Bệnh thủy đậu là bệnh gì? Có nguy hiểm ko? Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu như thế nào?

Bệnh thủy đậu là bệnh gì, có nguy hiểm không, cách chăm sóc trẻ thủy đậu như thế nào, có thể làm gì để phòng ngừa được căn bệnh đó?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 13 năm trước

1. Bệnh thuỷ đậu là gì?

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền: Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi nhảy mũi) hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2-3 tuần.

2. Triệu chứng:

Về triệu chứng, thoạt mở đầu người bệnh có sốt, thường là sốt nhẹ, trong một vài ngày. Sau đó, sẽ thấy nổi lên trên da những vết dát đỏ; chỉ sau đó 1-2 ngày, xuất hiện các mụn bóng nước giữa các nến đỏ đó. Những mụn bóng nước này thường mọc ở thân mình, sau đó lan lên mặt và tay chân. Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, nhưng chỉ sau khoảng 1 ngày dịch đó trở nên đục như mủ. Sau 2-3 ngày nữa, các mụn sẽ đóng vẩy. Các vẩy đó sẽ rụng dần và nếu không có biến chứng gì thì sẽ không để lại sẹo.

Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên 1 vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc dát đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy... trong cùng 1 thời gian. Nếu không có biến chứng, bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần. Cũng do thời gian tiến triển của bệnh tương đối ngắn, nên một số người đã cho thủy đậu là một bệnh nhẹ, hoàn toàn không nguy hiểm.

3. Biến chứng:

Sự thật thủy đậu không phải là bệnh nhẹ. Vì thủy đậu nói chung, tuy không có vẻ nguy kịch như một số bệnh nặng khác, nhưng cũng đã không ít lần gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, nhất là cho các trẻ nhỏ. Sau đây là một số biến chứng mà chúng tôi ghi nhận được trên các trẻ bị thủy đậu đã tới khám bệnh và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng II:

Một số trẻ đã bị xuất huyết ở các mụn thủy đậu, bệnh trở thành một thể "thủy đậu xuất huyết" rất trầm trọng.

Một số trẻ khác bị bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác. Các vi khuẩn này vào các mụn thủy đậu, làm sưng to lên, nhiều khi lại gây ngứa. Trẻ không chịu được, gãi toác da, và từ đó để lại những vết sẹo rất xấu. Điều này đã làm khổ tâm nhiều em gái.

Trong một số trường hợp, các vi khuẩn nói trên, từ các mụn thủy đậu lại xâm nhập ồ ạt vào máu, gây ra nhiều bệnh ở cơ quan khác, như viêm thận, viêm gan v.v... Riêng chứng "nhiễm khuẩn huyết" mà chúng gây nên cũng đã là nguy hiểm chết người.

Chứng viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị.

Chứng viêm não do thủy đậu cũng vẫn xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật (làm kinh), hôn mê. Những trường hợp này có thể gây chết người nhanh chóng, và một số trẻ tuy qua khỏi được vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị khờ, bị động kinh v.v...

Cũng xin nói thêm là có một thể thủy đậu đặc biệt, gọi là thủy đậu bẩm sinh: đó là những trẻ khi mới sinh ra đã có một số tổn thương ngoài da giống như thủy đậu, nhưng tai hại hơn nữa lại có kèm theo một số dị tật: teo cơ ở chân tay, bệnh ở mắt (bệnh "đục thủy tinh thể", có thể gây mù), khờ v.v... Có hiện tượng đó, là do bà mẹ đã bị thủy đậu trong lúc mang thai, và bệnh đã xảy ra trong 6 tháng đầu của thai kỳ.

Những biến chứng, những thể bệnh kể trên của bệnh thủy đậu đã gây tử vong cho không ít trẻ em.

Và như vậy, bệnh thủy đậu - tuy vẫn được nhiều người coi là 1 bệnh nhẹ, "lành tính" - thật ra vẫn là 1 bệnh hoàn toàn không nên coi thường, nhất là ở trẻ em.

Vậy thì, khi trong gia đình không may có một trẻ hoặc một người lớn bị bệnh thủy đậu, cần làm gì?

4. Cách xử lý:

Trước hết, bạn hãy cho người bệnh đi khám bệnh ngay. BS sẽ khám và căn cứ vào tình trạng bệnh, sẽ cho vào viện điều trị nội trú hoặc cấp đơn về điều trị tại nhà, có theo dõi, hẹn ngày tái khám. Chớ bao giờ tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo của một số người không hiểu biết về y khoa mà dùng thuốc sai lầm.

