Bị quai bị thì kiêng như thế nào? Bệnh này có nguy hiểm không các Bạn?

Nguyễn Tâm
Nguyễn Tâm
Trả lời 12 năm trước

Bạn thân mến!

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thường gặp trong mùa đông. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ song có thể gây biến chứng viêm và teo tinh hoàn ở nam giới, dẫn đến vô sinh.

Các triệu chứng của quai bị là: Đầu tiên, người bệnh thấy mệt mỏi, khô miệng, váng đầu, kém ăn, đau và sưng ở góc hàm vùng trước và dưới tai ở một bên hoặc cả hai bên, há miệng và nhai nuốt khó, phát sốt. Bệnh diễn biến khoảng một tuần thì khỏi.

Điều trị quai bị không phức tạp nhưng phải đúng cách. Người bệnh phải được nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh đi lại vận động nhiều, đề phòng biến chứng teo tinh hoàn. Trường hợp thấy tinh hoàn bị sưng, dùng bài thuốc sau: hạt thì là 40g, hạt quít 10g, muối ăn 10g. Cả 3 vị thuốc sao nóng, bọc vào mảnh vải chườm lên chỗ sưng đau.

Để biết thêm thông tin, bạn vui lòng liên hệ với tổng đài 1900.599.974

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 12 năm trước

Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè. Đây là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh. Hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường gặp nhất ở trẻ em (trên 2 tuổi). Quai bị do virus gây nên và rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh là 17-28 ngày.

Phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện.Bệnh nhân bị sốt cao (39-40 độ C) trong 3-4 ngày, chảy nước bọt và má sưng to (có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc), gây đau khi nuốt nước bọt. Sau đó, trẻ bị khô miệng vì các tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.

Nếu không giữ gìn tốt, bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm:

- Sưng tinh hoàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh (dù là rất hiếm). Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau; nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn.

- Viêm não hoặc viêm màng não: Thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ.

Bệnh quai bị chủ yếu được điều trị tại nhà

Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu đúng là quai bị, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà:

- Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh). Có thể cho dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau.

- Cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.

- Cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó).

- Cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau.

- Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.

- Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng.

Phòng tránh


- Cách ly bệnh nhân cho đến khi khỏi hẳn.

- Tiêm vacxin cho trẻ trên 2 tuổi: Chỉ cần tiêm một mũi duy nhất. Nếu trẻ mới tiêm phòng sởi thì phải đợi một tháng sau mới được tiêm phòng quai bị vì vacxin phòng quai bị đang được sử là vacxin phòng 3 bệnh (sởi, quai bị, rubeole).

Bệnh quai bị có thể được đề phòng dễ dàng bằng cách tiêm phòng (chủng ngừa). Nên đến Trung tâm y tế quận, huyện hoặc Viện Pasteur TP HCM (Tại TP.Hồ Chí Minh) và Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội (50C Hàng Bài) đang sử dụng vacxin của Mỹ, giá 105.000 đồng/liều.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục của chúng tôi!

rtỵky
rtỵky
Trả lời 12 năm trước

Bệnh quai bị

Cùng với bệnh thủy đậu thì trong khoảng thời gian tháng 3 và đầu tháng 4 cũng là mùa cao điểm của bệnh quai bị. Sau loạt bài về các bệnh nhiễm có mức độ lây lan cao trong cộng đồng như thủy đậu, sởi, rubella, bệnh tay – chân - miệng, lần này Bác sĩ Trương Hữu Khanh sẽ cho chúng ta biết rõ thêm về bệnh quai bị.

Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là bệnh nhiễm trùng của các tuyến nước bọt, tuyến sản xuất ra nước bọt giúp tiêu hoá thức ăn. Đây là bệnh lành tính nhưng rất lây. Nếu như không được chủng ngừa, gần như đa số các trẻ khi tiếp xúc với cộng đồng sẽ mắc bệnh quai bị.

Vậy đâu là nguyên nhân của bệnh ?

Bệnh do siêu vi trùng paramyxovirus gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân. Tại miền nam Việt Nam bệnh thường xuất hiện từ tháng 10 kéo dài đến tháng 6 năm sau và cao điểm từ tháng 12 đến tháng 3 – 4. Tuổi mắc bệnh thường là tuổi bắt đầu đi học (sau 3- 5 tuổi) khi trẻ tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học.

