Cách phòng bệnh mùa hè cho trẻ?

Chào các bạn,
Tình hình là bé nhà mình dạo gần đây rất hay bị ho, sổ mũi. Vừa rồi còn bị sốt nữa chứ, đi khám bs nói bị viêm đường hô hấp trên. Bs nói giờ đang mùa hè nóng bức trẻ sức đề kháng kém rất dễ bị nhiễm 1 số bệnh mùa hè này. Ngoài ks, thuốc chống viêm, thuốc ho sổ mũi, bs còn kê cho mình mấy gói cốm sarbokids nói là vừa để phòng ngừa ho cho trẻ, có thể dùng lâu dài để phòng bệnh cho trẻ.


Mình vẫn theo đơn bs để dùng, tìm trên mạng cũng thấy nhiều mẹ cho bé dùng sarbokids thấy hồi đáp cũng tốt nên mình cũng dùng cho bé.

Nhg mà, mình dùng có 1 sarbokids có thực sự phòng bệnh mùa hè cho bé đc ko? dùng lâu có sao ko?
Ai có kinh nghiệm chia sẻ giúp với nha. Cảm ơn cả nhà nhiều!

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bởi nếu được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, sức đề kháng cơ thể sẽ tăng lên đáng kể, giảm nguy cơ mắc bệnh. Vào những ngày nắng nóng, cơ thể thường dễ mất nước, bố mẹ nên cho con ăn những chất mát (mang tính chất bổ âm), như ăn chè đậu đen, uống nước bột sắn dây, nước chanh, cam vắt, sinh tố hoa quả, hay ăn các loại hạt đậu hầm với bí, bầu, hoặc cơm canh rau ngót với thịt, xương hầm.

Do cơ thể trẻ đang ở giai đoạn phát triển, nên nhu cầu protein (chứa các acid amin) mỗi ngày của trẻ em nhiều hơn người lớn. Bố mẹ cần cho các em ăn thực phẩm có nhiều protein, như các loại thịt (thịt gà, thịt heo, vịt), cá, trứng, sữa, các loại đậu, lạc, vừng… Nhu cầu về vitamin ở trẻ em rất lớn. Bổ sung vitamin cho các em, nên cho ăn nhiều thức ăn như gấc, đu đủ, gan… (chứa nhiều vitamin A); uống sữa bò, ngũ cốc (chứa nhiều vitamin B); uống nước cam ép, các sinh tố hoa quả: bơ, cà chua, bưởi… (chứa nhiều vitamin C, E); ăn nhiều đạm, ăn nhiều thức ăn có nhiều vitamin D như trứng gà, dầu cá…

dễ nổi mụn nhọt, mức độ nhẹ có thể tự khỏi, nhưng nặng thường gây đau nhức, sốt, dẫn đến lười ăn. Bố mẹ phải thường xuyên nhắc nhở các em tắm, rửa sạch sẽ. Khuyên con em không nên nghịch cát bẩn, không tự ý nặn mụn nhọt, hoặc bôi thuốc lên mụn, vì có thể gây nhiễm trùng nặng hơn. Lưu ý các em chơi ở những nơi thoáng mát, không chơi đùa trên lề đường để tránh tai nạn, cũng không nên chơi ở những góc ẩm tối, sẽ dễ bị muỗi và côn trùng đốt, chích gây nhiễm bệnh. Ngoài chế độ nghỉ ngơi thích hợp, phòng ở của các em phải bố trí sao cho thoáng mát, tránh tiếng ồn, nên trồng cây cảnh để không gian có cây xanh và hơi ẩm. Không cho các em nằm ở nền nhà, nằm nơi gió lùa sẽ dễ bị cảm.