Chúng tôi đã không ít lần được chứng kiến những trẻ bị thủy đậu bội nhiễm rất nặng, do đã đắp các loại lá, hoặc rắc các thuốc bột bán trôi nổi tại các góc chợ, vỉa hè. Lại có trẻ được gia đình cho uống thuốc "đề xa" (1 loại corticoid) thật là nguy hiểm, thuốc đó sẽ làm bệnh nặng lên rất nhanh!

Nếu người bệnh được bác sĩ cho điều trị ngoại trú tại nhà, hãy cho nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu.

Có thể dùng một số thuốc chống ngứa và an thần (như Sirô phenergan), cố tránh gãi. Cắt ngắn móng tay. Mặc quần áo dài để che kín các nốt thủy đậu, tránh để ruồi muỗi đậu vào.

Dùng thêm kháng sinh, nếu có chỉ định của BS.

5. Cách đề phòng:

Còn về phòng bệnh? Bạn nên cho con bạn tránh xa người bệnh đang bị thủy đậu, để tránh sự lây truyền. Tuy nhiên, điều này cũng không tuyệt đối tránh được bệnh, vì người bị nhiễm bệnh, ngay từ trước khi có các triệu chứng của bệnh khoảng 24 giờ, đã có thể truyền bệnh cho người khác rồi.

Do đó, điều tốt nhất là hãy cho trẻ đi chích ngừa. Thuốc chích ngừa thủy đậu (Varilrix) đã được nhập vào nước ta. Tất cả trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn, đều có thể chích ngừa với loại thuốc này. Ở các tỉnh, có thể tới chích thuốc tại các trung tâm y tế dự phòng.

Tại TPHCM, có thể tới chích thuốc tại Viện Pasteur, hoặc Trung tâm y tế dự phòng, hoặc đội vệ sinh phòng dịch ở một số quận huyện. Bạn sẽ tốn một số tiền, nhưng nếu để căn bệnh xảy ra, chắc chắn bạn sẽ tốn kém hơn nhiều, và còn có thể gặp nhiều tai hại khác!


(Theo: Sức khỏe và Đời sống)

phan thị tươi
phan thị tươi
Trả lời 12 năm trước

Những nốt ban hồng đường kính vài mm biến thành phỏng nước rất ngứa, lan khắp cơ thể. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em chưa chủng ngừa, gây sốt, mệt mỏi, khó chịu, kém ăn nhiều ngày. Người lớn bệnh nặng có thể tử vong nếu không được chăm sóc đúng.

Bệnh thủy đậu (trái rạ) do virus Varicelle Zoster gây nên, có thể bị quanh năm nhưng thường gặp nhiều khi thời tiết thay đổi. Bệnh xảy ra phần lớn ở trẻ em (90%), lây lan cao qua đường hô lấp (80-90%) và chỉ lây cho người lần đầu mắc bệnh vì có tính miễn dịch rất cao, ít khi bị bệnh lần 2. Bệnh thường lành tính ở trẻ em, nhưng khá nặng khi gặp ở người lớn với tỷ lệ tử vong 2-25/100.000.

Do vậy, người bị mắc bệnh cần được cách ly tiếp xúc với người ngoài trong vòng 7-10 ngày và trẻ em dưới 12 tuổi nên được chủng ngừa.

Vì vaccine không có hiệu quả suốt đời và chỉ có hiệu quả phòng bệnh 70-88% nên ngoài việc tiêm chủng ngay sau khi sinh, trẻ em còn cần được tiêm nhắc lại sau 14 tháng. Phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Trẻ nhỏ mắc bệnh nhẹ hơn trẻ lớn, với thể thông thường không có biến chứng thì bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày.

Biến chứng

Các biến chứng hay gặp nhất là bội nhiễm da do nốt phỏng bị vỡ hoặc do trẻ gãi hay dịch nước hóa mủ. Viêm phổi gặp ở 20-30% người bệnh. Biến chứng nặng nhất là viêm não do thủy đậu, gặp ở 0,1-0,2% và thường rất nặng ở người lớn. Các biến chứng như: giảm tiểu cầu, viêm tủy cắt ngang, liệt thần kinh mặt, rối loạn tiểu não, hội chứng Reye, viêm cơ tim, viêm thận, viêm gan, viêm đa rễ thần kinh... ít gặp hơn.

Xử trí

- Cách ly ngay người bệnh cho đến khi các nốt thủy đậu đã đóng vảy.
- Giữ vệ sinh thân thể bằng tắm rửa hàng ngày với loại xà phòng sát trùng.
- Ăn uống tăng cường chất bổ để tạo sức đề kháng cho cơ thể.
- Cắt ngắn móng tay, tránh gãi.
- Bôi hoặc uống các thuốc chống ngứa.
- Khi người bệnh sốt cao, cần hạ sốt nhưng không được dùng Aspirin.
- Có thể dùng các thuốc chống virus: Acyclovir, Vidarabin, Lamivudin...

