Ung thư đại tràng, trường hợp nào thì mổ được, trường hợp nào không mổ được ?

Xin chân thành cảm ơn !
tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Có vài thông tin về bệnh này, xin chia sẻ:
Ung thư đại tràng là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, đứng thứ 2 sau ung thư dạ dày và ngang hàng với ung thư gan nguyên phát. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 40-60, và tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ. Ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 3 trong các loại ung thư ở nam giới, đứng hàng thứ tư trong ung thư ở nữ tại Hoa Kỳ.
Ung thư đại tràng phát triển theo 3 loại chính là loại gây chít hẹp, gây u sùi và loại phát triển trong thành đại tràng. Triệu chứng lâm sàng của ung thư đại tràng giai đoạn sớm thường không đặc hiệu, nên rất dễ nhầm với viêm đại tràng hoặc kiết lỵ. Hầu hết bệnh nhân khi phát hiện bệnh thì đã bị các biến chứng như tắc ruột, chảy máu ồ ạt, di căn.
Ung thư đại trực tràng là một bệnh lý u ác tính xảy ra ở lớp trong thành đại tràng. Nguy cơ bị ung thư đại trực tràng gồm: yếu tố di truyền, polyp đại tràng, viêm loét đại tràng lâu ngày. Ung thư đại trực tràng thường phát triển từ polyp. Cắt bỏ polyp đại tràng có thể phòng ngừa được ung thư đại trực tràng. Polyp và ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm có thể không triệu chứng. Vì vậy, điều quan trọng là nên làm xét nghiệm để tầm soát ung thư đại tràng. Chẩn đoán ung thư đại trực tràng bằng chụp đại tràng có cản quang, hay nội soi đại tràng kèm sinh thiết giúp chẩn đoán xác định. Điều trị ung thư đại trực tràng tuỳ thuộc vào vị trí, kích thước, và mức độ lan rộng của ung thư cũng như tuổi tác và tình trạng sức khoẻ người bệnh.
Phẫu thuật là biện pháp thường dùng nhất để điều trị ung thư đại- trực tràng. Trong lúc phẫu thuật, khối u và bờ xung quanh khối u ở ruột và hạch bạch huyết bên dưới được cắt bỏ. Sau đó phẫu thuật viên nối lại hai đầu ruột bình thường lại với nhau. Ở những bệnh nhân bị ung thư trực tràng, thì trực tràng sẽ được cắt bỏ hẳn. Phẫu thuật viên sẽ tạo ra một lổ trên thành bụng( mở đại tràng ra da), phân được bài tiết qua lổ này. Điều dưỡng được huấn luyện đặc biệt giúp hỗ trợ những bệnh nhân này, và đa số bệnh nhân mở đại tràng ra da đều trở về cuộc sống bình thường.
Tiên lượng lâu dài sau phẫu thuật tuỳ theo ung thư có ăn lan sang cơ quan khác hay chưa ( di căn). Nguy cơ di căn tỉ lệ với độ xâm lấn của ung thư trên thành ruột. Bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn sớm, ung thư chỉ nằm trên bề mặt nông của thành ruột, thường điều trị chỉ việc cắt bỏ. Những bệnh nhân này có thể sống được lâu với tỉ lệ trên 80%. Ở những bệnh nhân mà ung thư đại tràng đã tiến triển, khối u xâm lấn ra khỏi thành ruột, thường đã di căn xa, thì tỉ lệ sống sót sau 5 năm là dưới 10%.
Ở những bệnh nhân khi phẫu thuật không rõ có di căn xa hay không, nhưng ung thư đã ăn sâu vàu trong thành ruột, hay đã vào hạch bạch huyết bên dưới . Những bệnh nhân này dễ có nguy cơ tái phát ung thư tại chỗ và ung thư di căn xa. Hoá trị liệu ở những bệnh nhân này có thể trì hoãn khối u tái phát và cải thiện khả năng sống còn cho bệnh nhân.
Hoá trị liệu là dùng những loại thuốc để giết tế bào ung thư. Đây là một phương pháp trị liệu mang tính hệ thống, nghĩa là thuốc vào trong cơ thể đi đến nơi có tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng, một số bệnh nhân có thể có di căn vi thể ( tức ổ tế bào ung thư rất nhỏ không thể phát hiện được ).
Hoá trị liệu thường dùng trong thời gian ngắn sau phẫu thuật để tiêu huỷ những tế bào ung thư còn sót lại. Hoá trị liệu dùng trong trường hợp này gọi là hoá trị liệu bổ sung. Các nghiên cứu mới đây đã cho thấy kéo dài thời gian sống còn và làm chậm tái phát ung thư ở những bệnh nhân có điều trị bổ sung bằng hoá trị trong thời gian 5 tuần sau phẫu thuật.