Mùa hè là dịp nhiều gia đình cho con em đi chơi. Một chuyến lên rừng, xuống biển, hay ở nơi đồng quê êm đềm, thơ mộng… sẽ không còn thoải mái và lý thú, nếu như sức khỏe của các em bị trục trặc. Nên khuyên các em tránh nắng, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời (nhất là thời gian từ 10g – 12g trưa). Không để các em tiếp cận những loại hình vui chơi, giải trí “khác thường” dễ dẫn đến bị suy nhược thần kinh, bị kích động, như xem phim ma, phim hành động không phù hợp với lứa tuổi… Thức ăn và nước uống không hợp vệ sinh sẽ là nguồn lây bệnh, như bị nhiễm E.coli (rối loạn tiêu hóa), bệnh do Shigella gây nên (lỵ trực khuẩn). Nên tránh các loại thức ăn chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh, như rau sống, nước đá, thịt tái, gỏi cá… Thức ăn chín luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Các em có thể dùng oresol để bù nước điện giải và giúp cơ thể giải độc nếu bị tiêu chảy. Oresol là loại “nước giải khát” hiệu quả cho những em mất nhiều mồ hôi, giúp giảm mệt mỏi một cách nhanh chóng.

Những học sinh quá gầy yếu, có thể dùng bài thuốc Tiểu chiến sĩ của lương y Nguyễn Kiều (người sáng lập Trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh, nay là Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) gồm: củ sả, củ cói (củ của cây cói dùng làm chiếu) và bột thịt cóc. Nếu cháu nào quá gầy thì dùng bảy phần bột thịt cóc, ba phần củ cói và củ sả (thường tỷ lệ thịt cóc năm - sáu phần, bột của củ cói và củ sả bốn - năm phần). Củ cói và củ sả sấy khô, sao vàng, tán bột rồi trộn với bột thịt cóc, mỗi lần dùng hai muỗng cà phê bột, cho hòa vào nước lọc để nguội, uống trước bữa ăn 15 phút, ngày uống hai lần. Với các em gầy còm, yếu, để bổ tỳ hàng ngày còn cần ăn những hoa quả có chất ngọt như hồng xiêm, na, bơ…

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Viêm đường hô hấp trên

Triệu chứng thường gặp ở trẻ là sổ mũi, ho, sốt, thở khò khè, đau họng; nặng hơn có thể gây áp xe thành họng, viêm họng do liên cầu… Khi trời nắng nóng, các bậc phụ huynh cần hạn chế hoặc không cho trẻ ra ngoài.

Không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ đang chơi hoặc nằm ngủ. Không cho trẻ ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Tránh đưa trẻ đến chỗ đông người, khi ra đường cần đeo khẩu trang, mặc quần áo chống nắng nhưng phải thoáng mát.

Đặc biệt, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đủ chất, làm thông thoáng đường thở bằng cách làm sạch đờm nhớt ở vùng mũi họng của trẻ. Giúp trẻ giảm ho và đau họng bằng thuốc nam (mật ong, lá húng chanh, quất hấp). Nếu bệnh nặng hơn nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ. Riêng trẻ sơ sinh bú mẹ, có thể đi tiêu 5-6 lần trong ngày. Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm sẽ mắc 1-3 đợt bệnh tiêu chảy.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Nếu trẻ còn bú cần cho bú nhiều và lâu hơn. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Sau khi hết tiêu chảy nên cho trẻ ăn nhiều hơn để mau chóng hồi phục sức khỏe.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.

Ngoài ra, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu trẻ có một trong các dấu hiệu như không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, trẻ rất khát nước hoặc trong phân có máu.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu (hay còn gọi là bệnh phỏng rạ, trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Varicella-Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng mắc nhiều nhất là ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 90%). Bệnh lây truyền theo đường hô hấp do hít phải những giọt nước bọt trong không khí có chứa vi rút hoặc do tiếp xúc với vùng da bị tổn thương của người bị bệnh thủy đậu. Đây là một bệnh có tính lây truyền rất cao, nếu trẻ chưa được tiêm phòng hoặc chưa từng bị thủy đậu thì 90% có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc gần với người đang bị thủy đậu.