Để được biết đầy đủ chi tiết hơn về bệnh thủy đậu cũng như cách ngăn ngừa điều trị bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19006899 để được tư vấn một cách hiệu quả nhất!

lê hồng hoa
lê hồng hoa
Trả lời 11 năm trước

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Virut varicella-zoster là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ) và bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò), nhưng cách lây nhiễm của hai chứng bệnh này hoàn toàn khác nhau.

- Cả hai dạng virut hoạt tính varicella và zoster đều có thể gây ra bệnh thủy đậu.
- Virut gây bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời bò) ở trạng thái ẩn sẽ không bao giờ gây lây nhiễm.

Nhiễm Bệnh Thủy Đậu. Đa số những người bị nhiễm bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ) là do tiếp xúc với các bệnh nhân bị bệnh này. Bệnh thủy đậu thường bị lây nhiễm qua đường hắt hơi, ho, và hơi thở. Chứng bệnh này rất dễ lây nhiễm, do đó chỉ có rất ít người được chủng ngừa có thể tránh được chứng bệnh phổ biến này khi họ tiếp xúc với những người đang bị bệnh.

Nhiều người cũng có thể mắc phải bệnh thủy đậu do tiếp xúc trực tiếp với một vết ban đỏ của bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời bò) nếu họ không được tiêm chủng hoặc đã từng bị bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ). Trong các trường hợp như thế, sự lây truyền sẽ xảy ra trong giai đoạn virut hoạt tính, lúc đó các mụn nước đang nổi trên da nhưng chưa hình thành vẩy (mày) khô. Bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò) chỉ lan ra từ các mụn nước. Người mắc bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời bò) không có khả năng truyền virut qua hơi thở hoặc trong lúc ho.

Phát triển bệnh zona. Bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời bò) có thể phát triển chỉ từ một tình trạng tái kích hoạt của virut varicella-zoster ở một người đã từng bị bệnh thủy đậu. Nói cách khác, bệnh zona sẽ không được lây truyền từ người sang người qua đường không khí, hoặc bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước.

Các Nguy Cơ Mắc Bệnh Thủy Đậu (Đậu Mùa, Trái Rạ)

Có khoảng 75 – 90% các trường hợp mắc bệnh thủy đậu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi. Trước khi vắcxin được đưa vào sử dụng, có khoảng 4 triệu trường hợp bệnh thủy đậu được báo cáo mỗi năm ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau khi vắcxin ngừa virut varicella được đưa vào sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1995, tỉ lệ mắc bệnh và nhập viện do bệnh thủy đậu đã giảm xuống gần 90%.

Chứng bệnh này thường xuất hiện vào cuối mùa đông và đầu những tháng mùa xuân. Nó cũng có thể bị lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với vết thương mở. (Quần áo, khăn trải giường, chăn, mền, gối, và các vật dụng khác thường không truyền bệnh).

Bệnh nhân bị thủy đậu (đậu mùa, trái rạ) có thể truyền bệnh trong khoảng 2 ngày trước khi các đốm đỏ xuất hiện cho đến khi các mụn nước lành hẳn. Giai đoạn này kéo dài khoảng 5 – 7 ngày. Sau khi vảy khô hình thành, chứng bệnh này không còn khả năng lây truyền.

Đa số các trường học cho phép các học sinh bị bệnh thủy đậu trở lại trường sau 10 ngày cơn bệnh bắt đầu bộc phát. Một số trường học yêu cầu các học sinh ở nhà cho đến khi các mụn nước hoàn toàn biến mất, mặc dù điều này không cần thiết trong việc ngăn ngừa khả năng truyền bệnh.

Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Bệnh Herpes Zoster (giời leo, giời ăn, giời bò)

Có khoảng 500 000 trường hợp mắc bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời bò) xuất hiện mỗi năm ở Hoa Kỳ. Những người đã từng bị bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ) đều có nguy cơ mắc bệnh zona. Tuy nhiên, bệnh zona xảy ra ở khoảng 10 – 20% những người thành niên này trong cuộc đời của họ, do đó phải tồn tại một số yếu tố để gia tăng nguy cơ bị các cơn bùng phát như thế.