Triệu chứng và diễn tiến của bệnh như thế nào?


Sưng vùng mang tai ở trẻ bệnh quai bị

Thời kỳ ủ bệnh: thông thường sau khi tiếp xúc với người bệnh từ 6 – 9 ngày trẻ sẽ có biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên có trường hợp kéo dài đến 2 tuần.

Bệnh quai bị thường rất dễ nhận biết với triệu chứng sưng đau vùng mang tai là do viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai.

Trước khi sưng 1 – 2 ngày có một số trẻ có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc 2 bên và xuất hiện rất nhanh, đêm hôm trước bình thường nhưng hôm sau đã sưng to cả 2 bên. Hay có thể sưng một bên sau đó vài ngày sưng sang bên kia.

Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai trẻ có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói. Đa số các trường hợp thường sốt rất nhẹ và chỉ kéo dài một đến hai ngày.

Triệu chứng của bệnh sẽ tự lui dần sau 5 – 7 ngày nếu không có biến chứng. Vùng mang tai sẽ giảm sưng dần, trẻ ăn uống sẽ dễ hơn và hồi phục hoàn toàn sau 7 – 10 ngày.

Bệnh quai bị có những biến chứng gì ?

Bệnh quai bị thường ít biến chứng và nếu có đa số các biến chứng cũng lành tính, sẽ khỏi nếu được theo dõi và điều trị đúng và rất hiếm khi gây tử vong.

Biến chứng thường gặp nhất là viêm màng não: đây là biến chứng lành tính, xuất hiện khi các triệu chứng sưng vùng mang tai đang giảm dần, trẻ sẽ đau đầu nhiều hơn, nôn ói, mệt mỏi. Thăm khám có thể thấy cổ cứng, gập đầu khó khăn, cằm không thể gập xuống ngực được.

Một biến chứng khác gây lo lắng cho phụ huynh là viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng ở trẻ gái. Đây là biến chứng thường xảy ra ở tuổi dậy thì (trên 7 tuổi). Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn. Biến chứng cũng xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm. Trẻ trai sốt cao, đau đầu nhiều và đặt biệt là triệu chứng đau nhiều vùng bìu (nơi chứa tinh hoàn) có thể 1 hay 2 bên. Đây là biến chứng cần điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh sau này.

Đối với trẻ gái khi có biến chứng viêm buồng trứng sẽ biểu hiện bằng triệu chứng đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán.

Ngoài 2 biến chứng trên còn có nhiều biến chứng khác như viêm tụy cấp, viêm não, viêm cơ tim nhưng rất hiếm gặp.

Việc điều trị bệnh phải thực hiện như thế nào?

Đây là bệnh lành tính nên có thể điều trị tại nhà, nhưng quan trọng là cần theo dõi để phát hiện kịp thời các biến chứng. Và đặc biệt quan trọng là cần phải xác định không phải là 2 bệnh nặng nhưng có thể lầm là bệnh bạch hầu và bệnh viêm hạch cổ do vi trùng. Thường nếu là 2 bệnh này trẻ sẽ sốt rất cao và lừ đừ nhưng tốt nhất cần phải khám bác sĩ chuyên khoa để xác định đây là quai bị chứ không phải là 2 bệnh trên.

Điều trị tại nhà chủ yếu là cho trẻ uống thuốc paracetamol để hạ sốt giảm đau, ăn các thức ăn mềm. Không nên để trẻ vận động nhiều đặc biệt là trẻ lớn để tránh các biến chứng viêm màng não, viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng.

Khi thấy trẻ ói nhiều, đau đầu, đau vùng bìu, đau bụng ngay khi vùng sưng ở mang tai đã giảm thì nên mang trẻ đến khám ngay để kịp thời phát hiện và điều trị các biến chứng.

Chúng ta phải phòng ngừa bệnh ra sao?

