Ăn mì ăn liền nhiều có sao không?

Nhiều lúc bận rộn, nhiều lúc lười lười, tớ lại ăn mì gói cho nhanh, tiện lợi, và rẻ nữa. Tớ phải công nhận những lúc cuối tháng hết tiền mà ko có cái này cũng chết dở sống dở đấy

Nhưng thấy mấy thằng bạn ăn mì nhiều mặt nổi đầy mụn (tớ thì ko bị nổi mụn) nên cũng thấy lo lo. Ko biết ngoài nổi mụn ra, ăn mì gói thường xuyên có hại j ko?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 13 năm trước

Những nguy hiểm khi "măm" quá nhiều mỳ ăn liền

Nhiều khi vì không có thời gian để nấu ăn hoặc thậm chí chỉ muốn để tiết kiệm tiền mà ăn mì ăn liền quá nhiều, có thể bạn sẽ bị ngộ độc và gây nhiều nguy hại cho sức khỏe!

Nguyên nhân khiến bạn không nên ăn quá nhiều mỳ ăn liền?


Chắc hem cần nói nhiều bạn cũng đã biết rằng, mỳ ăn liền nghèo giá trị dinh dưỡng nhưng lại giàu các chất phụ gia và các chất bảo quản. Ngoài chứa rất ít chất xơ, các vitamin và khoáng chất; chúng còn không tốt cho sức khỏe do chứa nhiều chất béo, calo, bột ngọt...


Đặc biệt, đáng nói hơn là các lớp sáp bao phủ sợi mì (sáp này làm cho mì ăn liền không dính vào nhau khí nấu ăn). Bằng cách này, khi các sợi mỳ được đun sôi, nó sẽ thay đổi cấu trúc phân tử gây ra nó để trở nên độc hại hơn. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Nấu mì như nào để hạn chế lớp sáp bao phủ sợi mỳ độc hại?

Cách nấu mỳ sai:

- Bạn để mỳ ăn liền trong một chiếc bát và cứ thế đổ nước nóng lên trên, sau đó, đậy miệng bát lại ngâm mỳ trong vòng 3 phút. Đây là cách mà nhiều nhân thích ăn mỳ rất "kết" vì cho rằng ăn mỳ khi chưa chín hẳn mới ngon và giòn.


- Đun sôi mỳ trong một nồi nước. Khi nước sôi, bạn cho thêm bột ngọt, hành mỡ hoặc những chất phụ gia có trong gói mỳ vào. Và bạn nấu trong 3 phút thì những sợi mỳ bắt đầu chín. Lúc này bạn bỏ ra bếp và cho vào bát ăn luôn.

- Thậm chí có những nhân có sở thích "mỳ ăn liền" tiện lợi là sẵn sàng nhai ngau ngáu những miếng mỳ ăn liền sống khi chiếc dạ dày biểu tình.

Tác hại khi ăn mỳ ăn liền sống hoặc nấu chưa đúng cách: Khi ăn mỳ ăn liền sống hoặc nấu mỳ sai theo 2 cách trên thì tức là bạn đang tăng thêm lớp sáp phủ những sợi mỳ độc hại.


Theo đó, các sợi mỳ có chứa lớp sáp bao phủ khi được đun sôi sẽ thay đổi cấu trúc phân tử gây ra nó để trở nên độc hại. Một thứ khác mà bạn có thể hoặc có thể không nhận ra là, những sợi mỳ được phủ một lớp sáp này sẽ cần một khoảng thời gian là 4-5 ngày sau khi bạn ăn mỳ mới biến mất. Vì thế nó có thể gây ung thư hoặc cực kỳ có hại cho sức khỏe của bạn.

Những nguy hiểm khác bạn có thể gặp khi ăn quá nhiều mỳ ăn liền:

* Là nguyên nhân có thể gây phát ban đột ngột

* Phải uống thêm nhiều nước trên một chiếc dạ dày trống rỗng

* Dễ bị đầy bụng và cảm thấy lưỡi quánh đặc khi bạn thức dậy


Những cách nấu mỳ đúng mà có thể bạn chưa biết:

1. Đun sôi mỳ trong một nồi nước đầy ngập mỳ.

2. Khi những sợi mỳ được nấu chín, bạn nên vớt mỳ ra sóc qua sóc lại một vài lần và vứt nước nấu mỳ có chứa lớp sáp bao phủ sợi mỳ đi nhé.

3. Đun sôi mới một nồi nước sôi khác và cho mỳ đã luộc chín lần 1 vào khi nước đang sôi rùi sau đó mới tắt bếp đi.


