Mua Samsung forcus i917 cũ ở đâu?

Mình ở TP.HCM, Cần mua 1 em samsung Forcus i917, ai bán dưới 5 triệu thì alo cho mình: 01268805599

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 12 năm trước

Chào bạn

Nếu bạn mua điện thoại cũ thì có thể lên Nhật Cường ở 41 A Lý Quốc Sư hoặc Duy Linh ở đường Giải Phóng, hoặc vào nokia.com.vn cũng đc. Nếu ko khi đi mua nên rủ ai biết xem điện thoại đi cùng nhé, thường có rất nhiều cửa hàng bán điện thoại cũ nhưng quan trọng nhất là bạn phải biết kiểm tra hàng cty hay trung quốc nhé.

Nếu có điều kiện, tốt nhất bạn nên tìm một chiếc điện thoại đã qua sử dụng nhưng là hàng chính hãng và còn thời hạn bảo hành. Như vậy, bạn sẽ bớt đi một số công đoạn kiểm tra máy và cũng an tâm hơn.

Khi mua điện thoại cũ, bạn chỉ cần so sánh tem trên phiếu bảo hành và máy, so số Imei, xem tem dán còn nguyên hay không. Giá của một chiếc điện thoại loại này cũng không cao hơn quá nhiều so với "hàng ngoài".

Khi phải chọn một chiếc điện thoại "hàng ngoài" (có thể là máy xách tay, chính hãng nhưng hết hoặc mất phiếu bảo hành, máy dựng...), người mua hàng cần chú ý những vấn đề sau:

Kiểm tra màn hình, camera:Để màn hình hơi nghiêng và lấy tay ấn nhẹ, nhận biết các điểm màu có bị vỡ không. Đối với một số máy điện thoại có chức năng camera, bạn có thể bật chế độ camera và bịt tay vào ống kính để kiểm tra màn hình và camera có bị rạn, xước... hay không. Cũng cần chú ý, độ sáng của màn hình nếu ở chế độ bình thường mà sáng quá hay tối quá đều không tốt.

Kiểm tra phím bấm:Thử tất các các phim xem có bị kẹt hay liệt phím nào không.

So sánh Imei trong máy(bằng lệnh *#06#) và Imei được in trên vỏ máy bằng cách mở nắp sau, tháo pin ra xem những số đó có trùng không.

Kiểm tra độ sắc nét của ốc vít:Mở vỏ mặt trước của máy ra để kiểm tra các ốc vít trên board cả bàn phím. Nếu máy còn "zin", cạnh trong của các con ốc đều rất sắc nét và không có vết xước.

Kiểm tra pin:
Bạn tháo pin ra, đặt trên mặt bàn phẳng xem pin có bị cong hay lồi không. Cả hai trường hợp trên đều chứng tỏ pin sắp hỏng. Bạn có thể sạc pin trong khoảng 10 - 15 phút để kiểm tra tốc độ sạc và nhiệt độ. Pin nóng nhanh hay sạc mà không thấy lên đều là hiện tượng xấu, có thể yêu cầu thay pin khác.

Theo tư vấn của một số người có kinh nghiệm về điện thoại, mặt sau pin có dòng chữ "Made in China" có chất lượng tốt hơn. Các loại pin khác như "Made in Japan" phần lớn là hàng có nguồn gốc không rõ ràng và chất lượng cũng chỉ bình thường.

Kiểm tra nguồn, sóng và loa của máy: Bạn kiểm tra bằng cách gọi điện trong khoảng hơn một phút để xem nghe, nói có rõ, có bị rè hay không. Bạn làm như vậy cũng là để kiểm tra xem máy có bị sụt nguồn đột ngột hay mất sóng giữa chừng không.

Cuối cùng, bạn kiểm tra chế độ rung của điện thoại khi nhận tin nhắn và nhận cuộc gọi. Một số máy có chuông nhưng không rung, không gửi được tin nhắn hoặc khi rung bị tắt nguồn.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng chiếc máy muốn mua, bạn nên đến chỗ người quen biết hoặc đến những cửa hàng có thời gian xuất hiện trên thị trường khá dài và có uy tín để chọn. Bạn cũng nên chọn những chiếc được bảo hành trong thời gian một tháng trở lên. Thời gian này đủ để bạn xác định tương đối về chất lượng của nó.

Với nhiều người chưa "dồi dào" về tài chính, điện thoại "second-hand" được quan niệm là món hàng "ngon mắt" và rẻ. Nhưng thực tế, nó không phải là lựa chọn tốt nhất và cũng chẳng rẻ như nhiều người lầm tưởng.