Để phòng bệnh, cách tốt nhất là nên chích ngừa bệnh quai bị cho trẻ. Khi có điều kiện nên chích ngừa khi trẻ bắt đầu qua 12 tháng tuổi hay khi trẻ chuẩn bị tiếp xúc với môi trường đông trẻ em như đi nhà trẻ, mẫu giáo hay tiểu học. Hoặc chích bất cứ khi nào có điều kiện.

Lịch chích bệnh quai bị thông thường được chích 2 liều, một liều đầu lúc 12 tháng và nên lập lại lúc 4 – 6 tuổi. Khi chích ngừa quai bị thì tốt nhất nên chích theo lịch hay chích trước khi mùa bệnh xảy ra thì khả năng phòng bệnh sẽ cao hơn.

Các phòng ngừa khác là tránh tiếp xúc với trẻ mắc bệnh cũng có hiệu quả nhưng rất thấp vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi vùng mang tai chưa sưng và khi vùng mang tai đã hết sưng rồi.

Lời khuyên dành cho các bà mẹ có con bị mắc bệnh quai bị

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 12 năm trước

Chào Bạn !

Bạn nên đi ra nhà thuốc tây mua thuốc uống liền nhé nếu bạn để bịnh nầy thêm vài ngày nữa là sẻ bị sưng hàm và làm mũ, sau nầy bạn vô sinh đó, nếu chữa trị kịp thời thì bạn vẫn có con nhưng hễ là con gái thì từ A đến Z vẫn là con gái, nếu có con trai đầu lòng thì cũng là con trai từ A đến Z vì nhà tui có rùi nên tui lấy kinh nghiệm của tui nói cho bạn nghe đó, trong thời gian bị bệnh quai bị thì bạn không nên đi ra ngoài nhiều tránh lây cho người khác bạn không nên ăn uống chung vài ngày, bạn không nên chạy nhảy chỉ cần nằm nghỉ ngơi uống thuốc có thể bạn bị sốt cao nữa đó, bạn không nên tắm hoặc lau nước gì hết, bạn ở dzơ trong vài ngày, ở dzơ vài ngày không có chết đâu, nói tóm lại là kị nước kị gió, tốt nhất bạn nên đi Bs khám và chữa trị để tránh sau nầy vô sinh, bạn tin tui đi thật đó, vì tui đã xem rất nhiều trên báo, ti vi và nhà tui cũng có bị rùi từ chồng tui cho đến bây giờ con tui cũng mới bị, chồng tui đã học qua trường lớp dược sĩ mà, lấy kinh nghiệm của chồng tui chỉ cho bạn nghe, chỉ lây qua ăn uống, nước bọt cẩn thận tốt hơn .

Mến chúc mau bình phục.

fghgfshh
fghgfshh
Trả lời 12 năm trước

Chào bạn !

Nhà mình năm rùi cò 2 người bị bệnh quay bị, cho nên mình tư vấn giúp bạn như thế nầy nên tránh nước, không nên làm nặng, không nên tiếp xúc nhiều vì bệnh nầy cũng dễ bị lây qua ăn uống, bạn nghĩ ngơi trong phòng tránh ra ngoài để lây lan, chỉ trong vòng ba ngày thì bệnh sẻ khỏi bạn không nên để bị xưng làm mũ nha bạn đi mua thuốc uống liền hoặc đi Bs khám để điều trị kịp thời sau nầy tránh vô sinh, còn nếu không vô sinh thì khi có con thì là ngủ long công chúa, còn không thì sẻ là trai thừa nhé !

Mà bạn cũng không nên làm nặng tong lúc đang bị bệnh không làm gì nặng quá 2kg để tránh vô sinh sau nầy khi bệnh thì bạn cũng có bị sốt cao đó nên uống thuốc hạ sốt.

Chúc bạn mau khỏi bệnh...!

Dương Thu Thùy
Dương Thu Thùy
Trả lời 10 năm trước

Bệnh quai bị thường tự khỏi nhưng có nhiều trường hợp không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng rất đáng tiếc. Dường như thuốc tây y không có tác dụng với bệnh quai bị. Nếu bạn nào bị lâu không khỏi có thể dùng thuốc đông y để chữa dứt điểm , tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Liên hệ 0975546982