Bệnh thiểu năng vành là gì?

thanh
thanh
Trả lời 14 năm trước

Bệnh mạch vành, bệnh tim do mạch vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy vành, thiểu năng vành là những cụm từ khác nhau để chỉ tình trạng động mạch vành bị hẹp, dẫn đến lượng máu cung cấp cho cơ tim giảm sút.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành nhưng đa số do xơ vữa động mạch. Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đã phát triển. Bệnh thường gặp ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (trước 55 tuổi), người hút thuốc lá, người mắc bệnh tăng huyết áp, tăng mỡ (cholesterol) máu, đái tháo đường, béo phì, ít hoạt động thể lực và stress. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng theo tuổi và cao hơn ở nam giới.

Người bị bệnh mạch vành có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì cả, chỉ tình cờ phát hiện khi đo điện tâm đồ (ECG) cho đến cơn đau thắt ngực dữ dội, nhồi máu cơ tim hoặc tử vong.

Cơn đau thắt ngực điển hình có cảm giác đau thắt, bóp nghẹt, xiết chặt phía sau xương ức, có thể không lan, có thể lan xuyên lồng ngực ra phía sau giữa hai xương bả vai, dọc mặt trong cánh tay trái tới ngón út. Cơn đau có thể chỉ thoáng qua vài giây, vài phút hoặc kéo dài vài chục phút, thường xuất hiện sau gắng sức như đi bộ đường dài, leo cầu thang, khiêng đồ nặng, chơi thể thao nặng…

hoang hiep
hoang hiep
Trả lời 14 năm trước

Trái tim là một cơ quan thuộc hệ tuần hoàn. Chức năng chính của nó là bơm máu ra các động mạch để đến nuôi cơ thể. Tuy nhiên bản thân tim cũng cần được nuôi dưỡng, vai trò đó được giao cho các động mạch vành.

Nếu ta hình dung các động mạch vành như những ống dẫn nước, khi lòng mạch vành bị hẹp, lượng máu chảy qua chỗ bị hẹp đó sẽ giảm, và hậu quả là thiếu máu đến nuôi phần cơ tim phía sau.

Vùng cơ tim bị thiếu máu nuôi (nôm na là bị suy dinh dưỡng) sẽ kích thích các đầu dây thần kinh gây nên cảm giác đau ở ngực (vùng trước tim). Trạng thái bệnh lý này được gọi chung là bệnh mạch vành. Cụm từ Thiểu năng vành, hay suy vành tức là mạch vành bị giảm chức năng (giảm khả năng đưa máu đến nuôi tim, do lòng mạch bị hẹp).

Nguyên nhân nào làm động mạch vành bị hẹp

Có nhiều nguyên nhân, nhưng đa số vẫn là do sự tạo thành các mảng xơ vữa bám vào bên trong thành mạch, to dần lên và lấp kín lòng mạch (giống như những chất cặn, rác rưởi làm hẹp dần ống dẫn nước): bệnh lý này gọi là xơ vữa động mạch.

Triệu chứng đặc hiệu nhất của thiểu năng vành là CƠN ĐAU THẮT NGỰC. Đặc điểm của cơn đau này là:

- Xảy ra khi gắng sức: làm việc nặng, leo cầu thang, đi bộ xa, căng thẳng, sơ hãi, bị lạnh đột ngột...

- Cảm giác đau ngay giữa ngực hay lệch sang trái, ranh giới vùng bị đau không rõ ràng, có khi chỉ cảm giác “nặng nặng”, “ran ran” chứ không thật sự đau. Thời gian cơn đau kéo dài tối thiểu là 3 – 4 phút.

- Đau sẽ giảm dần khi nghỉ ngơi, hoặc khi dùng thuốc dãn mạch vành.

Tuy nhiên đau ngực còn có thể do nhiều nguyên nhân khác ngoài tim.

Bạn hãy thử xem kiểu đau ngực của mình có giống như trên không? Nếu không giống thì có thể bạn bị đau ngực do các nguyên nhân khác:

- Đau ngực do nguyên nhân từ cơ, xương vùng ngực hay do viêm thần kinh liên sườn: đau ê ẩm, đau lói tại vài điểm, đau liên tục không thành cơn rõ ràng, tăng lên khi hít thở, khi vận động.

- Đau ngực do viêm màng phổi, màng tim: đau lói ngực khi hít thở, nín thở hoặc ngồi lên đỡ đau hơn, có thể kèm theo sốt nhẹ...

