Làm gì khi phát hiện nhiễm khuẩn HP gây ung thư dạ dày?

Tôi năm nay 30 tuổi, cách đây không lâu xét nghiệm phát hiện nhiễm vi khuẩn HP. Tôi rất hoang mang vì nghe nói vi khuẩn này là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày.

Xin hỏi bệnh này có thể chữa khỏi không, thời gian bao lâu. Nếu điều trị khỏi, có cần kiêng cữ gì để tránh tái phát. Bệnh có bị truyền nhiễm không? Xin cảm ơn.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 7 năm trước

Chào bạn,

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày thường là chế độ ăn nhiều thực phẩm ướp muối, hun khói, ít rau quả, thực phẩm nhiễm nấm mốc, gia đình có người bị ung thư dạ dày, nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylory), viêm dạ dày mạn, nghiện thuốc lá, polip dạ dày...

Cũng xin lưu ý rằng yếu tố nguy cơ không hẳn là nguyên nhân gây ung thư. Có một hay thậm chí nhiều yếu tố nguy cơ không đồng nghĩa sẽ mắc bệnh. Ngược lại, có trường hợp mắc bệnh mà không thấy có yếu tố nguy cơ nào.

Để yên tâm hơn, bạn nên nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh ở dạ dày và xác định tình trạng nhiễm HP. Chỉ nên điều trị HP khi có kèm viêm - loét dạ dày. Hiện nay có thể tiệt trừ HP bằng phác đồ phối hợp kháng sinh và thuốc điều trị viêm - loét dạ dày trong 2 tuần (thêm 4 tuần trị viêm - loét dạ dày).

HP lây lan qua đường ăn uống nên có thể gây tái nhiễm. Cách phòng tránh là vệ sinh chén bát, không dùng chung muỗng, đũa, ly... với người khác khi ăn uống.

Thân ái.

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 7 năm trước

Bạn đưa kết quả xét nghiệm vào bệnh viện, mình thì mua ở bệnh viện đại học Y ha nội, mua 1 liều uống tầm một tháng là hết bệnh. Nhà mình ai bị cũng lành bệnh cả rồi. Có bệnh thì chữa trị bạn không cần lo lắng, đây la loại virut rất nhiều người bị.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 7 năm trước

Nhà tôi ở thành phố, ăn uống khá vệ sinh. Nhưng từ lúc đi làm, tôi đã bắt đầu hay ra ngoài ăn uống và xem thường vấn đề vệ sinh nhưng dùng chung ly chén muỗng đĩa. Kết quả là tưởng bị đau bao tử, sau nhiều lần chữa trị thì thấy bệnh tình càng nặng hơn. Cuối cùng soi ruột thì phát hiện ra là đã bị dính Helicobacter Pylory. Bác sĩ nói rằng ở các nước chậm phát triển ở châu Á, đặc biệt là ở vùng Đông Nam Á số người bị nhiễm Helicobacter Pylory rất là nhiều. Về trị liệu ở giai đoạn 1 thì bác sĩ cho uống trụ sinh đặc biệt liều mạnh khoảng 10 viên, mà nó được chế tạo từ nhiều quốc gia (mỗi nước chế tạo ra 1 viên thì phải), chỉ uống trong vòng 7 ngày (3 viên còn lại vứt đi). Trong thời gian uống thuốc chỉ nghỉ ngơi mà không có đi làm. Sau 7 ngày thì lấy phân gởi đi xét nghiệm. Rất may mắn là trong giai đoạn 1 điều trị đã thành công. Bác sĩ cũng nói, có một số người giai đoạn 1 không thành công, hoặc có khi sau 1 thời gian không kiêng cữ bị Helicobacter Pylory trở lại. Phải chuyển qua những giai đoạn kế tiếp. Cũng như bạn đã nêu ở trên, bác sĩ cũng nói với tôi là nếu không chữa trị và diệt hết Helicobacter Pylory, về sau này sẽ dễ bị ung thư bao tử.

Tóm lại, ăn uống nên vệ sinh và cẩn thận đừng nên dùng đồ ăn uống chung với ai đó. Rất nhiều người VN hay bị như vậy lắm. Chỉ vì vui vẻ trong chốc lác, nhưng hậu quả đổi lại có thể là mạng sống của mình.

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 7 năm trước

Tôi thấy các nhà thuốc có bán kháng thể xuất xứ Nhật Bản ( Kháng thể lòng đỏ trứng gà ) dùng cũng có tác dụng diệt vi khuẩn HP mà

Phạm Anh Tuấn
Phạm Anh Tuấn
Trả lời 7 năm trước

Vi khẩn HP thì trên 70% dân số bị mà! Dù có chữa thì cũng bị lây nhiễm lại. Tôi cũng đã từng đi khám và uống thuốc theo toa bác sĩ 4 tuần. Sau 1 thời gian đi khám lại thì vẫn + tính với HP. Khuẩn HP tuy nguy hiểm nhưng khả năng gây nung thư chỉ là rất nhỏ. Tôi nghĩ khuẩn HP ko thể điều trị đút điểm bằng thuốc Tây Y. Dùng tây Y rất có hại cho sức khỏe vì đa phần là kháng sinh. Bạn hãy dùng Đông Y và kiên nhẫn uống từ 3-6 tháng.

Bác Thư
Bác Thư
Trả lời 7 năm trước

Trường hợp của BẠn cũng dùng Cây thuốc Dòi(cây bọ mắm), hãm nước dùng thay nước lọc cho đến khi khỏi bệnh nhé.

Hồng Ngọc IVF
Hồng Ngọc IVF
Trả lời 7 năm trước

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người và mức độ xâm lấn trong từng trường hợp, các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau như:

Phẫu thuật: Đây là phương pháp duy nhất và hiệu quả nhất đối với điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu thông qua việc cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày và các hạch nách xung quanh.

Hóa trị và xạ trị: thường được chỉ định áp dụng nhằm làm giảm triệu chứng cũng như làm chậm tiến trình phát triển bệnh. Hai phương pháp này có thể được sử dụng riêng rẻ hoặc kết hợp với nhau để có được kết quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, phương pháp này có điểm hạn chế là gây ảnh hưởng đến cả những tế bào lành mạnh và gây triệu chứng phụ. Do vậy, cần có sự theo dõi chặt chẽ từ các bác sĩ có kinh nghiệm.

Điều trị đích: là phương pháp điều trị được sử dụng trong trường hợp ung thư biểu mô tuyến giai đoạn tiến triển hoặc tái phát; hoặc thất bại với các biện pháp điều trị khác mà có xét nghiệm Her 2 (yếu tố phát triển biểu mô) dương tính.

Liệu pháp miễn dịch: Bên cạnh các phương pháp trên, kết hợp liệu pháp miễn dịch có thể hỗ trợ điều trị và mang lại kết quả thành công cao hơn. Theo đó, các tế bào miễn dịch sẽ được nuôi cấy và nhân rộng trong môi trường thí nghiệm và tiêm trở lại cơ thể nhằm tăng cường hệ miễn dịch tự thân của người bệnh để ngăn chặn, kìm hãm và tiêu diệt sự phát triển của các tế bào ung thư.