Vì sao bé nấc cụt?

Nấc cụt là hiện tượng thường hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Mặc dù không gây hại gì nhưng nếu những cơn nấc kéo dài sẽ khiến bé khó chịu đôi khi còn bị nôn trớ.

Nấc cụt là những cơn ngắt quảng của cơ hoành lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm đẩy khí ra khỏi buồng phổi, chúng là những cơn co thắt đột ngột không tự chủ. Nó thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, đối với trẻ nhỏ thường do bị trào ngược dạ dày nên có xu hướng bị nấc cụt thường xuyên.

Thường thì trẻ sơ sinh bị nấc cụt ở những cơn nấc ngắn và sẽ trở lại bình thường, tuy nhiên các bà mẹ thường lo lắng vì điều này làm bé cảm khó chịu, vì vậy thường thì một số người sẽ áp dụng vài mẹo nhỏ để giảm bớt tức thì cơn nấc cho bé. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ:

– Cho bé uống nước, từng ngụm nhỏ. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thì mẹ có thể cho bé ti trực tiếp thay vì uống nước.

– Cho bé ăn từng chút một, tránh cho bé ăn quá nhiều trong mỗi bữa.

– Tương tự như cách cho bé uống sữa, cho bé ngậm núm vú cũng giúp cơ hoành của con dành lại quyền kiểm soát, chấm dứt ngay những cơn nấc cụt.

– Dùng hai tay bịt hai bên lỗ tai của bé khoảng chừng 30 giây rồi thả ra. Tuyệt đối đừng dùng tay bịt mũi hoặc miệng của trẻ, dù chỉ trong vài giây. Điều này có thể làm trẻ bị nghẹt thở.

– Bồng bé thẳng đứng dậy dựa vào người bạn sau đó vỗ nhẹ và dứt khoát từng cái vào lưng. Cách này giúp trẻ ợ hơi và tránh bị trào ngược rất hiệu quả.

– Bế bé lên rồi dùng đầu ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc phần mang tai bé khoảng 60 cái.

– Massage lưng một cách nhẹ nhàng cũng là một cách giúp bé giảm nấc hiệu quả.

 

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân làm bé sơ sinh bị nấc, nhưng điển hình nhất là do những điều sau:

– Trẻ bú sữa quá nhanh hoặc vừa khóc xong mẹ đã cho bú tiếp, do vậy làm bé bị nghẹt thở, khó bú và cuối cùng dẫn đến tình trạng bị nấc.

– Nhiều bé còn nuốt cả không khí trong lúc bú làm dạ dày căng quá mức, kích thích cơ hoành co thắt tạo thành tiếng nấc. Điều này thường thấy ở các bé bú bình.

– Khi Bé bị khó tiêu cũng có thể gây nấc.

– Khi nhiệt độ giảm đột ngột, không khí đi vào phổi sẽ làm bé bị lạnh và gây ra những cơn nấc.

– Các mẹ đang cho con bú ăn nhiều thực phẩm cay, nhiều gia vị cũng có thể làm trẻ bị nấc, bởi những gia vị này sẽ thông qua sữa mẹ “tiếp cận” đến các bé..

 Làm gì để hạn chế tình trạng nấc cụt?

Các mẹ chỉ cần chú ý đến việc chăm sóc các bé:

– Không nên cho bé bú hoặc ăn trong lúc quá đói và cũng không để bé ăn quá no.

– Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang, do đó khi cho bú mẹ cần nâng đầu bé lên cao đồng thời điều chỉnh lượng sữa để cho sữa không xuống quá nhanh.

– Đối với bé bú bình cần giữ bình sữa nghiêng một góc 45 độ để giảm bớt lượng không khí bé nuốt vào bụng.

– Dành cho bé một ít thời gian để nghỉ giữa cữ bú nhờ vậy, dạ dày sẽ tiêu hóa tốt hơn đồng thời giảm hiện tượng nấc.

– Trường hợp trẻ nấc nhiều lần trong ngày, cơn nấc khiến bé khó chịu hoặc bị kích động, mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ .

 

Chưa có câu trả lời nào