Trường hợp của tôi có phải cao huyết áp không?

Mẹ tôi từng bị cao huyết áp và bị tai biến mạch máu não 2 lần, lần cuối tử vong. Năm nay tôi 40 tuổi đo huyết áp là 140/80 nhưng không bao giờ chóng mặt nhức đầu, đỏ mặt. Có bác sĩ bảo tôi cao huyết áp cao, nhưng bác sĩ khác lại bảo không cao. Đến nay tôi đã 49 tuổi vẫn chưa bao giờ nhức đầu đỏ mặt như mẹ tôi, nhưng trong người lúc nào cũng nóng nực, vậy tôi có phải cao huyết áp không?

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 12 năm trước

Để biết đc có bị cao huyết áp hay ko thì bạn cứ đi khám rồi nghe theo bác sĩ, cao huyết áp thì bác sĩ sẽ nói với bạn mà:

Nếu có các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, hay chảy máu cam..., có thể bạn đã mắc bệnh cao huyết áp. Còn nếu xuất hiện các cơn đau thắt ngực, bạn cần đi khám chuyên khoa tim mạch vì đó là một biểu hiện điển hình của chứng thiếu máu cục bộ cơ tim.
Theo một số nghiên cứu gần đây, chứng cao huyết áp xuất hiện với tỷ lệ khá cao từ tuổi 40; tỷ lệ này tăng dần theo tuổi. Các nhà y khoa gọi đây là sát thủ thầm lặng vì có đến 2/3 bệnh nhân không thấy bất kỳ dấu hiệu gì cho đến khi xảy ra các tai biến như đứt mạch máu não hay nhồi máu cơ tim.
Huyết áp bình thường của người Việt Nam là 120/80 mmHg (thường gọi tắt là 12/8), trong đó 12 là số huyết áp trên và 8 là số huyết áp dưới. Huyết áp được gọi là cao khi số trên là 14 trở lên hoặc số dưới là 9 trở lên. Người bị cao huyết áp có thể có các biểu hiện:
- Nhức đầu: Phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.
- Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.
- Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở.
- Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút.
- Chảy máu cam tái phát nhiều lần.
Để điều trị đúng bệnh cao huyết áp, cần thực hiện 3 điểm:
- Đưa chỉ số huyết áp về dưới 140/90 mmHg dù không thấy bất kỳ triệu chứng nào.
- Áp dụng tốt chế độ điều trị không dùng thuốc: kiêng ăn mặn, không ăn nhiều chất béo, bỏ hút thuốc lá, không uống nhiều rượu, tập thể dục, chơi thể thao đều đặn.
- Không tự ý ngừng thuốc hay tự điều trị lâu dài với một đơn thuốc; phải tái khám đúng kỳ hạn.
Bên cạnh cao huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim cũng là một chứng bệnh rất nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra khi động mạch vành (có nhiệm vụ chuyển máu đến nuôi tim) bị xơ vữa và tắc hẹp. Nếu nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ lâm vào tình trạng nặng hơn, đó là nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng thiếu máu cục bộ cơ tim là cơn đau thắt ngực với các số đặc điểm sau:
- Thường xảy ra sau khi gắng sức, làm việc nặng, xúc động mạnh, sau bữa tiệc thịnh soạn, sau khi giao hợp hoặc khi thời tiết quá lạnh. Cơn đau thắt ngực xuất hiện lúc nghỉ ngơi là dấu hiệu báo động tình trạng nguy hiểm, bệnh nhân cần được theo dõi, điều trị tích cực để phòng nhồi máu cơ tim.
- Có cảm giác đau ở ngực trái, vùng trước tim, đôi khi chỉ thấy khó chịu; hoặc có cảm giác nặng như bị đè ép ở sau xương ức, cảm giác này lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái.
- Cơn đau chỉ diễn ra trong vài giây đến vài phút, thường không quá 5 phút. Khi nó kéo dài quá 15-20 phút, phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim. Nếu tình trạng đau ngực kéo dài cả ngày trong nhiều ngày, nhiều tuần nhưng điện tâm đồ vẫn bình thường thì phải nghĩ đến nguyên nhân khác.
- Tần suất cơn đau thường thay đổi: có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn thì vài lần trong một ngày.
- Đồng thời với đau ngực, người bệnh cảm thấy hồi hộp, lo âu, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, đánh trống ngực, choáng váng.
Có thể giảm nhẹ cơn đau bằng các cách sau:
- Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn: Trong những trường hợp nhẹ, có thể qua khỏi cơn đau.
- Ngậm nitroglycerin hoặc isodorbidinitrate: Sau vài phút, cơn đau ngực có thể giảm. Đây cũng là một cách kiểm tra xem cơn đau thắt ngực này có phải do thiếu máu cục bộ cơ tim hay không.