Nếu bạn chỉ bị đau ngực do cơ xương hay do viêm thần kinh thì chỉ cần uống thuốc kháng viêm, giảm đau vài ngày sẽ hết.

Ngoài tính chất của cơn đau ra, muốn chẩn đoán chính xác có bị thiểu năng vành không người ta phải làm thêm một số xét nghiệm sau (theo thứ tự cao cấp dần): Đo điện tâm đồ, làm nghiệm pháp gắng sức, làm xạ hình tưới máu cơ tim hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) tim, Chụp hình động mạch vành. Việc chỉ định làm xét nghiệm gì phải do bác sĩ tim mạch quyết định sau khi đã khám bệnh nhân, và các xét nghiệm phải được thực hiện tại bệnh viện.

Khi đã chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh thiểu năng vành rồi, thì việc điều trị là bắt buộc và thời gian điều trị thường lâu dài. Điều trị bao gồm các bước sau:

- Thay đổi cách sinh hoạt, chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi (giảm ăn mỡ, bỏ thuốc lá, bỏ rượu, tập thể dục,...)

- Điều trị các bệnh có liên quan như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu...

- Uống thuốc chữa thiểu năng vành: gồm nhiều loại thuốc phối hợp. Việc dùng các thuốc điều trị thiểu năng vành đòi hỏi chuyên môn về bệnh tim mạch, nên bệnh nhân cần đi khám bác sĩ tim mạch định kỳ để được kê toa, không nên tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều thuốc.

- Nếu triệu chứng đau ngực hay suy tim vẫn không cải thiện dù đã điều trị nội khoa đầy đủ, bác sĩ sẽ chụp hình động mạch vành để tìm xem có chỗ nào bị hẹp nặng không, nếu có thì cần phải dùng dụng cụ để nong cho lòng mạch máu rộng ra và đặt vào chỗ hẹp đó một giá đỡ (STENT) để phòng ngừa bị hẹp lại sau này.

Cách dự phòng bệnh mạch vành

Phần trên đã trình bày những yếu tố làm người ta dễ mắc phải bệnh mạch vành. Vậy để dự phòng bệnh này ta cần phải loại bỏ hoặc hạn chế những yếu tố trên, cụ thể là:

- Nếu có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ trong máu thì phải điều trị thật tốt.

- Tập thể dục đều đặn để duy trì cân nặng lý tưởng, tránh bị béo phì.

- Phải tuyệt đối bỏ hút thuốc lá.

- Hạn chế dùng các chất có cồn (rượu, bia).

- Hạn chế lối sống tĩnh tại, ít vận động. Giảm bớt sự căng thẳng, lo âu, tập sống lạc quan, yêu đời.

Chúc bạn mau khỏi bệnh

hang
hang
Trả lời 12 năm trước
Trích dẫn:
Từ bài viết của HTCCorp

Trái tim là một cơ quan thuộc hệ tuần hoàn. Chức năng chính của nó là bơm máu ra các động mạch để đến nuôi cơ thể. Tuy nhiên bản thân tim cũng cần được nuôi dưỡng, vai trò đó được giao cho các động mạch vành.

Nếu ta hình dung các động mạch vành như những ống dẫn nước, khi lòng mạch vành bị hẹp, lượng máu chảy qua chỗ bị hẹp đó sẽ giảm, và hậu quả là thiếu máu đến nuôi phần cơ tim phía sau.

Vùng cơ tim bị thiếu máu nuôi (nôm na là bị suy dinh dưỡng) sẽ kích thích các đầu dây thần kinh gây nên cảm giác đau ở ngực (vùng trước tim). Trạng thái bệnh lý này được gọi chung là bệnh mạch vành. Cụm từ Thiểu năng vành, hay suy vành tức là mạch vành bị giảm chức năng (giảm khả năng đưa máu đến nuôi tim, do lòng mạch bị hẹp).

Nguyên nhân nào làm động mạch vành bị hẹp

Có nhiều nguyên nhân, nhưng đa số vẫn là do sự tạo thành các mảng xơ vữa bám vào bên trong thành mạch, to dần lên và lấp kín lòng mạch (giống như những chất cặn, rác rưởi làm hẹp dần ống dẫn nước): bệnh lý này gọi là xơ vữa động mạch.

Triệu chứng đặc hiệu nhất của thiểu năng vành là CƠN ĐAU THẮT NGỰC. Đặc điểm của cơn đau này là:

- Xảy ra khi gắng sức: làm việc nặng, leo cầu thang, đi bộ xa, căng thẳng, sơ hãi, bị lạnh đột ngột...