Các loại thuốc thường được sử dụng là : 5-flourauracil (5-FU). Mặt khác, hoá trị liệu làm chậm tiến triển hoặc kiểm soát khối u di căn. Khi ung thư đã di căn lan rộng thì thời gian sống sót không lâu. Hoá trị thường có thể điều trị tại phòng mạch bác sĩ, trong bệnh viện cũng như điều trị ngoại trú, hay tại nhà. Hoá trị theo chu kỳ , sau giai đoạn nghĩ. Tác dụng phụ của hoá trị liệu thay đổi tuỳ theo người, và cũng tuỳ thuộc vào loại thuốc.
Các thuốc trị ung thư hiện đại thường dung nạp tốt và ít có tác dụng phụ. Thường, các loại thuốc trị ung thư phá huỷ những tế bào phát triển và phân chia nhanh. Vì vậy, các tế bào máu thường chịu ảnh hưởng của hoá trị. Tác dụng phụ thường gặp nhất của hoá trị là thiếu máu, mệt mỏi, dễ bầm máu, và khả năng đề kháng kém với nhiễm trùng. Những tế bào của chân tóc và ruột là những tế bào phân chia nhanh. Vì vậy hoá trị liệu có thể làm rụng tóc, loét miệng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Xạ trị trong điều trị ung thư đại trực tràng thường chỉ giới hạn ở ung thư trực tràng. Xạ trị thường giảm nguy cơ tái phát tại chỗ của ung thư trực tràng, thường xạ trị trước hoặc sau khi phẫu thuật. Nếu không xạ trị, nguy cơ tái phát ung thư trực tràng là gần 50%. Nếu có xạ trị đi kèm thì nguy cơ tái phát này giảm còn khoảng 7%. Tác dụng phụ của xạ trị gồm mệt mỏi, rụng lông vùng chậu, da vùng xạ trị bị kích thích.
Các biện pháp trị liệu khác là truyền tại chỗ, cho vào bên trong gan một loại thuốc, thường là ở vùng di căn. Dùng một bơm đưa thuốc trực tiếp vào khối u. Tỉ lệ đáp ứng điều trị này là khoảng 80%. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nó có thể nghiêm trọng.
Các biện pháp điều trị khác nhằm gia tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống lại ung thư đại tràng .Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao khi phẫu thuật, khối u lớn, gây tắc ruột hay xuất huyết, thì điều trị bằng laser có thể được dùng để phá huỷ khối u này và giảm triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có nhiều biện pháp điều trị khác là dùng liệu pháp quang động. Trong cách điều trị này, yếu tố nhạy cảm ánh sáng được khối u bắt giữ và khi đó nó được hoạt hoá để phá huỷ khối u.
Việc thăm khám sau khi điều trị ung thư đại tràng là rất quan trọng. Ung thư có thể tái phát nhanh trở lại ngay tại vị trí ban đầu hay có thể tái phát ở nơi xa như gan, hay phổi . Thăm khám lâm sàng phải được bác sĩ khám kỹ, xét nghiệm men gan trong máu, chụp X-quang phổi, chụp CT Scan bụng và vùng chậu, nội soi đại tràng, và đo lượng CEA trong máu. Bất thường men gan chứng tỏ có di căn gan.
Mức độ CEA có thể tăng trước khi mổ và trở về bình thường trong một thời gian ngắn sau khi ung thư được cắt bỏ. CEA tăng từ từ có thể chứng tỏ ung thư có thể tái phát. Chụp CT Scan vùng chậu có thể cho thấy ung thư tái phát tại gan, vùng chậu hay ở những vùng khác. Nội soi đại tràng có thể thấy được polyp tái phát hay ung thư đại tràng.
Để kiểm tra xem ung thư có tái phát hay không, những bệnh nhân bị ung thư đại tràng có khả năng tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và ung thư buồng trứng. Vì vậy khi khám lâm sàng phải khám cả những cơ quan này.
Ung thư đại tràng là nguyên nhân chính gây tử vong đặc biệt ở những nước Phương Tây. Sự hiểu rõ căn bệnh và diễn tiến của nó đang bắt đầu hé mở. Cắt bỏ polyp đại tràng giúp phòng ngừa ung thư đại tràng. Phát hiện sớm ung thư đại tràng có thể giúp cải thiện cơ hội chữa khỏi và sống còn.Mới đây người ta thấy rằng lợi ích của điều trị bằng aspirin và các kháng viêm không steroid ở bệnh nhân ung thư đại tràng.
Trong những thử nghiệm, việc sử dụng những thuốc này có thể làm hạn chế đáng kể hình thành ung thư đại tràng ở một số động vật thí nghiệm. Những loại thuốc khác có khả năng tăng phòng ngừa ung thư như Canxi, selenium, vitamin A, D và E. Tuy nhiên, cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi có thể sử dụng đại trà cho công chúng để phòng ngừa ung thư.
------------
Mong rằng những thông tin trên có ích cho bác. Chúc bác mạnh khoẻ và luôn vui!

