Làm thế nào để nhanh hết thủy đậu?

Các anh chị chỉ giúp em với, em vừa bị mắc thủy đậu hôm qua, làm thế nào để hết bệnh nhanh và không để lại sẹo ạ? Em cảm ơn.

Trần Thị Hoài Thương
Trần Thị Hoài Thương
Trả lời 9 năm trước

bạn nên kiêng cự nước lạnh và gió ngoài ra mua thuốc lọ xanh hoặc trắn bán ngoài hiệu thuốc vế bôi vào nốt nhé. Không được gãi đâu dễ sẹo lắm

Thủy Đậu Clc
Thủy Đậu Clc
Trả lời 8 năm trước
Nhà mình làm về thuốc nam có bài đặc trị thủy đậu. Đây là bài thuốc lá cây, chỉ cần nấu tắm 2 ngày là khỏi! Nếu cần thông tin gì tư vấn thêm các bạn cứ p.m cho mình! Mr Cường - 0989 16 73 3O -https://www.facebook.com/baithuocnamhn
Ho Van Ten
Ho Van Ten
Trả lời 8 năm trước

Bệnh thủy đậu (hay bệnh trái dạ)có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Hiện cách điều trị bệnh thủy đậu chủ yếu là điêu trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu bằng kháng virus.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậudo một loại siêu vi mang tên varicella zoster virus gây ra. Bệnh này rất dễ lây truyền qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết.

Khoảng 10 - 14 ngày sau khi xâm nhập vào cơ thể, người bệnh bắt đầu biểu hiện triệu chứng nhiễm thủy đậu. Trẻ nhỏ thường sốt nhẹ, biếng ăn còn người lớn bị sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Sau đó cơ thể sẽ bắt đầu nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước có đường kính vài milimet. Nếu bị nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnhbáobệnh có thể diễn tiến nặng.

Sau khi nốt đậu mọc thì thường người bệnh giảm sốt và tổn thương bóng nước khô dần rồi tự bong vẩy vài ngày sau đó nhưng để lại sẹo mờ trên da sau vài tuần mới hết hẳn. Thông thường bệnh diễn biến kéo dài khoảng 2 tuần.

Bệnh thủy đậu và cách điều trị nhanh khỏi, không để lại sẹo - Ảnh 1

Bệnh thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, có những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu cần lưu ý:

Nhiễm trùng tại các nốt đậu:Khi nốt đậu bị vỡ hoặc trầy xước, có thể gây viêm tấy, nhiễm khuẩn da gây viêm mủ da, chốc lở thậm chí gây viêm cầu thận cấp... Nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng, để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu.

Viêm phổi:Biến chứng thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Biểu hiện sốt cao, thở nhanh, khó thở, tím tái, đau ngực, ho ra máu, đây là biến chứng rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong.

Viêm não: Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng viêm màng não vô khuẩn đến viêm não, thường gặp ở người lớn. Gặp biến chứng này, tỉ lệ tử vong chiếm 5-20%. Ngay cả khi được cứu sống vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời thực vật.

Biến chứng vớiphụ nữmang thai:Nếu mẹ mắc thủy đậu từ 5 ngày trước đến 2 ngày sau khi sinh, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh thủy đậu chu sinh và có tỉ lệ tử vong cao (khoảng 30%).

Nếu mẹ mắc thủy đậu trước sinh trên 1 tuần diễn biến lành tính, khi sinh trẻ có kháng thể nên không nguy hiểm lắm.

Mẹ mắc bệnh thủy đậu khimang thaidưới 20 tuần sinh con ra sẽ có một tỉ lệ nhỏ (khoảng 2%) bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh với các biểu hiện: sẹo da, nhẹ cân, các bệnh về mắt (đục thủytinh thể, tổn thương võng mạc...), tay chân ngắn, đầu bé, chậm phát triển tâm thần...

Bệnh thủy đậu và cách điều trị nhanh khỏi, không để lại sẹo - Ảnh 2

Hướng dẫn cách điều trị bệnh thủy đậu nhanh và hiệu quả.

Cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh màcách điều trị bệnh thủy đậutùy thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm trong 24 giờ đầu.Cần cho người bệnh đi khám bệnh ngay. Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cho điều trị nội trú hoặc điều trị tại nhà.

Điều quan trọng nhất trong điều trị,chăm sóc bệnh nhân thủy đậulà làm sạch da và vệ sinh thân thể:

-Cho người bệnh nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu.

- Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay.

_ Trẻ nhỏ phải cho mangbaotay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa.

- Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn

- Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ.

Điều trị triệu chứng:

- Tại chỗ nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanh metylen.

- Chống ngứa để bệnh nhân đỡ cào gãi bằngcác thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…

- Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen.Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).

- Mỗi ngày 2-3 lần nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.

- Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.

Điều trị bệnhthủy đậubằng thuốc kháng virus

- Trong vòng 24 giờ đầu khi xuất hiện nốt đậu dùng kháng sinh chống virut loại acyclovir để giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh.Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng (đối với trẻ nhỏ).

- Trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.

- Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo mà dùng thuốc sai lầm, dẫn đến thủy đậu bội nhiễm nặng.

