Thường xuyên mắc bệnh viêm đường hô hấp

Tôi sống trong khu vực Phú Mỹ Hưng, môi trường sống tốt, ra ngoài có sử dụng khẩu trang, ăn uống vệ sinh, điều độ... nhưng không hiểu sao tôi rất thường xuyên bị viêm đường hô hấp: ho, sổ mũi, viêm họng là thường xuyên nhất. Trung bình hầu như tháng nào tôi cũng bị cảm, ra tiệm thuốc tây mua thuốc uống độ trên 1 tuần, hết bệnh, nhưng khoảng 2 tuần sau đó lại bệnh tiếp nữa.

Việc này cứ kéo dài trên nửa năm nay, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Nhờ tư vấn giúp tôi cách phòng và trị bệnh hiệu quả. Xin cám ơn!

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Viêm họng là bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Tuy không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng, song viêm họng lại đem đến cho người bệnh cảm giác rất khó chịu. Bệnh điều trị khó dứt và có thể gây biến chứng.

1. Viêm họng là gì?

Viêm họng là tình trạng viêm cấp niêm mạc hầu.

Có 3 loại viêm họng: viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét (rất hiếm gặp). Trong tất cả các trường hợp, người bệnh đều cảm thấy đau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt và thường xuyên nhức đầu. Ngoài ra, viêm họng còn đi kèm với một vài triệu chứng như cảm lạnh, buồn nôn, đau mình mẩy, sưng amiđan và nổi hạch ở cổ…

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng nhưng phần lớn là do các loại vi rút (80%), còn lại là do các vi khuẩn (liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A Streptococcus - thủ phạm gây nên những biến chứng nghiêm trọng về tim, khớp và thận...) và các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, khói bụi, rượu, hoá chất…

2. Điều trị viêm họng như thế nào?

Phần lớn viêm họng được điều trị bằng các loại kháng sinh, hạ sốt và giảm đau kết hợp với thuốc khử trùng họng.

Nếu bác sĩ kê kháng sinh thì người bệnh nhất thiết phải tuân thủ theo. Và ngay cả khi những triệu chứng của bệnh đã dứt bạn cũng không nên dừng thuốc mà hãy tiếp tục uống một thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chống tái phát bệnh.

3. Có biện pháp phòng và điều trị riêng cho trẻ em không?

Ông cha ta đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, cần phải có giải pháp phòng bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em:

- Vệ sinh họng, răng, miệng cho con em mình hàng ngày bằng cách đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.

- Cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi, tránh cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.

- Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen ngậm kẹo hay ăn kem. Với phòng ngủ, cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa, nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, khoảng 28oC.

- Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.

- Khi trẻ mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi... cần điều trị dứt điểm, tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng.

- Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa.

- Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.

4. Phòng tránh lây nhiễm viêm họng như thế nào?

Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.

Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

Bạn đi khám xem mức độ viêm của bạn như nào, có thể bạn bị viêm họng hạt mãn tính cần phải đốt hạt mới khỏi bạn nhé.

Nguyễn Tuấn Dương
Nguyễn Tuấn Dương
Trả lời 13 năm trước

Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “Họng là nơi ra vào của đồ ăn, thức uống, là lối vào của khí trời”.
Vì là ngã tư của đường ăn và đường thở, hằng ngày, hằng giờ họng phải tiếp xúc với mọi nguy cơ gây viêm nhiễm nên viêm họng là một bệnh rất hay gặp, rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi nơi, mọi mùa. Tuy nhiên mùa đông, đông xuân hay gặp hơn, đặc biệt ở trẻ em.
Họng là một bộ phận rất đặc biệt, nơi mà thức ăn, nước uống đi qua và cũng là nơi mà không khí đi ra đi vào, từ đây có thể đi vào thực quản, dạ dày, đi xuống thanh, khí, phế quản, phổi, đi ra mũi và đi ra miệng. Trong họng ngoài niêm mạc họng còn có các tổ chức lympho như: VA (ở trẻ em), amidan ở người lớn cũng có thể bị viêm.
Người ta chia thành viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính. Trong viêm họng cấp có hai loại cơ bản là viêm họng đỏ và viêm họng trắng. Bài viết này chúng tôi chỉ xin trình bày một loại viêm họng rất thường gặp. Đó là viêm họng đỏ cấp.
Nguyên nhân gây viêm họng đỏ cấp: có thể phần lớn do virut như adenovirus, rhinovirus, APC virus (Adeno- Pharyngo- Conjontive virus), virut hợp bào đường thở (SRV-Syntial Reperatory Virus), virut cúm, sởi... Có tới 80% viêm họng do virut, chỉ khoảng 20% do vi khuẩn (đó là các loại liên cầu trùng, phế cầu trùng, tụ cầu trùng, H.influenzae...). Nguy hiểm hơn cả là liên cầu trùng tan huyết nhóm A vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến thấp tim, viêm khớp, viêm thận là những bệnh khá nguy hiểm. Ngoài các nguyên nhân đó phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết (gió mùa đông bắc), lạnh quá, ẩm quá, bụi, khói thuốc, rượu, hóa chất...
Các dấu hiệu của viêm họng cấp
- Trước hết người bệnh thấy mệt mỏi, kém ăn, xuất hiện sốt, có thể đột ngột (đặc biệt ở trẻ em sốt cao 39oC-40oC, đau mình mẩy, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ chơi). Đau rát trong họng, đặc biệt là các chất lỏng như nuốt nước bọt, nước uống nhưng các chất rắn lại ít đau. Vì vậy, ăn cơm không thấy đau, thấy rát ngứa trong họng.
- Ho là triệu chứng thứ hai: ho từng cơn, ho có đờm nhày, lúc đầu trắng, sau đặc có màu vàng.
- Tiếng nói có thể thay đổi: giọng không được trong, hơi khàn, có khi khàn hẳn hoặc mất tiếng. Nếu khám sẽ thấy toàn bộ niêm mạc họng rất đỏ có nhiều chất dịch nhày như hồ nước, nước cháo ở thành sau họng.
- Nếu do vi khuẩn thì dấu hiệu toàn thân sẽ nặng nề hơn, người bệnh sốt, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau, trong họng có nhiều chấm mủ.
Trường hợp do vi khuẩn gây bệnh, bạn có thể dùng thuốc tây- thuốc kháng sinh rất hiệu quả (nên theo chỉ dẫn của bác sỹ).
Trường hợp do virus gây bệnh thuốc tây vô tác dụng, bạn chỉ nên nâng cao sức đề kháng của cơ thể là bệnh tự khỏi.

Bùi Xuân Minh
Bùi Xuân Minh
Trả lời 13 năm trước

Bạn hãy vào đây tìm hiểu dòng sản phẩm của Pháp nhé, rất tốt cho sức khỏe:

http://vietnam.vipgroup.net/production/catalog/bad/list.php?SECTION_ID=66

cần biết thêm gì có thể gọi cho tôi: Minh 0902080839

Phan Thông An Khương
Phan Thông An Khương
Trả lời 12 năm trước

Trị dứt diễm phong hàn, tránh nhiễm mới và thể thao thêm sẽ tốt hơn, cần biết thêm liên hệ yahoo : phanthongankhuong