,005g, cao đặc hy thiêm 0,03g, bột mịn mã tiền chế 0,013g cho một viên. Liều tối đa an toàn 1 lần là 30 viên và một ngày 80 viên.
Dùng ngoài: Vỏ hoặc lá đắng 30g, phối hợp với lá dâu tằm 30g, lá mía tía 20g, củ nghệ đen 20g. Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp, xào nóng, đắp băng và cố định bằng nẹp tre, chữa gãy xương.