Cách phòng tránh lây nhiễm dịch chân tay miệng ở trẻ nhỏ?

Các mẹ ơi, thời tiết giao mùa đang ẩm nồm, lúc nóng lúc lạnh nên dạo này nhiều dịch bệnh quá. Bé nhà em mới 2 tuổi, em mới gửi đi học mẫu giáo, nhưng đi học về bị lây đủ thứ bệnh. Chán quá ạ.

Ở cạnh lớp con lại có mấy bé vừa bị bệnh chân tay miệng nữa. Em lo lắng lắm. Các mẹ có cách gì để phòng ngừa lây nhiễm dịch chân tay miệng này không ạ? Chứ giờ em cũng không thể để bé ở nhà vì không có ai trông, bố mẹ đi làm hết.

Trả lời 8 năm trước
Nếu lớp có bạn bị thì các phụ huynh nên có ý thức cho con em ở nhà để tránh lây cho các bạn khác, cho bé nghỉ ngơi để nhanh khỏi bệnh. Bệnh này cá nhân e thấy chủ yếu ở khâu giữ vệ sinh cho bé. Nhất là thời tiết nồm ẩm vi khuẩn dễ sinh sôi như này.
Các mẹ cho các bé rửa tay thường xuyên, sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, không tiếp xúc với nguồn bệnh. Cho các bé ăn uống vệ sinh, thoáng mát, thay đồ cho trẻ thường xuyên ạ.
Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Tay chân miệng. Bệnh nhân nên uống nhiều nước và có thể được điều trị triệu chứng để giảm sốt và giảm đau từ vết loét, phòng biến chứng.

Cách phòng bệnh Tay chân miệng?

Cho đến nay, chưa có vắc xin phòng bệnh Tay chân miệng. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

Ø Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;

Ø Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;

Ø Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh Tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;

Ø Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;

Ø Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;

Ø Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;

Ø Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;

Ø Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.

Còi Trường
Còi Trường
Trả lời 7 năm trước

Mình mới đọc được bài viết nói về cách chữa bệnh chân tại miệng ở trẻ nhỏ.
Bạn vào xem thử nhé
http://khoanhi.hongngochospital.vn/cach-chua-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-hieu-qua-nhat/