Thông thường, bệnh thủy đậu lành tính nhưng nếu để bị biến chứng thì rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Khi trẻ bị thủy đậu sẽ các biểu hiện: sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, nổi hồng ban, sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong sau hóa đục, xuất hiện ở thân mình, đầu mặt, tay chân, niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục… Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Cha mẹ cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Việc giữ vệ sinh cho trẻ rất quan trọng, cha mẹ nên dùng khăn mềm thấm nước ấm lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các nốt thủy đậu. Sau đó, dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ. Chú ý giữ vệ sinh nhà cửa, giường chiếu, phòng trẻ nằm phải thoáng mát, không có gió lùa. Nhắc trẻ không gãi các nốt thủy đậu.

Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,…

Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, chỉ sau khoảng 1 tuần - 10 ngày, các nốt thủy đậu sẽ khô và bong vảy, sau một thời gian vết thâm sẽ hết và không để lại sẹo.

Bệnh ngoài da

Rôm sảy là bệnh ngoài da rất thường gặp vào mùa hè, trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Biểu hiện là những mụn nước nhỏ li ti xuất hiện ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như: trán, cổ, ngực, lưng...

Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết không gây tác hại gì. Để phòng bệnh cho trẻ, trong những ngày nắng nóng, cha mẹ cần chú ý tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, lau khô da sau đó rắc một lớp phấn rôm thật mỏng, cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát, uống nhiều nước, ăn thức ăn mát.

Một khi trẻ bị rôm sẩy nặng thì cha mẹ không nên rắc phấn rôm nữa mà đưa trẻ đi khám để được tư vấn, điều trị phù hợp. Đồng thời, hạn chế để bé không gãi làm trầy xước da, dễ gây nhiễm trùng.

Các căn bệnh trên, nếu trẻ mắc bệnh ở cấp độ nhẹ có thể điều trị tại nhà với sự hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm trong vài ngày tiếp theo thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

ha
ha
Trả lời 10 năm trước

1. Tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bậm, mồ hôi ứ đọng nhất là trẻ em; năng thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.

2. Cần uống đủ nước khi làm việc hay đi học trong những ngày nắng nóng; nhớ đội nón, đội mũ rộng vành... để không bị say nắng.

3. Không uống nhiều nước đá, không ăn những thức quá lạnh.

4. Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra - vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh.

Người bệnh tăng huyết áp càng phải thận trọng, không đột ngột ra - vào phòng đang chạy máy điều hòa nhiệt độ hay đột ngột từ phòng điều hòa bước ra ngoài trời nắng nóng... để tránh xảy ra tai biến mạch máu não.

5. Do thời tiết nóng bức, cơ thể bị mệt mỏi; mồ hôi ra nhiều làm mất nhiều muối khoáng (chất điện giải) gây giảm độ toan của dịch vị sinh chán ăn. Ăn ít, uống nước nhiều, dịch vị đã ít lại bị pha loãng làm khả năng sát khuẩn của dịch vị giảm sút, vi sinh vật gây bệnh có cơ hội xâm nhập đường tiêu hóa và gây bệnh.

Do vậy, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie...)
Các biện pháp phòng ngừa bệnh lây truyền do muỗi:

- Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông...) đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hằng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy.

- Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát; không treo mắc quần áo để muỗi không còn chỗ đậu.
- Tránh muỗi đốt: xua muỗi, đốt hương trừ muỗi, xoa thuốc chống muỗi lên những phần da hở; cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay; không để trẻ chơi ở ngoài trời khi xẩm tối, không để trẻ ở trần hay chơi ở những xó xỉnh, tối tăm, ẩm thấp; cho trẻ ngủ màn kể cả những giấc ngủ ban ngày nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

- Với bệnh viêm não Nhật Bản B do muỗi Culex tritaeniorhyncus truyền đã có vaccin phòng bệnh, cùng việc chủ động áp dụng các biện pháp trên cần tiến hành tiêm vaccin phòng viêm não cho mọi trẻ trong độ tuổi 1-15, sống trong vùng dịch lưu hành theo đúng lịch tiêm chủng của cơ quan y tế địa phương. Công việc này phải được hoàn thành trước mùa dịch tức là trước tháng 5 hằng năm. Với các tỉnh miền nam, vì bệnh tản phát quanh năm, việc tiêm phòng cho những trẻ trong diện tiêm chủng mở rộng cần được tổ chức thường xuyên.