Quá Trình Lão Hóa. Nguy cơ mắc bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò) gia tăng ở những người cao tuổi, và con số tổng cộng các trường hợp sẽ gia tăng khi thế hệ baby boomer (những người sinh ra vào những năm 1946 – 1964) càng lớn tuổi. Có một nghiên cứu ước tính rằng một người đến tuổi 85 sẽ có 50% cơ hội mắc bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò). Nguy cơ bị đau nhức thần kinh hậu herpes (postherpetic neuralgia: cơn đau nhức kéo dài hơn một tháng sau khi bị nhiễm bệnh zona) cũng có tỉ lệ cao nhất ở những người cao tuổi bị nhiễm bệnh zona, và gia tăng đáng kể sau 50 tuổi. Tình trạng đau nhức này là cơn đau nhức kéo dài, và là biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời bò).

Ức Chế Miễn Dịch. Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu do các chứng bệnh như, bệnh SIDA (AIDS) hoặc bệnh ung thư lúc còn bé, sẽ có nguy cơ mắc bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò) với tỉ lệ cao hơn nhiều so với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bệnh herpes zoster xuất hiện ở những người có kết quả HIV dương tính có thể là một dấu hiệu của bệnh SIDA (AIDS) phát triển đến mức hoàn chỉnh. Một số loại thuốc điều trị virut HIV, được gọi thuốc ức chế men thủy phân protein (protease inhibitor), cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh herpes zoster.

Ung Thư. Bệnh ung thư tạo ra nguy cơ phát triển bệnh herpes zoster (giời leo, giời ăn, giời bò) cho bệnh nhân. Những người mắc bệnh Hodgkin là những người có nhiều nguy cơ cao nhất (khoảng 13 – 15% số bệnh nhân phát triển bệnh zona). Khoảng 7 – 9% số bệnh nhân có u lym phô, và khoảng 1 – 3% số bệnh nhân bị các bệnh ung thư khác, phát triển bệnh herpes zoster. Bản thân phương pháp trị liệu hóa học cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh herpes zoster.

Các Loại Thuốc Ức Chế Miễn Dịch. Các bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch sẽ có nguy cơ phát triển bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời bò), cũng như các bệnh nhiễm trùng khác. Các loại thuốc này bao gồm:

- Azathioprine (Imuran)
- Chlorambucil (Leukeran)
- Cyclophosphamide (Cytoxan)
- Cyclosporine (Sandimmune, Neoral)
- Cladribine (Leustatin)
- Infliximab (Remicade)
- Adalimumab (Humira)

Các loại thuốc này được sử dụng cho các bệnh nhân thực hiện tiến trình cấy ghép bộ phận cơ thể, và được sử dụng để điều trị các chứng bệnh tự miễn dịch nghiêm trọng do quá trình viêm gây ra. Các chứng rối loạn này bao gồm bệnh viêm thấp khớp (rheumatoid arthritis: viêm khớp dạng thấp, bệnh phong thấp), bệnh luput ban đỏ toàn thân (systemic lupus erythematosus), bệnh tiểu đường (đái tháo đường), bệnh đa sơ cứng mô não và tủy (multiple sclerosis), bệnh Crohn, và viêm ruột kết mãn tính (ulcerative colitis).

Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Bệnh Zona ở Trẻ Em. Mặc dù thường xảy ra nhiều nhất ở những người thành niên, nhưng bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời bò) thỉnh thoảng cũng phát triển ở trẻ em. Các trẻ em với hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ có nguy cơ cao nhất. Các trẻ em với hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhưng đã từng bị bệnh thủy đậu (đậu mùa, trái rạ) trước 1 tuổi, cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh zona.

Nguy Cơ Tái Phát Bệnh Zona. Bệnh zona (giời leo, giời ăn, giời bò) có thể tái phát, nhưng nguy cơ này là khá thấp (khoảng 1 – 5%). Có chứng cứ cho thấy rằng, cơn phát bệnh zona đầu tiên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa một cơn phát bệnh khác.

Tất cả các virut herpes đều có chung một số đặc điểm, bao gồm một dạng các triệu chứng hoạt tính, theo sau đó là các trạng thái ẩn mà có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, hoặc thậm chí suốt đời.

Lương y Lương Cao Cường
Lương y Lương Cao Cường
Trả lời 9 năm trước

Nhà mình làm về thuốc nam có bài đặc trị thủy đậu. Đây là bài thuốc lá cây, chỉ cần nấu tắm 2 ngày là khỏi! Nếu cần thông tin gì tư vấn thêm các bạn cứ p.m cho mình! Mr Cường - 0989 16 73 3O -https://www.facebook.com/baithuocnamhn

Trả lời 8 năm trước
nhin thay chung may ba muon dam chet ca hai dung cheu nguoi ba