Điện thoại cũ, lợi bất cập hại


Một thực tế là khách hàng khi mua điện thoại cũ đều có chung tâm trạng băn khoăn về chất lượng của máy. Trong quá trình khảo sát trên phố Đặng Dung, Hà Nội, phóng viên nhận thấy có rất nhiều khách hàng đến bảo hành hoặc đổi, hoặc trả lại hàng dù chỉ mua cách đó một tháng, có khi một tuần, hoặc thậm chí một ngày. Chị Hồng Hạnh, một khách hàng "mới toanh" của phố Đặng Dung cho biết, chị vừa mua điện thoại hôm trước, hôm sau đã phải mang đến đổi. Chiếc Nokia N80i trị giá 1,6 triệu đồng của chị sạc pin cả ngày mà không có tín hiệu vào điện. Mang đi đổi, chủ cửa hàng nhất định không đồng ý với lý do cửa hàng không chịu trách nhiệm về những máy hết hạn bảo hành. Đôi co mãi, chị cũng được thay pin cho máy còn lại, chị Hạnh phải tự bỏ tiền ra sửa trong khi chiếc máy trông còn khá mới.

Một lời khuyên không mới nhưng chưa bao giờ cũ cho những người có nhu cầu là hãy tìm hiểu kỹ các chức năng, đặc biệt là phần Main máy trước khi mua. Nếu vẫn "lực bất tòng tâm", hãy nhờ một người am hiểu về điện thoại xem giúp.

Chú ý khi mua điện thoại cũ


Khi mua máy cũ, bạn nên kiểm tra chức năng nghe gọi của máy xem có chuẩn không, máy có bị rè khi nghe, gọi không.

Kiểm tra sạc pin, nếu có hiện tượng nóng máy và chập thì điện thoại không còn tốt nữa.

Với điện thoại có chức năng chụp hình và nghe nhạc, người dùng cần chú ý nếu máy không còn tốt thì màn hình nhập nhòe và khi chụp ảnh thường báo hiệu lỗi xem trước. Máy như vậy thường có dấu hiệu hỏng cáp (đặc biệt là các dòng máy gập của Samsung, như E700, E745, D500...)

Đối với điện thoại có thẻ nhớ, bạn nên kiểm tra kỹ càng xem máy có nhận thẻ hay không, loa nghe nhạc có tốt không.

Các dòng máy cũ, lâu đời cũng hay có hiện tượng khi đang gọi thì mất tín hiệu và máy báo tít tít.

Bạn cũng nên chú ý tới giá cả, tham khảo giá mới với giá cũ xem có phù hợp hay không.

Không nên chỉ căn cứ vào tem dán trên điện thoại vì hiện nay tem giả khá nhiều.

Ngoài ra cũng nên kiểm tra main máy xem có trùng với vỏ máy không, bằng cách bấm *#06#...

Điện thoại mới giá bình dân là lựa chọn thông minh

Thực tế cho thấy, giá ở các cửa hàng bán điện thoại cũ không hề "mềm" như nhiều người vẫn tưởng. Hơn nữa, sự chênh lệch về mức giá giữa mua vào, bán ra cũng khá lớn. Một chiếc điện thoại Nokia 7610 còn bảo hành 5 tháng, chủ cửa hàng mua vào với giá 2 triệu, nhưng bán ra là 2 triệu 850 nghìn (chênh lệch tới gần một triệu so với giá mua). Thậm chí, có những máy khách hàng mang đi cầm chỉ với giá 500 nghìn, nhưng không có khả năng lấy lại. Với những máy này, chủ cửa hàng vẫn bán cho khách với giá 1 triệu 350 nghìn. Mặc cả thì cũng chỉ được giảm từ 50 đến 100 nghìn. Hầu hết các cửa hàng đều tự thống nhất lãnh địa của mình một khung giá chung và chỉ chịu tránh nhiệm bảo hành máy cho khách từ một đến hai tuần.

Thử làm một phép so sánh, dễ dàng nhận ra mức chênh lệch giữa điện thoại cũ với điện thoại mới chính hãng dao động trong khoảng từ 300 - 500 nghìn (với máy còn bảo hành từ 5 đến 7 tháng). Đối với các máy hết thời gian bảo hành thì mức chênh lệnh giá cũng không vượt quá một triệu đồng. Một chiếc điện thoại Motorola L6 bảo hành 3 tháng được "hét" 1,8 triệu, trong khi máy mới chính hãng là 2 triệu. Motorola L7 hết bảo hành là 2,5 triệu nhưng máy mới cũng chỉ đắt hơn 600 nghìn.

Các hãng điện thoại đã tính đến phân khúc thị trường thấp nên cũng đưa ra rất nhiều lựa chọn cho khách hàng, thực ra mà nói, mua điện thoại giá thấp là biện pháp an toàn cho những khách có nhu cầu nhưng không am hiểu về điện thoại di động.

Trong mọi trường hợp, người bị thiệt nhiều hơn vẫn là khách hàng.

Xuan Trong
Xuan Trong
Trả lời 10 năm trước
Mjnh dag o hn ban can mua thi ll cho mjnh.0984369220