4. Chỉ ở giai đoạn này khi bếp đã tắt và trong khi nước còn rất nóng, bạn có thể cho thêm các thành phần phụ gia hoặc bột nêm vào trong nước để bát mỳ ăn liền hấp dẫn hơn.

5. Tuy nhiên, nếu bạn cần mì khô, bạn nên cho bột nêm lúc luộc chín lần 2 và sóc nó để được món mì khô.

Lưu ý:

Mì ăn liền thì khá là tiện lợi, rẻ tiền và giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian nấu ăn của bạn cho mỗi bữa ăn. Và do hoàn cảnh khác nhau, nhiều nhân đã phải ăn mỳ ăn liền liên tùng tục hoặc ăn nhiều ngày liền cho cả bữa trưa và bữa tối.



Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn chúng quá nhiều nhé. Đặc biệt mỗi khi ăn mỳ ăn liền, bạn nên cẩn thận áp dụng nấu chín chúng theo các hướng dẫn trên đây để giảm thiểu những tác hại của lớp bao phủ sợi mỳ với sức khỏe trên nhiều phương diện nhé!
(Theo kênh14.vn)

Hà Trịnh Ngọc Trâm
Hà Trịnh Ngọc Trâm
Trả lời 11 năm trước

Sinh viên như bọn mình thì mì cuối tháng là tất nhiên, đôi khi chỉ vì cái váy đẹp mà hết tiền mì gói nữa là đương nhiên :D, mì gói ăn nhiều thì ko tốt nhưng vẫn hạn chế bằng nhiều cách, trước khi ăn thì trần qua nước sôi rồi mới pha để hạn chế độc hại từ sáp bao phủ sợi mì, muốn không nóng thì nấu thêm với nhiều rau loại mát, muốn nhanh thì cắt thêm dưa chuột, ăn thêm rau xà lách là cực mát, chán ăn nấu chuyển sang xào với rau, cà chua, tớ hay ăn mì gấu đỏ tôm chanh cay, ngon phết. Ấy tham khảo thêm các cách chế biến với mì gói nhé http://xn--gu-rma0041acga.com/gaudo.htm. Chúc mặt xinh không mụn, nhớ chúc lại tớ nhé.

Vân Anh
Vân Anh
Trả lời 11 năm trước

Nói chung là thực phẩm ăn liền thì ko nên ăn nhiều. Biết là thế nhưng nhiều khi ko ăn ko đc, hi.

nguyễn linh
nguyễn linh
Trả lời 11 năm trước

tất nhiên là có nóng nhưng nên làm hạn chế tác dụng phụ bằng cách sơ chế kĩ hơn và bổ sung thêm chút rau xanh

Tham khảo cách sơ chế món mì tôm buổi sáng

Để mì dai ngon và ăn không thấy nóng bạn nên chuẩn bị thêm một số nguyên liệu có xuất xứ từ thiên nhiênnhư hành tây, hành ta, rau cải xoong hoặc cải ngọt.

CÓ thể dùng mì hảo hảo, tiến vua, cung đình hay mì gấu đỏ
01 quả cà chua rửa sạch thái lát mỏng xào với thịt (lơn hoặc bò) nếu bạn có ý định làm món mỳ thịt. bạn nên xào tái thịt với cà chua cho chín trước khi cho vào mì.
Với rau bạn cũng làm tương tự như vậy rau khi ăn sẽ mềm hơn và đậm đà hơn là khi bạn cho vào nấu.
Bạn có thể lựu chọn hai hình thưc vắt mì để có tô mi như ý:

nấu mì không nóng

  • vắt mỳ trực tiếp hoặc ăn ngay bằng cách ủ nước sôi vào tô mì. sau đó đổ thịt bò đã tái và rau lên mặt trên đợi chừng dăm phút và thưởng thức thành quả của mình.
  • lăn mỳ qua nước sôi chừng 30 phút để loại bỏ một số yếu tố ko cần thiết như độ cay, độ mỡ khi chiên mì. chừng 1 phút bạn vớt mì ra một cái tô sau đó đổ nước sôi , thịt và rau. Nêm gia vị vừa đủ và thưởng thức công trình của mình

@@: kèm theo nửa quả chanh để tạo độ cuốn hút cho bát mì và một cốc trà đá nếu có thể vì là ăn mì lúc đó khá nóng đấy

Nguyen May
Nguyen May
Trả lời 11 năm trước

Mình thì không thích ăn mỳ ăn liền nhiều, vì ăn nhiều cũng ngán lắm. Thi thoảng ăn thì ngon hơn