Hỏi về bệnh nhiễm nấm âm đạo?

Em đi khám bệnh ở Phòng khám tư, được xác định bị nấm nặng , Bác sĩ bảo phải trị hơn 6 tuần và kê toa, nhưng em cảm thấy chống mặt buồn nôn và ko hề thuyên giảm việc ngứa âm đao. Em rất hoang mang xin Bác sĩ cho em hỏi công dụng thuốc này như thế nào : Etoral Spaspyzin Nystatin Và thuốc đặt : Mycogynax (thanhtam)
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Nhiễm nấm âm đạo gây ra bởi nấm Candida Albicans. Bình thường Nấm Candida Albicans là vi sinh vật ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo, là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo . Môi trường axít trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nếu môi trường âm đạo bị kiềm hóa vì một lý do nào đó, nấm bùng phát (phát triển mạnh) gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo Môi trường acid âm đạo thường thay đổi trong khi hành kinh, mang thai, khi mắc bệnh tiểu đường, dùng kháng sinh, thuốc ngừa thai qua đường uống và các thuốc chứa steroid, rửa âm đạo thường xuyên bằng xà phòng. Ứ dịch âm đạo và những kích thích âm đạo là điều kiện kích thích cho nấm phát triển. [b]Triệu chứng bị nhiễm nấm?[/b] Nhiễm nấm thường không nguy hiểm nhưng gây ra nhiều bất tiện. Hầu như phụ nữ ai cũng có thể từng bị nhiễm nấm trên dưới một lần trong đời: · Ngứa và nóng ran ở cơ quan sinh dục ngoài (âm hộ & âm đạo) · Dịch tiết âm đạo (huyết trắng bệnh lý) giống như pho-mát · Đau khi giao hợp · Sưng tấy âm hộ · Soi tươi cho kết quả sợi nấm dương tính. [b]Điều trị nấm như thế nào?[/b] Nấm thường được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo. Thuốc dưới dạng viên giống viên đạn có tác dụng diệt nấm tại chỗ. Thuốc ở dạng kem có thể bôi ở âm hộ để giảm ngứa. Cũng có một số dạng thuốc uống chữa trị nấm. Đơn thuốc bác sĩ cho bạn uống là những thuốc có tác dụng kháng nấm trong đó có thuốc Etoral thuộc nhóm Ketoconazole. Thuốc này sau khi uống có thể gây ra những phản ứng phụ trên đường tiêu hoá như buồn nôn,nôn, ỉa chảy, nhức đầu, choáng váng, dị cảm, dị ứng, tăng men gan...Còn trong quá trình điều trị nếu bạn thấy tình trạng bệnh của mình không đỡ thì trước tiên bạn cần phải xem lại xem có chắc chắn là mình bị nhiễm nấm hay không? Bác sĩ đã cho bạn llàm xét nghiệm soi tươi tìm vi nấm chưa? Bạn có mắc thêm các bệnh lây nhiếm khác ở bộ phận sinh dục không?. BẠn cũng nhớ là nên chú ý chăm sóc và giữ vệ sinh cũng như sinh hoạt theo gợi ý sau để tránh bị nhiễm nấm nặng hơn và giúp cho bệnh mau khỏi như: · Không mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót có chất liệu từ sợi tổng hợp, nên mặc quần lót bằng cotton · Không nên mặc đồ lót suốt cả ngày, chỉ nên mặc vào ban ngày và khi ngủ thì không cần mặc · Giữ khô ráo âm hộ sau khi tắm và trước khi mặc đồ, trước khi đi ngủ · Sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng giấy vệ sinh mềm lau theo hướng từ trước âm hộ ra sau hậu môn, không nên rửa bộ phận sinh dục qua nhiều lần trong ngày. · Không dùng các dụng cụ thụt rửa âm đạo, không dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ dưới dạng xịt phun, không dùng các sản phẩm có chất khử mùi và có màu lau rửa cơ quan sinh dục ngoài. · Không nên tắm bồn, không ngâm mình trong nước nóng. Chúc bạn khoẻ mạnh và hạnh phúc
Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Trả lời 12 năm trước

Nhiễm nấm âm đạo gây ra bởi nấm Candida Albicans. Bình thường Nấm Candida Albicans là vi sinh vật ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo, là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo . Môi trường axít trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nếu môi trường âm đạo bị kiềm hóa vì một lý do nào đó, nấm bùng phát (phát triển mạnh) gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo

Môi trường acid âm đạo thường thay đổi trong khi hành kinh, mang thai, khi mắc bệnh tiểu đường, dùng kháng sinh, thuốc ngừa thai qua đường uống và các thuốc chứa steroid, rửa âm đạo thường xuyên bằng xà phòng. Ứ dịch âm đạo và những kích thích âm đạo là điều kiện kích thích cho nấm phát triển.

Triệu chứng bị nhiễm nấm?

Nhiễm nấm thường không nguy hiểm nhưng gây ra nhiều bất tiện. Hầu như phụ nữ ai cũng có thể từng bị nhiễm nấm trên dưới một lần trong đời:

· Ngứa và nóng ran ở cơ quan sinh dục ngoài (âm hộ & âm đạo)

· Dịch tiết âm đạo (huyết trắng bệnh lý) giống như pho-mát

· Đau khi giao hợp

· Sưng tấy âm hộ

· Soi tươi cho kết quả sợi nấm dương tính.

Điều trị nấm như thế nào?

Nấm thường được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo. Thuốc dưới dạng viên giống viên đạn có tác dụng diệt nấm tại chỗ. Thuốc ở dạng kem có thể bôi ở âm hộ để giảm ngứa. Cũng có một số dạng thuốc uống chữa trị nấm.
Đơn thuốc bác sĩ cho bạn uống là những thuốc có tác dụng kháng nấm trong đó có thuốc Etoral thuộc nhóm Ketoconazole. Thuốc này sau khi uống có thể gây ra những phản ứng phụ trên đường tiêu hoá như buồn nôn,nôn, ỉa chảy, nhức đầu, choáng váng, dị cảm, dị ứng, tăng men gan...Còn trong quá trình điều trị nếu bạn thấy tình trạng bệnh của mình không đỡ thì trước tiên bạn cần phải xem lại xem có chắc chắn là mình bị nhiễm nấm hay không? Bác sĩ đã cho bạn llàm xét nghiệm soi tươi tìm vi nấm chưa? Bạn có mắc thêm các bệnh lây nhiếm khác ở bộ phận sinh dục không?. BẠn cũng nhớ là nên chú ý chăm sóc và giữ vệ sinh cũng như sinh hoạt theo gợi ý sau để tránh bị nhiễm nấm nặng hơn và giúp cho bệnh mau khỏi như:

· Không mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót có chất liệu từ sợi tổng hợp, nên mặc quần lót bằng cotton

· Không nên mặc đồ lót suốt cả ngày, chỉ nên mặc vào ban ngày và khi ngủ thì không cần mặc

· Giữ khô ráo âm hộ sau khi tắm và trước khi mặc đồ, trước khi đi ngủ

· Sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng giấy vệ sinh mềm lau theo hướng từ trước âm hộ ra sau hậu môn, không nên rửa bộ phận sinh dục qua nhiều lần trong ngày.

· Không dùng các dụng cụ thụt rửa âm đạo, không dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ dưới dạng xịt phun, không dùng các sản phẩm có chất khử mùi và có màu lau rửa cơ quan sinh dục ngoài.

· Không nên tắm bồn, không ngâm mình trong nước nóng.