Giai đoạn vừa mới lành bệnh, cần phải tuyệt đối chống nắng và tránh cào gãi gây trầy xước. Bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn hoặc thuốc uống. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và nghỉ ngơi nhiều.

Le tuananh
Le tuananh
Trả lời 8 năm trước

Điều trị bệnh thủy đậu


Quan trọng nhất trong chăm sóc và điều trị thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể: tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn, thay quần áo nhiều lần trong ngày, cắt ngắn và vệ sinh móng tay, tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ. Dùng kháng sinh chỉ khi nghi ngờ có biểu hiện bội nhiễm.

Điều trị triệu chứng: Ngứa là triệu chứng gặp ở hầu hết bệnh nhân bị thủy đậu, đặc biệt ở những bệnh nhân có nổi nhiều bóng nước. Thuốc có thể dùng là các thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…, ngoài ra, dùng các thuốc bôi tại chỗ như hồ nước và xanh methylen cũng có hiệu quả rõ rệt. Xanh methylen là loại thuốc sát khuẩn nhẹ có dạng dung dịch dùng ngoài 1% hoặc dung dịch milian (gồm xanh methylen, tím gentian, ethanol, nước cất…). Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen, không sử dụng aspirin vì có thể gây hội chứng Reye.

Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virut: Thủy đậu là một bệnh lành tính, thuốc kháng virut chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng, phòng biến chứng viêm phổi thủy đậu, biến chứng nội tạng hoặc các bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, phụ nữ có thai, người mới ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày. Tuy nhiên, do bệnh thường gặp nặng ở đối tượng trẻ vị thành niên và người lớn nên có thể cân nhắc sử dụng thuốc cho các đối tượng này.

Acyclovir (adenin guanosine): Acyclovir là một thuốc kháng virut thuộc nhóm ức chế ADN polymerase. Là dẫn xuất guanosin vào cơ thể dưới tác dụng của thymidin kynase và một số enzym khác tạo thành acyclovir triphosphat, đây là chất một mặt ức chế cạnh tranh với ADN polymerase của virut nên ức chế sự nhân đôi của ADN; mặt khác, nó gắn vào cuối chuỗi ADN và đóng vai trò là chất kết thúc chuỗi ADN, vì vậy, nó ức chế sự nhân lên của virut. Điểm đáng chú ý là nồng độ của acyclovir triphosphat trong tế bào nhiễm virut cao gấp 50 - 100 lần ở tế bào lành và ADN của virut nhạy cảm với acyclovir triphosphat hơn ADN của tế bào vật chủ nên độc tính của acyclovir triphosphat với tế bào lành ít hơn rất nhiều so với tế bào bị nhiễm virut. Acyclovir có thể dùng đường uống, đường tiêm hoặc đường tại chỗ (bôi ngoài da), thuốc phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể và các cơ quan như thận, não, gan, phổi... và thức ăn không làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu thuốc. Thời gian bán thải từ 3 - 4 giờ nên thường sau 4 - 5 giờ sẽ dùng thuốc một lần. Thuốc có hiệu quả nhất nếu khi sử dụng trong vòng 24h trước khi nổi bóng nước, trung bình 5 - 7 ngày hoặc đến khi không có bong bóng nước mới xuất hiện nữa.

Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng (đối với trẻ nhỏ). Trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.


Biện pháp phòng ngừa


Khi trong gia đình, trường học, công sở... có người mắc bệnh, cần cách ly bệnh nhân 7 - 10 ngày để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu trẻ ở độ tuổi đi học, khi mắc bệnh phải nghỉ học và người lớn phải nghỉ làm 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, việc cách ly bệnh nhân không bảo đảm ngừa được bệnh cho người khác vì siêu vi có thể lây lan từ trước khi phát mụn nước và sau khi mụn nước đã lành.

Tạo miễn dịch thụ động: Tiêm globin miễn dịch như VZIG (Herpes – Zoster immune globin) hay HZIP (Herpes – Zoster immune plasma) cho những người suy giảm miễn dịch sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bị thủy đậu. Các đối tượng có chỉ định dùng bao gồm: trẻ dưới 15 tuổi bị suy giảm miễn dịch chưa bị thủy đậu hoặc chưa được chủng ngừa, trẻ sơ sinh sinh ra từ các bà mẹ bị thủy đậu trong vòng 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau sinh. Thuốc chỉ cần 1 liều duy nhất.

Tạo miễn dịch chủ động: Tiêm vaccin để ngừa thủy đậu là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay. Khả năng dự phòng đạt 90 - 100% với thủy đậu nặng và 70 - 90% với thủy đậu nhẹ. Vaccin ngừa thủy đậu tạo được miễn nhiễm lâu dài gần như suốt đời, tính an toàn cao, ít tác dụng phụ.

Hiện nay, các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm tiêm phòng thủy đậu cho hầu hết các trẻ em. Chỉ cần tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiên tiêm lúc trẻ 1 tuổi và mũi thứ hai (tiêm nhắc lại) lúc 4 tuổi. Đối với người lớn chưa bị thủy đậu, có thể tiêm phòng vào bất cứ lúc nào.