Cách trị mụn cơm ?

e có một cái mụn cơm ở tay, nó bé thôi nhưng cứ thấy khó chịu, làm thế nào để tẩy nó đi bây giờ ? Các anh chị biết chỉ giúp em với nhé thanks
luckytwice
luckytwice
Trả lời 16 năm trước
Ngày bé tớ bị mụn cơm. Bà ngoại đi nhặt mấy cái vàng đám ma hình hộp chữ nhật, loại mà xe tang vẫn rắc dọc đường đó (nghe ghê nhỉ [:-P]), về đốt thành tro. Buổi tối bà lấy tro này bôi vào vết mụn cơm của tớ, lấy urgo dán luôn vào cho khỏi bẩn giường. Thật kỳ lạ chỉ sau 2 đêm bôi như vậy cái mụn to xẹp lép, da chỗ đó bong ra không có 1 vết tích gì.
Vespa
Vespa
Trả lời 16 năm trước
Có nhiều dạng khác nhau do các type HPV khác nhau gây nên. Hạt cơm bàn chân: thường gặp là dạng myrmecie (do HPV typ 1 gây nên). Tổn thương cơ bản: là một điểm dầy sừng hình tròn sùi vào sâu, đau nhất là khi vận động hoặc đụng chạm vào nó, thường đơn độc hoặc có một vài tổn thương đơn lẻ. Tổn thương dạng đĩa xung quanh vòng bởi một hình nhẫn dầy sừng, phần trung tâm dầy sừng mà bề mặt tạo thành những điểm đen (có thể do mao mạch bị tắc hoặc bị bít bởi bụi). Đây là loại tổn thương thường gặp. Hạt cơm thường: do HPV type 2 gây nên. Thương tổn là tổn thương sùi ra ngoài bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt đường kính vài mm đến 1- 2cm, ở trung tâm có thể lõm xuống. Bề mặt hạt cơm tăng gai, thậm chí tạo thành rãnh, thành khía. Quanh các đám dầy sừng lại có những đám dầy sừng kế cận tạo thành như miệng giếng. Số lượng thay đổi từ một vài cái đến vài chục cái, đôi khi tập hợp lại. Vị trí hay gặp ở mu tay và các ngón, ít gặp ở lòng bàn tay. Hạt cơm filiformes vị trí ưu thế của các hốc tự nhiên (bán niêm mạc) hoặc vùng cổ, vùng mọc râu (tự lây nhiễm bởi cạo râu) thường kết hợp với các tổn thương hình bán cầu, bề mặt bóng. Hạt cơm ở tay được gây ra bởi HPV2 và HPV1 (13%). Hiếm gặp hơn là những tổn thương sùi ở trong hoặc ra ngoài, kết hợp với HPV4 hoặc HPV7. Hạt cơm phẳng: Do HPV type 3,10 gây nên. Tổn thương là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải (do khi bệnh nhân gãi hạt cơm có thể mọc theo vết xước gọi là hiện tượng Kobner) hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa. Vị trí ưu thế ở mặt mu tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân. Thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, thương tổn nổi cao hoặc kích thước lớn. Nó tồn tại dai dẳng nhiều tháng hoặc nhiều năm, có thể có dấu hiệu viêm ở xung quanh hoặc có vòng giảm sắc tố. Điều trị: Tại chỗ: - Loại bỏ tổn thương bằng các biện pháp sau: + Dùng thuốc phá huỷ tổ chức bệnh: Axit salicylique 10-20%, podophylline 15-20% bôi 2 lần mỗi tuần, rửa sạch sau 6 giờ; dung dịch glutiradehyde 20%, axit trichloracetique bão hoà, thận trọng khi dùng phương pháp này ở mặt. Có thể dùng axit retinoique dạng crem hoặc nhũ tương trong 3- 6 tuần. Dùng dung dịch bléomycine 0,1% tiêm trong tổn thương điều trị các hạt cơm ở da. Hoặc có thể dùng retinoide tiêm trong tổn thương. + Dùng phương pháp vật lí: Làm lạnh phá huỷ tổ chức bệnh bằng Nitơ lỏng. Phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay là phá huỷ thương tổn bằng lazer CO2, đốt điện siêu cao tần hoặc plasma. Toàn thân: Liệu pháp miễn dịch tại chỗ hoặc toàn thân (lévamyzole) dùng trong trường hợp kháng những điều trị trên, kết quả thay đổi, hoặc tiêm bắp interferon- anpha2. Liệu pháp tâm lý cũng có thể điều trị được bệnh này. [right] (theo Sức khoẻ & Đời sống)[/right]