gj
gj
Trả lời 13 năm trước

Ung thư đại tràng trước khi quyết định điều trị thì cần phải xác định giai đoạn của bệnh. Hiện tại có 2 cách chẩn đoán giai đoạn thường dùng là Dukes và TMN. Có có loại phẫu thuật như sau: pt triệt để, pt tạm, pt mở rộng và pt làm sạch tùy vào các yếu tố sau: giai đoạn của ung thư, độ xâm lấn của ung thư, mức độ di căn, thể trạng bệnh nhân.
Pt triệt để khi: bệnh nhân thể trạng tốt, ung thư chưa di căn xa (A, B, C theo Dukes hay giai đoạn 0, I, II, III theo TNM), ung thư còn khu trú ở thành ruột.
Pt mở rộng khi: thể trạng bệnh nhân chịu được 1 cuộc pt lớn, ung thư xâm láncác tạng lân cận hoặc di căn mà còn có thể cắt được.
Pt làm sạch: làm sạch các biến chứng nhiễm trùng, tắc ruột, vỡ khối u, các trường hợp di căn không thể lấy được hết.
Pt tạm bợ: giai đoạn trễ, không pt triệt để được, thể trạng bệnh nhân quá kém không chịu đựng cuộc mổ lớn được.

nguyen hoai duy
nguyen hoai duy
Trả lời 13 năm trước

Ung thư đại trực tràng là căn bệnh liên quan đến thói quen ăn uống, thường gặp ở những người hay mắc táo bón do ăn ít chất xơ. Ở Việt Nam, căn bệnh này nằm trong số 5 bệnh ung thư có số người mắc cao nhất. Dự đoán trong vài năm tới, số người mắc sẽ còn tăng nhanh do lối ăn fast-food ngày một thịnh hành.

Ở giai đoạn sớm, triệu chứng bệnh thường không rõ, nhiều khi người bệnh chỉ bị đau bụng nhẹ cũng có khi bị trướng hoặc đầy, đau tức bụng trước hoặc sau khi ăn. Triệu chứng thường gặp và có giá trị chẩn đoán là đi ngoài ra máu, nhất là những người ở tuổi 40-50. Tuổi này thường bị rối loạn đại tiện, có ngày bị táo bón, có ngày lại bị đi lỏng kiểu tiêu chảy.