Người cao huyết áp nên ăn uống thế nào?
Nói chung, các bạn có thể ăn thịt, cá với lượng vừa phải. Tổng lượng chất đạm ăn vào khoảng 60 g/ngày, chú trọng protein nguồn gốc thực vật. Nên ăn các loại cá béo nước biển sâu (ngừ, thu, hồi, trích) 2-3 lần/tuần vì những loài cá này chứa nhiều axit béo omega-3, có tác dụng ngăn ngừa hay làm giảm nhẹ bệnh tăng huyết áp.
Về chất béo, chỉ nên ăn 25 g/ngày, thay mỡ động vật bằng dầu thực vật, đặc biệt là dầu ô liu (có tác dụng làm hạ huyết áp). Nên ăn nhiều rau xanh và quả chín để tăng nguồn kali và các vitamin cần cho cơ thể. Chất kali sẽ thúc đẩy việc loại bỏ natri, một chất gây tăng huyết áp.
Các rau quả có tác dụng tốt đối với người bệnh cao huyết áp là cần tây, tỏi, hành, chuối. Theo một số nhà nghiên cứu Mỹ, bệnh nhân cao huyết áp cần ăn 5 quả chuối/ngày; nhưng các tác giả Ấn Độ cho rằng chỉ cần 2 quả là đủ. Mơ, mận, nước cam, chanh... chứa nhiều kali, cũng có tác dụng tốt, bạn có thể dùng được.
Trong bí đỏ, bí xanh, mướp... đều có natri nhưng hàm lượng không cao. Bạn vẫn ăn được các thực phẩm đó, nhưng khi nấu chỉ nên cho ít mắm muối và mì chính (dưới 6 g/ngày) vì trong các gia vị này có nhiều natri. Không nên ăn lạp xường, xúc xích, thịt hộp, dưa cà, mắm tôm, mắm tép... vì những thức ăn này thường có nhiều muối.

Tran Minh Tuan
Tran Minh Tuan
Trả lời 9 năm trước

Chị nên đi khám bác sỹ và để ý chế độ ăn uống nhé. Vì mẹ chị từng bị cao huyết áp nên chị rất có nguy cơ mắc bệnh nếu không có một lối sống tốt, chế độ ăn uống lành mạnh thì càng dễ mắc bệnh đó ạ. em thấy chỉ số huyết áp của chị khá là cao đấy ạ nên chị đi khám để được bác sỹ tư vấn dùng thuốc nhé chứ đừng nên tự ý mua thuốc uống, lợi bất cập hại ạ.




tinh bot nghe | tinh bột nghệ | bột nghệ

Hoàng Nhung
Hoàng Nhung
Trả lời 9 năm trước

Chị nênđến bác sĩ khám xem sao. ngoài ra chị nên uống Giảo Cổ Lam- hòa Bìnhđể thanh nhiệt vàổnđịnh huyếtáp. Loại thảo dược nàyđãđc nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Chị tham khảođịa chỉ này rồi liên hệ xem nhé

100% sản phẩmởđâyđược thu lượm trên vùng núi Hòa Bình , tự phơi khô xao sấy nênđảm bảo chất lượng chịạ . Chúc chị và giađình luôn khỏe .

http://rongbay.com/Ha-Noi/Giao-Co-Lam-Hoa-Binh-gia-ca-hop-ly-c275-raovat-22907592.html

https://www.facebook.com/spcuanuirung