Thời gian bảo hành lâu và ngắn có thực sự quan trọng không? Bảo hành 6 tháng với 12 ấy

Em dang dinh lay em BB 8100.Em nho cac Bac khuyen Em nen mua loai bao hanh 12 thang hay 6 thang.vai ja cua no chenh nhau qua.Thank you.
cance
cance
Trả lời 15 năm trước
[b]Bảo hành hàng hoá - biện pháp quan trọng chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng[/b] Trong nền kinh tế thị trường, cùng với những mặt tích cực cũng nảy sinh những hiện tượng tiêu cực, trong đó có tệ nạn sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là vấn nạn đang xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng (NTD), đồng thời làm mất uy tín, gây thiệt hại cho những nhà sản xuất có hàng bị làm giả và cũng làm "đau đầu" các cơ quan chức năng. Hàng giả, hàng kém chất lượng, nhái nhãn mác... (xin gọi chung là hàng giả) do những gian thương sản xuất, sau đó trà trộn tiêu thụ trên thị trường. Hàng giả có mặt ở hầu hết các mặt hàng, ngành hàng như: thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, lương thực, thực phẩm, máy móc điện tử, hoá mỹ phẩm, bột giặt... (và thậm chí xuất hiện cả những loại tiền giả với mệnh giá cao. Hàng giả thông thường là sử dụng nhãn hiệu giả hoặc nhãn mác kiểu dáng của những cơ sở kinh doanh có uy tín, chất lượng tốt được NTD ưa chuộng, còn ruột sản phẩm thì chất lượng kém, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Ngoài ra, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Ngoài ra, còn có những hàng giả không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng quá thấp so với tiêu chuẩn mà các cơ sở sản xuất đã đăng ký. Trước thực trạng hàng giả phát triển tràn lan, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Sau đó các Bộ: Bộ Tài chính; Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Thương mại cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2000 ngày 27/4/2000 để hướng dẫn thi hành Chỉ thị này, do đó, các Ban chỉ đạo chống sản xuất và buôn bán hàng giả đã được thành lập và đi vào hoạt động. Chỉ tính riêng lực lượng quản lý thị trường trong 3 năm 1999-2001 đã phát hiện và xử lý 9037 vụ hàng giả, trong đó có tới 50% giả về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp. Một số vụ điển hình đã bị xử lý như: vụ Thanh tra Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Cảnh sát kinh tế và một số cơ quan chức năng khác xử lý tiêu huỷ xà phòng giả nhãn OMO (năm 2001); xử lý xe máy giả kiểu dáng của Wave Honda... Một số vụ lớn đã bị khởi tố về hình sự như: 140 tấn urê giả nhãn hiệu Con ó của ả Rập ở tỉnh Ninh Bình; vụ sản xuất phân bón NK 10-25 giả ở Công ty TNHH 19/8 (Kiến An - Hải Phòng). Tuy nhiên, số vụ hàng giả bị phát hiện, xử lý còn hạn chế so với thực tế. Có thể ví đây chỉ là phần nỗi của "tảng băng chìm". Hàng giả lưu thông trên thị trường ngày càng tinh vi hơn, rất khó kiểm soát, nhất là hàng giả được nhập khẩu lậu, nhập tiểu ngạch và cả nhập khẩu chính ngạch từ nước ngoài. Hàng giả được sản xuất tại Việt Nam, đưa qua biên giới sau đó nhập khẩu quay lại nước ta như hàng ngoại... Đã có nhiều giải pháp của các tập thể, cá nhân được đưa ra nhằm ngăn chặn vấn nạn này. Song, hàng giả không những không thuyên giảm mà còn gia tăng! Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XI, trong buổi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã nêu ra 5 nguyên nhân của tình trạng hàng giả gia tăng là: do hàng nhập lậu, nhập tiểu ngạch không kiểm soát được; công tác chống hàng giả trong nước còn yếu kém; sự chồng chéo giữa các cơ quan có chức năng chống hàng giả; các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng trong nước còn bất cập; một bộ phận cán bộ làm công tác kiểm tra chất lượng, chống hàng giả còn yếu kém, tiêu cực. Đồng thời ông Bộ trưởng Bộ Thương mại cũng đưa ra 5 giải pháp: tổ chức lại các cơ quan kiểm tra chất lượng; đào tạo nâng cao trình độ và trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật, vật chất cho lực lượng chống hàng giả; gia nhập WTO để các doanh nghiệp phải thực hiện hàng rào kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường hợp tác quốc tế về hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống buôn lậu và hàng giả. ở nước ta từ trước tới nay mới chỉ chú trọng đến các biện pháp nhằm phát hiện và xử lý những kẻ làm hàng giả như: xử lý hình sự, xử lý hành chính mà chưa chú trọng đến các biện pháp xử lý trách nhiệm của những gian thương trước NTD (như trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm nhận lại hàng và trả lại tiền....) và chưa tạo ra được một cơ chế để NTD thực hiện quyền khiếu kiện một cách thuận tiện và hiệu quả. Chính đây là những kẽ hở lớn tạo ra "mảnh đất màu mỡ" cho tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả tồn tại phát triển. Giữa công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi NTD có quan hệ hữu cơ với nhau. Làm tốt việc chống hàng giả sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ NTD. Nhưng ngược lại, làm tốt công tác bảo vệ NTD sẽ là cách hữu hiệu chống lại hàng giả. Vì vậy, chúng tôi xin nêu 2 giải pháp: Cần có quy định bắt buộc phải bảo hành hàng hoá Khi hàng hoá được sản xuất ra thì phải có phiếu bảo hành ghi rõ: thời hạn bảo hành; trách nhiệm và địa chỉ của cơ sở sản xuất, buôn bán; quyền của NTD; tên, địa chỉ của người bán hàng (mục này để trống để người bán hàng điền vào sau khi bán hàng ra). Đây sẽ là văn bản ràng buộc trách nhiệm của người sản xuất, buôn bán với NTD và là căn cứ pháp lý để NTD được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm hại. NTD có quyền yêu cầu hoặc là nhà sản xuất hoặc là người bán hàng phải bồi thường thiệt hại, sửa chữa, đổi hàng khác mà không phải trả thêm tiền hoặc trả lại hàng và nhận lại tiền. Phiếu bảo hành sẽ là một điều kiện để hàng hoá được lưu thông trên thị trường và là đối tượng thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng. Nếu hàng không có phiếu bảo hành sẽ không được lưu thông, người sản xuất, buôn bán phải bị xử lý nghiêm minh (pháp luật cần có chế tài về trường hợp này). Sớm hình thành mạng lưới các tổ chức bảo vệ NTD đến tận cơ sở, đồng thời xác định rõ hệ thống các cơ quan chuyên trách bảo vệ quyền lợi NTD và chống hàng giả, đảm bảo các cơ quan, tổ chức này đủ "sức" hoạt động. Cùng với biện pháp bảo hành hàng hoá thì đây là biện pháp tạo ra một cơ chế thuận tiện, hiệu quả để NTD bị xâm hại thực hiện quyền khiếu tố của mình khi không tự thương lượng được với những người sản xuất, buôn bán hàng giả. Khi NTD tin tưởng chắc chắn rằng quyền lợi hợp pháp của mình sẽ được bảo vệ bởi các tổ chức, cơ quan chức năng thì nhất định họ sẽ tìm đến "Bao Công" và khi đó những gian thương sẽ bị lộ mặt và không còn "đất" tồn tại. Phạm Văn Thiệu >>> Tùy bạn chọn nhé! [:)] tớ mua cái điện thoại nokia bảo hành 12 tháng mà giờ đến 2 năm nó vẫn trơ ra đấy có lẽ trộm vía số tớ may