- Cảm giác đau ngay giữa ngực hay lệch sang trái, ranh giới vùng bị đau không rõ ràng, có khi chỉ cảm giác “nặng nặng”, “ran ran” chứ không thật sự đau. Thời gian cơn đau kéo dài tối thiểu là 3 – 4 phút.

- Đau sẽ giảm dần khi nghỉ ngơi, hoặc khi dùng thuốc dãn mạch vành.

Tuy nhiên đau ngực còn có thể do nhiều nguyên nhân khác ngoài tim.

Bạn hãy thử xem kiểu đau ngực của mình có giống như trên không? Nếu không giống thì có thể bạn bị đau ngực do các nguyên nhân khác:

- Đau ngực do nguyên nhân từ cơ, xương vùng ngực hay do viêm thần kinh liên sườn: đau ê ẩm, đau lói tại vài điểm, đau liên tục không thành cơn rõ ràng, tăng lên khi hít thở, khi vận động.

- Đau ngực do viêm màng phổi, màng tim: đau lói ngực khi hít thở, nín thở hoặc ngồi lên đỡ đau hơn, có thể kèm theo sốt nhẹ...

Nếu bạn chỉ bị đau ngực do cơ xương hay do viêm thần kinh thì chỉ cần uống thuốc kháng viêm, giảm đau vài ngày sẽ hết.

Ngoài tính chất của cơn đau ra, muốn chẩn đoán chính xác có bị thiểu năng vành không người ta phải làm thêm một số xét nghiệm sau (theo thứ tự cao cấp dần): Đo điện tâm đồ, làm nghiệm pháp gắng sức, làm xạ hình tưới máu cơ tim hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) tim, Chụp hình động mạch vành. Việc chỉ định làm xét nghiệm gì phải do bác sĩ tim mạch quyết định sau khi đã khám bệnh nhân, và các xét nghiệm phải được thực hiện tại bệnh viện.

Khi đã chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh thiểu năng vành rồi, thì việc điều trị là bắt buộc và thời gian điều trị thường lâu dài. Điều trị bao gồm các bước sau:

- Thay đổi cách sinh hoạt, chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi (giảm ăn mỡ, bỏ thuốc lá, bỏ rượu, tập thể dục,...)

- Điều trị các bệnh có liên quan như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ máu...

- Uống thuốc chữa thiểu năng vành: gồm nhiều loại thuốc phối hợp. Việc dùng các thuốc điều trị thiểu năng vành đòi hỏi chuyên môn về bệnh tim mạch, nên bệnh nhân cần đi khám bác sĩ tim mạch định kỳ để được kê toa, không nên tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều thuốc.

- Nếu triệu chứng đau ngực hay suy tim vẫn không cải thiện dù đã điều trị nội khoa đầy đủ, bác sĩ sẽ chụp hình động mạch vành để tìm xem có chỗ nào bị hẹp nặng không, nếu có thì cần phải dùng dụng cụ để nong cho lòng mạch máu rộng ra và đặt vào chỗ hẹp đó một giá đỡ (STENT) để phòng ngừa bị hẹp lại sau này.

Cách dự phòng bệnh mạch vành

Phần trên đã trình bày những yếu tố làm người ta dễ mắc phải bệnh mạch vành. Vậy để dự phòng bệnh này ta cần phải loại bỏ hoặc hạn chế những yếu tố trên, cụ thể là:

- Nếu có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ trong máu thì phải điều trị thật tốt.

- Tập thể dục đều đặn để duy trì cân nặng lý tưởng, tránh bị béo phì.

- Phải tuyệt đối bỏ hút thuốc lá.

- Hạn chế dùng các chất có cồn (rượu, bia).

- Hạn chế lối sống tĩnh tại, ít vận động. Giảm bớt sự căng thẳng, lo âu, tập sống lạc quan, yêu đời.

Chúc bạn mau khỏi bệnh

cho em hỏi bệnh thiểu năng vành có nguy hiểm không ah, có trị khỏi hoàn toàn được không ah.

theo em biết thì bệnh thiểu năng vành là bệnh mức độ nhẹ chưa thành bệnh mạch vành, vậy mình uống thuốc thì có trị khỏi hoàn toàn không ah.

em xin cám ơn,

nếu được xin trả lời cả vào mail của em được hok ah, vì em hok biết có thể tìm ra trang này để đọc, mail của em là ngoclasat_179@zing.vn