Không kiêng cữ sau khi sinh liệu có ảnh hưởng gì ko?

Tháng 5 này là em sinh con,vì mẹ em mất rồi,nhà ngoại thì toàn anh trai,bên nội lại ở xa nên trước mắt là sau khi sinh em sẽ nhờ dì ruột chăm sóc trong 1 tháng đầu tiên,sau đó 2 mẹ con về nhà riêng.Chồng em tuy làm nhà nước nhưng giờ giấc thất thường,nên việc gia đình,cơm nước,chăm con 1 mình em đảm nhiệm.Nghe nói là sau khi sinh phải kiêng cữ (ăn uống,đi lại,tránh gió...)tới 3 tháng mà hoàn cảnh em như vậy liệu có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe không? Em tính là sau khi từ bên nhà dì về thì sẽ không kiêng cữ nữa,nhưng thấy chị hàng xóm kiêng tới hết 3 tháng mà mỗi lần trở gió là thấy bả bệnh liền

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 10 năm trước

Mình chả kiêng cữ gì cả, chỉ không ăn hải sản, đậu phộng vì sợ con bị dị ứng (bé bú mẹ) thôi. Ai cũng bảo ko nên nhưng mà mình thấy rất khỏe, ai đến thăm cũng ngạc nhiên vì không nghĩ là mình khỏe như vậy.

Phương Tây người ta có kiêng cữ gì đâu mà họ còn khỏe hơn mình, lý do yếu là do phụ nữ VN ăn uống thiếu chất nên về già bệnh tùm lum, vd như bà bầu và mẹ đang cho con bú luôn bị thiếu canxi trầm trọng nên dễ loãng xương lúc già, gây nhức mỏi chứ chẳng phải ko kiêng cữ gì đâu.

Tuy nhiên mẹ nó tránh mang vác nặng, bưng bê nặng ảnh hưởng đến tử cung (vì sinh xong tử cung yếu, dùng sức mang vác dễ sa tử cung, chỉ mang những đồ vật nặng bằng con của mình thôi nhé).

Mình biết nhiều người sẽ không đồng tình quan điểm của mình nhưng mà cái gì cũng phải khoa học mẹ ạ, mẹ nó cứ hỏi bác sĩ sẽ biết thôi.

pq
pq
Trả lời 10 năm trước

Mẹ đọc cái này thử nha, em thấy hay nên copy lên đây cho mẹ đó, bỏ link hình như là bị pan.

Sau sinh, thời kỳ nằm ổ của các bà mẹ rất quan trọng vì gia đoạn này sẽ ảnh hưởng sức khỏe của người phụ nữ sau này. Trong thời kỳ nay, các bà mẹ cần phải tuẩn thủ những quy tắc kiêng cử nhất định. Tuy nhiên, một số kiêng cử dân gian đã không còn phù hợp, thậm chí còn gây hại đến các bà mẹ sau sinh. Dưới đây là những quy tắc kiêng cữ đúng và sai sau sinh:
Các quan niệm sai lầm
Nằm than: Việc nằm than không tốt cho các bà mẹ trẻ vì Theo nhiều nghiên cứu khoa học, khí CO2 từ than đốt dễ khiến trẻ sơ sinh bị ngạt, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não của trẻ.
Phòng ngủ che kín gió: Nhiều người cho rằng, gió là thủ phạm chủ yếu gây sốt sản hậu, vì thế phòng của các bà mẹ thường khép kín, che chắn hết các cửa không cho thoáng khí và gió vào. Đây là quan điểm không đúng, vì phòng các bà mẹ nằm cần có gió và thay đổi không khí cũng như ánh nắng chiếu vào giúp cho sự lưu thông không khí tốt, diệt khuẩn, bụi, nấm mốc không thể phát triển được. Nằm thoáng khí khiến cho oxy được cung cấp đầy đủ trong phòng người mẹ.
Không đánh răng: Vệ sinh răng miệng sau sinh thường xuyên do các bà mẹ ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu không đánh răng, thực phẩm có cơ hội bám ở kẽ và bề mặt răng, gây bệnh ở khoang miệng, viêm lợi, nướu... Tốt nhất, nên dùng bàn chải mềm, chải răng nhẹ nhàng bằng nước ấm. Nên đánh răng 2 lần một ngày vào hai buổi sáng tối, nếu có thể đánh răng, súc miệng sau mỗi bữa ăn thì càng tốt.

Quan điểm không chải đầu sau sinh: Là quan điểm sai. Việc chải đầu hàng ngày, giúp cho hình dáng được gọn gàng, khỏe mạnh và sạch sẽ. Việc chải đầu giúp mát xa tóc, để máu nuôi dưỡng tóc tốt hơn và tránh sự bám của gàu.
Uống nước tiểu trẻ: Mẹ phải uống nước tiểu của con để gọi sữa về... là một trong những kinh nghiệm dân gian truyền miệng rất sai lầm. Nước tiểu là sản phẩm dư thừa được cơ thể đào thải ra ngoài. Tuyệt đối không nên uống nước tiểu. Sự lên sữa ở các bà mẹ là do sự tiết sữa của các tuyến vú, do tác động của nội tiết tố Prolactin từ tuyến yên của người mẹ phóng thích ra. Khi miệng bé mút vào đầu núm vú mẹ, sẽ tạo nên một luồng phản xạ kích thích tiết prolactin từ tuyến yên, giúp cho sự bài tiết của tuyến vú ra sữa nhiều hơn.
Không tiếp các cuộc viếng thăm: Sự quan tâm, sự hỗ trợ, trò chuyện thân tình và nụ cười của mọi người chắc chắn giúp các bà mẹ bớt đi nỗi lo sợ cô đơn, bớt đi và tránh được sự thay đổi tâm lý sau sinh. Vì vậy, các bà mẹ cần có sự giao tiếp tốt với người thân, với bạn bè trong thời gian ở cữ.


Những quan niệm đúng:
Không ngủ nhiều: Sau sinh, bạn nên nghỉ ngơi, nhưng không nên ngủ nhiều, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Bạn cần khởi động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. Ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, tránh trường hợp bị dính ruột cùng các mạch máu bị tắc. Nên cho trẻ bú sữa sớm, không nên để sữa chảy, vú căng.
Không ăn no, ăn tanh: Sau sinh ruột bị kích thích, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hoá khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khi trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khoẻ. Cho nên sau phẫu thuật khoảng sáu giờ thì không được ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống. Sản phụ nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc, nó sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ và khiến vết thương lâu không lành. Nên ăn mướp, thịt nạc, rau đậu, cà chua, chuối.

Không làm việc sớm: Nên tránh các hoạt động nặng, người mẹ sau sinh cần hết sức giữ gìn để khôi phục sức khoẻ , không nên làm các việc lặt vặt trong gia đình quá sớm.

Kiêng lạnh: Sau sinh, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh, không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt tháng không lau mình như một số người thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và lây sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy)...

Massage: Các động tác massage cơ thể sẽ rất tốt cho các sản phụ trong giai đoạn này. Bạn có thể liên hệ dịch vụ chăm sóc sau sinh Care with Love. Với các gói trị liệu sau sinh, các chuyên viên ở đây sẽ giúp cho sản phụ có một tinh thần thoải mái.

Kiêng “chuyện ấy”: Ngoài ra, các sản phụ nên kiêng sinh hoạt tình dục một thời gian 4 – 6 tuần cho tử cung phục hồi. Nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần vì các stress có thể gây nguy hại cho sức khoẻ sản phụ, gây thiếu sữa.