Bệnh giang mai có những biểu hiện gì?

Bên ngoài âm hộ xuất hiện các nốt ban đỏ, ướt át, lồi lên, hình thành những vết loét không đau không ngứa, các khu vực xung quanh tương đối cứng đồng thời kèm theo hiện tượng hạch bạch huyết sưng to.Như vậy có phải là đã bị bệnh giang mai không?

Xin cho mình lời khuyên. Xin cảm ơn!

Nguyễn Hà
Nguyễn Hà
Trả lời 11 năm trước

Giang mai là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nam giới nếu mắc bệnh sẽ có biểu hiện gì? Các chuyên gia của phòng khám Thiên Tâm cho biết, bệnh giang mai trên lâm sàng có thể chia thành giang mai không do bẩm sinh và giang mai do bẩm sinh. Giang mai không do bẩm sinh căn cứ vào thời gian lây nhiễm dài hay ngắn, đặc điểm lâm sàng và các tính lây truyền khác để chia thành giang mai cấp tính giai đoạn 1, 2, 3. Mọi người thường xếp giai đoạn 1, 2 thành giang mai giai đoạn đầu, giai đoạn 3 là giai đoạn cuối. Tính lây truyền bệnh giang mai giai đoạn đầu cao tuy nhiên giai đoạn cuối thường không có tính lây truyền.

Bệnh giang mai có những biểu hiện gì?

Biểu hiện lâm sàng của bệnh giang mai

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu là mọc săng giang mai: bên ngoài âm hộ xuất hiện các nốt ban đỏ, ướt át, lồi lên, hình thành những vết loét không đau không ngứa, các khu vực xung quanh tương đối cứng đồng thời kèm theo hiện tượng hạch bạch huyết sưng to. Săng hầu hết xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu. Do các triệu chứng tương đối nhẹ nên người bệnh thường không chú ý.

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2 là nổi mụn giang mai: thường là mụn giang mai mọc ở tứ chi, phân bố đối xứng, có màu đỏ hoặc tím, bề mặt nhẵn hoặc đóng vảy, không đau không ngứa, hạch bạch huyết toàn thân sưng to nhưng cũng không đau; ở một số bệnh nhân có triệu chứng tại cơ quan sinh dục và quanh hậu môn mọc các mụn nước.

Giang mai giai đoạn 3 biểu hiện là tổn thương da và niêm mạc: những tổn thương điển hình là mọc những nốt mụn giang mai và gôm (gumma) giang mai. Hệ thần kinh, hệ tim mạch, gan, lá lách, xương đều có thể xuất hiện những tổn thương, bệnh nếu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng gây ra khuyết tật, thậm chí là thiệt mạng.

Mr. Mai Phương
Mr. Mai Phương
Trả lời 11 năm trước

Các biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào thời kỳ của bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày.



Săng giang mai: Là một vết trợt rất nông, hình tròn hoặc bầu dục, màu thịt tươi, không có mủ, không có vẩy, không đau rát (nếu không bị bội nhiễm).

Săng có thể ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, môi lớn, môi bé, âm vật, âm đạo, nếp hậu môn, họng, lưỡi, đôi khi ở trán. Đó là những nơi mà xoắn khuẩn đã xâm nhập.

- Sưng hạch bẹn: Hạch bẹn sưng lên thành từng chùm, trong đó có một hạch to hơn các hạch khác, không đau. Xuất hiện sau săng khoảng vài ngày, cũng tự mất đi theo săng.

- Sẩn giang mai: Là những sẩn gồ cao trên mặt da, hình tròn hoặc bầu dục, rắn chắc, màu hồng đỏ, có khi tập trung thành đám, không gây đau. Sẩn giang mai thường xuất hiện ở rìa tóc, trán, gáy, lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ mông, quanh hậu môn, âm hộ.

- Viêm hạch lan tỏa: các hạch vùng nách, bẹn, sau tai, dưới hàm trở nên chắc, cứng, không đau, di động ngay dưới da.

- Gôm giang mai: là những khối u sùi, có thể ở da, niêm mạc, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu, không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.

- Củ giang mai: là những tổn thương gồ lên mặt da (cao hơn sẩn), màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo. Củ giang mai không bao giờ tái phát trên sẹo cũ.

Tất cả các biểu hiện trên đều có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì cả, sau đó tái diễn với mức độ nặng hơn.

Ngoài những biểu hiện trên, giang mai còn có những biểu hiện khác như tổn thương van tim, cơ tim, tủy sống (liệt), não (rối loạn tâm thần).