Chảy máu của ung thư đại tràng rất ít và "kín đáo" nhưng nếu kéo dài, người bệnh sẽ bị thiếu máu, cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Theo khuyến cáo mới của Hội ung thư Mỹ, muốn phát hiện sớm ung thư, cần thử phân xem có chảy máu kín đáo không. Đây là triệu chứng sớm giúp chẩn đoán bệnh.

Hướng điều trị:

1.Phẫu thuật loại bỏ khối u kết hợp dùng sản phẩm Sản phẩm dược Moricitri: Sản phẩm dược Moricitri có tác dụng phát hiện và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và đào thải độc tố và mầm bệnh ra khỏi cơ thể, có thể tiêu diệt các tế bào ung thư, đẩy mạnh việc tái tạo các tế bào khỏe mạnh mới, chống đỡ các tác dụng phụ và tăng cường chức năng miễn dịch trong cơ thể . Sản phẩm dược Moricitri giúp việc kích hoạt những tế bào bạch cầu của cơ thể.Những tế bào bạch cầu được kích hoạt sẽ giết và ăn những tế bào ung thư .Chúng tạo ra nhiều protein được gọi là cytonike để tiêu diệt và hủy hoại khối u. Bên cạnh đó ,tế bào bạch cầu giúp làm giảm ác tính của tế bào ung thư, và làm cho chúng yếu dần, điều này giúp bình thường hóa những tế bào tiền ung thư và ngăn ngừa sư phát triển của ung thư

Tran
Tran
Trả lời 12 năm trước

Điều trị bệnh ung thư đại trực tràng

Các loại điều trị tùy thuộc vào giai đoạn của tiến triển ung thư.

  • Phẫu thuật:Phẫu thuật là chỗ dựa chính của điều trị. Mục đích để loại bỏ những phần bị ảnh hưởng của đại tràng hoặc trực tràng, và một chút của mô khỏe mạnh xung quanh khối u.
    Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, ngày nay việc phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi.
    Nếu khối u ở giai đoạn đầu, đôi khi có thể chỉ cần loại bỏ khối u trong khi nội soi đại tràng (cắt polyp ung thư).
    Đôi khi phẫu thuật dự phòng được thực hiện, ở những người có nguy cơ cao của bệnh ung thư đại trực tràng. Nhũng u muộn, quá các chỉ định phẫu thuật (xâm lấn tại chỗ nhiều và di căn xa) có thể chỉ còn điều trị hoá chất.
  • Xạ trị và hóa trị:Là những phương pháp điều trị thường là cần thiết để tiêu diệt tế bào ung thư đã di cư đến các hạch bạch huyết hay ở nơi khác trong cơ thể.
    Xạ trị sử dụng nhiều nguồn tia khác nhau của bức xạ ion hóa. Nó được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật tuỳ từng bệnh nhân.
    Hóa trị được xử dụng dưới dạng tiêm hoặc dạng viên nén. Nó có thể gây ra nhiều phản ứng phụ, như mệt mỏi, buồn nôn và rụng tóc.
  • Thuốc:Các loại thuốc hạn chế sự gia tăng của tế bào ung thư đôi khi được sử dụng, một mình hoặc kết hợp với phương pháp điều trị khác. Bevacizumab (Avastin ®): giới hạn sự tăng trưởng của khối u bằng cách ngăn ngừa sự hình thành các mạch máu mới trong khối u. Nó được chỉ định như điều trị biện minh khi ung thư di căn.

Bs Nguyễn Ngọc Khánh

Khoa Phẫu thuật tiêu hoá B bệnh viện Saint Paul Hà nội

YM: nnkhanh72@yahoo.com

http://bacsyphauthuatsurgeon.wordpress.com/2011/07/16/ung-thư-dại-trực-trang/